XIN LƯU Ý Thông Báo của Chủ nhiệm trang mạng |
---|
Trang toaikhanh.com này do tôi, Cao-Xuân Kiên, một kẻ phàm đang bắt đầu học hỏi về Phật giáo Nam truyền, cư ngụ tại Sydney Australia, lập nên để sưu tầm và lưu trữ các bài giảng pháp thoại của Sư Giác Nguyên (Toại Khanh). Tôi cũng có lập phương tiện trên mạng và yêu cầu nhiều phật tử có hảo tâm nghe và ghi chép lại các bài giảng. Những bản ghi chép nháp này chưa được Sư xem qua và chỉnh sửa nên hoàn toàn không được xem như chính là lời Sư đã giảng. Tôi thỉnh thoảng thấy có đoạn nào hay và có lợi ích cho bản thân tôi thì tôi trích vào phần Suy Ngẫm. Đồng thời tôi cũng gửi lên trang facebook toaikhanh.fb để phổ biến cho nhiều phật tử khác cùng tham khảo. Không may cho chúng tôi là có một vài bài bị lỗi chính tả, dư chữ, thiếu chữ v.v... và một vài cá nhân đã đem ra bêu xấu chể diễu công khai trên facebook. Những lỗi ghi chép ấy tuy có thể không trầm trọng nhưng lại gây tác hại thị phi đến công đức hoằng pháp của Sư. Vì vậy, buộc lòng chúng tôi phải ngưng phổ biến các đoạn trích có lợi ích ấy và ngưng trang facebook toaikhanh.fb. Tôi cũng xin yêu cầu quý vị tránh chia sẻ những bài trên trang này vì có thể bị thiếu sót khi chưa được hiệu đính. Xin đặc biệt lưu ý: Sư Giác Nguyên hoàn toàn không chịu trách nhiệm về trang mạng này. Chỉ riêng tôi, chủ nhiệm trang này là Cao-Xuân Kiên, chịu trách nhiệm cho bất cứ những sai lạc về thông tin bài vở trên trang này. Riêng các vị có hảo tâm hỗ trợ cho trang toaikhanh.com xin tiếp tục công trình ghi chép của chúng ta. Xin chân thành cảm ơn quý phật tử. Cao Xuân Kiên admin@toaikhanh.com |
youtube zoom |
tk ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp ||
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english
| |||||||
![]() | ![]() | |||||||
DuyênMọi sự ở đời phải được hộ trợ từ các điều kiện nó mới có mặt. Cái gì ở đời này nó cũng là cái duyên của vô số những cái nhân khác và bản thân nó lại là nhân cho vô số cái quả khác. Tôi lập lại: Cái gì ở đời nó cũng được tạo ra bởi vô số điều kiện và bản thân nó lại là điều kiện để tạo ra vô số cái khác. Khi hiểu được cái này chúng ta có được những cái rất hay. ![]() Thứ nhất chúng ta sống có trách nhiệm hơn, bởi vì chúng ta thấy rằng một câu nói, một suy nghĩ của mình có thể là điều kiện tạo ra vô vàn những cái tốt, cái xấu khác. Cho nên chúng ta sẽ sống có trách nhiệm hơn. Thứ hai khi hiểu mọi sự là do duyên thì cái lòng của chúng ta mới có khả năng buông bỏ.
Thì trong 24 duyên tôi sẽ kể 4 duyên mà tôi cho là dễ hiểu nhất, không cần giải thích nhiều.
Thứ nhất có trường hợp nhân có trước hậu quả có sau gọi là "tiền sanh duyên". Thứ 2 hậu quả có trước nhân duyên có sau gọi là "hậu sanh duyên". Như vậy thì có trường hợp A giúp cho B bằng cách có mặt trước gọi là tiền sanh duyên. Ví dụ như do có bếp củi nên mới có khói, thì bếp củi là duyên có trước rồi khói là quả có sau, gọi là tiền sanh duyên. Nhưng hậu sinh duyên là sao? Nhân có sau tức là sao? Chiều nay nhà mình có khách nên bây giờ mình phải nấu ăn, do nấu ăn cho nên mới có khói. Như vậy chiều nay có khách, khách là nguyên nhân nhưng hậu quả là nhà mình có khói, nhà mình có nấu ăn.
Một là nó có mặt trước để hộ trợ cho cái sau, nhưng có khi nó có mặt sau để hộ trợ cho cái trước đó. Rồi trường hợp thứ 3 là nhân quả phải có mặt cùng lúc. Thí dụ bác sĩ và bệnh nhân. Không bao giờ có chuyện có bác sĩ mà không có bệnh nhân, chuyện đó không bao giờ có. Hippocrates có nói: khám bệnh là phải có bác sĩ và bệnh nhân, chứ không thể nào có bác sĩ mà không có bệnh nhân, nếu vậy thì đâu gọi là khám bệnh. Khám bệnh là bác sĩ và bệnh nhân cùng có mặt. Trường hợp này gọi là nhân quả cùng có mặt gọi là "câu sinh duyên".
Trường hợp thứ 4 mới ghê, gọi là "vô hữu duyên". Có nghĩa là giúp nhau bằng cách vắng mặt.
Tôi thích mấy cái này lắm. Giúp nhau bằng cách vắng mặt là sao. Các vị hiểu rồi chứ. Chính vì không có A nên B, C, F mới có mặt. Chính vì không có tiền cho nên nó mới có bao nhiêu là cớ sự xảy ra. Thì chính vì không có tiền, sự vắng mặt của đồng tiền, nó là duyên cho vô số chuyện khác xảy ra. Không có ly dị với người cũ, người cũ không vắng mặt thì làm sao có người mới. Không nhổ cái răng cũ thì làm sao gắn cái răng giả, cái răng giả gắn vô chỗ nào? Không vất cái thận cũ thì cái thận mới gắn vô chỗ nào? Không bỏ cái nhà cũ thì nhà mới cất vô chỗ nào? Cho nên đôi khi sự vắng mặt của cái này lại là điều kiện để mà hổ trợ giúp đỡ cho cái kia. Cho nên đạo Phật nói chữ duyên là nói xuất sắc vô cùng. Tổng cộng là 24 duyên, tôi chỉ lựa ra 4 cái mà không cần phải giải thích một cách chuyên môn.
Vắng mặt cũng là một cách giúp nhau nhé. Cho nên có ai đó làm phiền tôi quá, tôi chỉ gởi họ một tin nhắn: "Con lạy bố xin bố giúp con bằng cách là vắng mặt, nói theo từ chuyên môn là vô hữu duyên, là ly khứ duyên." Nói vậy là hiểu rồi. Có một ngày mà ai đó đề nghị mình như vậy là mình hiểu rồi. "Sư à, sư giúp con đi nghe, bằng ly khứ duyên đó sư." Là tôi hiểu rồi. Hoặc là "Cô à, cô giúp tôi đi cô, bằng vô hữu duyên nghe cô." Là cô sẽ hiểu thôi. Nghĩa là em làm ơn biến khỏi cuộc đời tôi. Tôi xoá tên em ra khỏi cuộc đời của tôi, từ đây cuộc đời của tôi sẽ khác hơn, nhớ nghe.
Trích bài giảng ngày 27.05.2019 KTC.6.60 Hatthisariputta
|
![]() | Chuyện Phiếm Thầy Tu |
---|---|
Địa chỉ liên lạc để có sách: ☎ Cô Trần Thị Ngọc-Tuyết: 0934183043
☎ Anh Trần Khắc Tuấn: 0906666378 🛋 Thỉnh sách trực tiếp tại địa chỉ: ✉ Độc giả ở Mỹ thỉnh sách xin liên lạc qua email: ✉ Độc giả ở Úc thỉnh sách xin liên lạc qua email: |
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english