XIN LƯU Ý Thông Báo của Chủ nhiệm trang mạng |
---|
Trang toaikhanh.com này do tôi, Cao-Xuân Kiên, một kẻ phàm đang bắt đầu học hỏi về Phật giáo Nam truyền, cư ngụ tại Sydney Australia, lập nên để sưu tầm và lưu trữ các bài giảng pháp thoại của Sư Giác Nguyên (Toại Khanh). Tôi cũng có lập phương tiện trên mạng và yêu cầu nhiều phật tử có hảo tâm nghe và ghi chép lại các bài giảng. Những bản ghi chép nháp này chưa được Sư xem qua và chỉnh sửa nên hoàn toàn không được xem như chính là lời Sư đã giảng. Tôi thỉnh thoảng thấy có đoạn nào hay và có lợi ích cho bản thân tôi thì tôi trích vào phần Suy Ngẫm. Đồng thời tôi cũng gửi lên trang facebook toaikhanh.fb để phổ biến cho nhiều phật tử khác cùng tham khảo. Không may cho chúng tôi là có một vài bài bị lỗi chính tả, dư chữ, thiếu chữ v.v... và một vài cá nhân đã đem ra bêu xấu chể diễu công khai trên facebook. Những lỗi ghi chép ấy tuy có thể không trầm trọng nhưng lại gây tác hại thị phi đến công đức hoằng pháp của Sư. Vì vậy, buộc lòng chúng tôi phải ngưng phổ biến các đoạn trích có lợi ích ấy và ngưng trang facebook toaikhanh.fb. Tôi cũng xin yêu cầu quý vị tránh chia sẻ những bài trên trang này vì có thể bị thiếu sót khi chưa được hiệu đính. Xin đặc biệt lưu ý: Sư Giác Nguyên hoàn toàn không chịu trách nhiệm về trang mạng này. Chỉ riêng tôi, chủ nhiệm trang này là Cao-Xuân Kiên, chịu trách nhiệm cho bất cứ những sai lạc về thông tin bài vở trên trang này. Riêng các vị có hảo tâm hỗ trợ cho trang toaikhanh.com xin tiếp tục công trình ghi chép của chúng ta. Xin chân thành cảm ơn quý phật tử. Cao Xuân Kiên admin@toaikhanh.com |
youtube zoom |
tk ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp ||
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english
| |||
![]() | ![]() | |||
Đa Văn KTC VII. III. Phẩm Vajjì ( Bạt Kỳ) (IX) (27) Thối Ðọa Đa văn có 2 cái định nghĩa: Một là học nhiều, biết nhiều, hiếu học mà lại có sức chứa. Định nghĩa Hai: Đức Phật Ngài không có định nghĩa Đa văn là nhiều, mà Ngài định nghĩa Đa văn ở đây là hiểu rốt ráo. Nghĩa là học một bài kinh, học một câu kệ mà hiểu tận cùng rốt ráo ý nghĩa của nó. Tận cùng theo sức của mình, hiểu rốt ráo ý nghĩa của bài kinh. Các vị để ý khi tôi giảng kinh, bài kinh nào tôi cũng muốn cho bà con thấy ngoài cái ý cốt lõi của bài kinh đó nó còn có một cái hướng phổ quát. Có nghĩa là bài kinh nào đi nữa thì cũng có thể mở ra cho mình một cái nhìn đủ để mình định vị là bài kinh này nằm chỗ nào trong cái giáo pháp này, và khi mình thực hiện bài kinh này thì mình đang có mặt chỗ nào ở trong hàng ngũ đệ tử Phật. Phải có tính phổ quát chứ không phải học bài kinh đó chỉ co cụm. Thí dụ bữa hổm mình học về 7 hạng thánh, thì trong đó Ngài chỉ kể 7 hạng thánh thôi. Nhưng mà mình không chỉ hiểu đơn giản từng hạng trong 7 hạng thánh đó là cái gì mà mình phải hiểu sâu hơn nữa. Đó là Ngài kể 4 hạng thánh nhưng mà Ngài muốn mình phải nhớ là vì đâu mà mỗi người đắc đạo theo một kiểu khác nhau trong 7 kiểu này. Cái nhận thức của mình, cái kiểu sống của mình, cái thái độ, tinh thần hành trì của mình nó sẽ dẫn đến cái chuyện mai này mình đắc đạo cái kiểu nào. Trong trường hợp đó hiểu như vậy được gọi là Đa văn, hiểu sâu và hiểu rộng một vấn đề giáo lý dầu chỉ là một bài kinh hay là một câu kệ 4 dòng. Tôi định nghĩa lại. Đa văn có 2 nghĩa. Một là biết quá trời nhiều, nhớ quá trời nhiều thì cái đó được gọi là Đa văn. Cái đó tốt hay xấu quí vị tự biết chứ tôi đâu có nói dùm được. Nhưng mà cái Đa văn thứ hai là Ngài dạy rằng biết rốt ráo một bài kệ, một câu kinh thì cái đó được gọi là Đa văn. Cái biết mà đủ để mình hành đạo và chứng đạo thì cái biết đó được gọi là Đa văn. Thì tùy bà con nha. Có cái khác nhau giữa người này và người kia trong chuyện học đạo là vầy. Có người lớp nào cũng theo học hết, lớp ở ngoài, lớp trên mạng, học 20 năm mà không có hệ thống hóa những cái vấn đề giáo lý mình đã học, không có biết tạo một cái sợi chỉ xuyên suốt để tìm ra cái sự nhất quán, cái nào cũng chớp chớp. Nói chung là học cái kiểu mà lượm ve chai, lượm đồng nát, lượm phế liệu. Tức là cái nào cũng lượm, thấy cái nào recycle được là lượm: Bao nylon, đồ nhôm, đồ giấy, đồ plastic, đồ nhựa, đồ sắt, đồ đồng, cái nào cũng đem gom về hết. Trong khi đó cũng có những người họ cũng đi tiệm đồ cũ, cũng đi chợ trời, cũng đi mua phế liệu nhưng mà họ biết mình lấy cái nào, nay mua món này, mai mua món kia, mua để ráp thành chiếc xe đạp, mua để ráp thành cái quạt máy, mua để ráp thành một cái gì đó để xài được trong nhà. Còn cái hạng kia là đi gom một đống về để mà cân ký. Thì quí vị thấy 2 cái đó nó khác nhau nhiều lắm, đúng không? Cũng là kiểu gom góp phế liệu nhưng có một anh ảnh gom về để ảnh có cái quạt máy, ảnh gom về để ảnh có cái máy may, có được cái máy cassette, cái máy hát đĩa 5 vòng 3 vòng. Còn có anh là coi như chỉ lượm ba cái đồ cũng ba cái đồ đồng nát, ba cái linh kiện phụ tùng đem về để cân ký bán thôi. ![]() Thì giáo pháp cũng có 2 kiểu học. Kiểu của người lượm ve chai là chất cho một đống rồi đem cần ký, lượm toàn bạc cắc không hà. Còn cái anh kia ảnh học ít nhưng mà ảnh học cái nào ra cái đó. Ảnh học sơ sơ là ảnh về ảnh có một cái nền tảng đủ để ảnh tu thiền. Đọc sơ sơ xong là ảnh có một cái khái niệm: Giáo lý dạy cái gì, giáo lý A tỳ đàm dạy cái gì, Tạng kinh nói cái gì, Tạng luật nói cái gì, giáo lý duyên khởi nói cái gì, giáo lý duyên hệ dạy cái gì, v.v... Họ phải học như vậy đó. Lượm sơ sơ về mà có cái quạt máy, lượm sơ sơ về có được cái máy hát đĩa đời 1940, đã không? Nghe chán đem bán lấy tiền. Còn cái anh mà chỉ lo lượm ve chai về chất đống thì coi như thua. Nãy giờ tôi đang giảng rộng chữ Đa văn, thì tùy bà con muốn lựa cái nào thì lựa. Muốn lượm về cân ký cũng được, hay muốn lượm về để ráp đồ xài cũng được.
Trích bài giảng KTC.7.27 Bất Thối
|
![]() | Họ Đã Nghĩ Như Thế |
---|---|
Địa chỉ liên lạc để có sách: ☎ Cô Trần Thị Ngọc-Tuyết: 0934183043
☎ Anh Trần Khắc Tuấn: 0906666378 🛋 Thỉnh sách trực tiếp tại địa chỉ: ✉ Độc giả ở Mỹ thỉnh sách xin liên lạc qua email: ✉ Độc giả ở Úc thỉnh sách xin liên lạc qua email: |
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english