XIN LƯU Ý Thông Báo của Chủ nhiệm trang mạng |
---|
Trang toaikhanh.com này do tôi, Cao-Xuân Kiên, một kẻ phàm đang bắt đầu học hỏi về Phật giáo Nam truyền, cư ngụ tại Sydney Australia, lập nên để sưu tầm và lưu trữ các bài giảng pháp thoại của Sư Giác Nguyên (Toại Khanh). Tôi cũng có lập phương tiện trên mạng và yêu cầu nhiều phật tử có hảo tâm nghe và ghi chép lại các bài giảng. Những bản ghi chép nháp này chưa được Sư xem qua và chỉnh sửa nên hoàn toàn không được xem như chính là lời Sư đã giảng. Tôi thỉnh thoảng thấy có đoạn nào hay và có lợi ích cho bản thân tôi thì tôi trích vào phần Suy Ngẫm. Đồng thời tôi cũng gửi lên trang facebook toaikhanh.fb để phổ biến cho nhiều phật tử khác cùng tham khảo. Không may cho chúng tôi là có một vài bài bị lỗi chính tả, dư chữ, thiếu chữ v.v... và một vài cá nhân đã đem ra bêu xấu chể diễu công khai trên facebook. Những lỗi ghi chép ấy tuy có thể không trầm trọng nhưng lại gây tác hại thị phi đến công đức hoằng pháp của Sư. Vì vậy, buộc lòng chúng tôi phải ngưng phổ biến các đoạn trích có lợi ích ấy và ngưng trang facebook toaikhanh.fb. Tôi cũng xin yêu cầu quý vị tránh chia sẻ những bài trên trang này vì có thể bị thiếu sót khi chưa được hiệu đính. Xin đặc biệt lưu ý: Sư Giác Nguyên hoàn toàn không chịu trách nhiệm về trang mạng này. Chỉ riêng tôi, chủ nhiệm trang này là Cao-Xuân Kiên, chịu trách nhiệm cho bất cứ những sai lạc về thông tin bài vở trên trang này. Riêng các vị có hảo tâm hỗ trợ cho trang toaikhanh.com xin tiếp tục công trình ghi chép của chúng ta. Xin chân thành cảm ơn quý phật tử. Cao Xuân Kiên admin@toaikhanh.com |
youtube zoom |
tk ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp ||
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english
| |||
![]() | ![]() | |||
Kiến KTC (VI) (112) Thỏa Mãn Thỏa mãn kiến là cái gì? Assāda là vị ngọt, Assādadiṭṭhi gọi là cam vị, "cam vị kiến". Nhưng ở đây Assādadiṭṭhi khỏi dịch cho nó mệt, mình để là thường kiến. Assādadiṭṭhi là thường kiến. Attānudiṭṭhi là thân kiến. Micchādiṭṭhi là tà kiến. Ở đây là ám chỉ chung cho 62 tà kiến trong Kinh Phạm võng Trường bộ. Còn cái bản Tiếng Việt thì mệt lắm, tiếng Việt là "thỏa mãn kiến", rồi "tùy ngã kiến". Bây giờ mình mới giải thích như vầy: Thường kiến là sao? Thường kiến gồm có 3:
Thì 3 cái đó cộng lại được gọi là thường kiến. Còn thân kiến là cái gì? Thân kiến là thấy rằng thân tâm này là của mình, mình chính là cái thân tâm này, buồn vui này là của mình, mình đang có buồn vui, kinh nghiệm kiến thức này là của mình, mình có rất là nhiều kinh nghiệm kiến thức, những cảm xúc này là của mình, tâm trạng này là của mình, những thiện ác này là của mình. Viết xuống dùm 3 cái này:
![]() Ba cái này: tammaya, ahamkara, mamankara, gọi là thân kiến. Tà kiến là gì? Trong Kinh Phạm võng, Phật dạy điều kiện cho 62 tà kiến nằm trong 2 điều:
Mà chúng ta cũng có thấy rồi. Có nghĩa là có biết bao nhiêu người họ cũng là bác sĩ nhưng mà họ có những ngộ nhận cực kỳ nghiêm trọng về chính trị, về văn hóa, về tôn giáo. Chớ đừng có nói với tôi là chỉ có mấy thằng dốt, mấy thằng thất học nó mới nghĩ bậy, chớ mấy thằng cha trí thức làm gì có. Không, trí thức nó có kiểu ngộ nhận kiểu của trí thức. Có biết bao nhiêu người, bây giờ nói trước 75 đi, có biết bao nhiêu trí thức Việt nam đứng về phía lý tưởng cộng sản miền Bắc, có biết bao nhiêu trí thức lại đứng về tinh thần quốc gia của miền Nam. Cả hai bên, bên nào cũng trí thức trùng trùng. Thí dụ như là Ôn Thiện Châu ở bên Pháp, lúc đó Ôn du học, Ôn cũng là cộng sản nằm vùng, thí dụ như vậy. Rồi giáo sư Hoàng Xuân Hãn, rồi ông giáo sư Trần Văn Khê, trí thức như vậy, họ vẫn có cảm tình với miền Bắc. Trong Nam mình thấy như giáo sư Trần Ngọc Ninh, rồi ông Lê Tôn Nghiêm, rồi ông Kim Định, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, toàn là trí thức của miền Nam. Rồi biết bao nhiêu trí thức di cư như là cái nhóm Sáng tạo, như là mấy cái ông nhà văn như Mai Thảo, Tạ Tỵ, mấy cái tay đó từ miền ngoài vào. Cho nên là trình độ nào thì họ cũng có kiểu ngộ nhận của cái trình độ đó. Đây tôi không nói ai đúng ai sai, mà tôi nói phe nào cũng có trí thức đứng chung hết trơn. Cho nên Tàu có một câu thế này: "Khổng tử còn có người chống, Đạo Chích còn có người theo". Cái chữ Đạo Chích nhiều người tưởng lầm, họ hiểu đạo chích là ăn cắp nhưng hỏng phải. Thật ra là Đạo Chích là tên của một tay đại tướng cướp giống như Từ hải vậy đó. Thời xưa, thời Khổng tử, người ta kêu là Đạo Chích; rồi sau này họ mới lấy cái chữ đó họ gọi chung cho cái phường trộm đạo. Cũng giống như cái chữ "sở khanh", thật ra người họ Sở tên Khanh, giống như cái tên Toại Khanh vậy thôi. Nó hỏng tốt hỏng xấu gì hết, nhưng mà nó xui là ở trong Truyện Kiều, cái chuyện mà Sở Khanh làm chuyện đó nó kỳ quá đi. Cho nên từ đó về sau người ta mới lấy cái tên Sở Khanh đó người ta gọi cho những người mà có sở hành, hành trạng giống như là Sở Khanh, rồi họ mới gọi những người đó bằng cái tên là Sở Khanh. Sở khanh là cái người lừa tình lừa tiền, được việc xong là quất ngựa truy phong, thí dụ như vậy. Nhưng thật ra cái đó là gọi theo điển thôi. Cho nên ở đây mình thấy người ta nói: "Khổng tử còn có người chống, Đạo chích còn có người theo" là vậy đó. Thì ở đây mình thấy là cái tà kiến nó gồm có 3 trường hợp đó. Nhiều cách kể lắm. Kể 2: là thường kiến và đoạn kiến. Còn cái thứ 3 là tà kiến thì có 2. Một là do mình tưởng tượng suông, lý luận suông. Và thứ hai, tà kiến nó đến từ cái gì? Từ kết quả tu chứng nửa vời, chưa đúng mức. Nhưng cái này phải kể riêng; không được kể chung.
Trích bài giảng KTC.6.105 Hữu Bhava Kinh Phạm Võng
|
![]() | Kinh Nghiệm Tuệ Quán (Tập II) |
---|---|
Địa chỉ liên lạc để có sách: ☎ Cô Trần Thị Ngọc-Tuyết: 0934183043
☎ Anh Trần Khắc Tuấn: 0906666378 🛋 Thỉnh sách trực tiếp tại địa chỉ: ✉ Độc giả ở Mỹ thỉnh sách xin liên lạc qua email: ✉ Độc giả ở Úc thỉnh sách xin liên lạc qua email: |
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english