XIN LƯU Ý Thông Báo của Chủ nhiệm trang mạng |
---|
Trang toaikhanh.com này do tôi, Cao-Xuân Kiên, một kẻ phàm đang bắt đầu học hỏi về Phật giáo Nam truyền, cư ngụ tại Sydney Australia, lập nên để sưu tầm và lưu trữ các bài giảng pháp thoại của Sư Giác Nguyên (Toại Khanh). Tôi cũng có lập phương tiện trên mạng và yêu cầu nhiều phật tử có hảo tâm nghe và ghi chép lại các bài giảng. Những bản ghi chép nháp này chưa được Sư xem qua và chỉnh sửa nên hoàn toàn không được xem như chính là lời Sư đã giảng. Tôi thỉnh thoảng thấy có đoạn nào hay và có lợi ích cho bản thân tôi thì tôi trích vào phần Suy Ngẫm. Đồng thời tôi cũng gửi lên trang facebook toaikhanh.fb để phổ biến cho nhiều phật tử khác cùng tham khảo. Không may cho chúng tôi là có một vài bài bị lỗi chính tả, dư chữ, thiếu chữ v.v... và một vài cá nhân đã đem ra bêu xấu chể diễu công khai trên facebook. Những lỗi ghi chép ấy tuy có thể không trầm trọng nhưng lại gây tác hại thị phi đến công đức hoằng pháp của Sư. Vì vậy, buộc lòng chúng tôi phải ngưng phổ biến các đoạn trích có lợi ích ấy và ngưng trang facebook toaikhanh.fb. Tôi cũng xin yêu cầu quý vị tránh chia sẻ những bài trên trang này vì có thể bị thiếu sót khi chưa được hiệu đính. Xin đặc biệt lưu ý: Sư Giác Nguyên hoàn toàn không chịu trách nhiệm về trang mạng này. Chỉ riêng tôi, chủ nhiệm trang này là Cao-Xuân Kiên, chịu trách nhiệm cho bất cứ những sai lạc về thông tin bài vở trên trang này. Riêng các vị có hảo tâm hỗ trợ cho trang toaikhanh.com xin tiếp tục công trình ghi chép của chúng ta. Xin chân thành cảm ơn quý phật tử. Cao Xuân Kiên admin@toaikhanh.com |
youtube zoom |
tk ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp ||
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english
| |||
![]() | ![]() | |||
Thiền Mông CổĐừng có nói với tôi là anh cạo đầu, anh mặc áo tu, ở chùa là anh tu. Cái quan trọng là mấy tiếng đồng hồ anh ở chùa cái đầu anh nó sống nhiều với cái gì. Và cũng đừng có mặc cảm là "tôi ở ngoài đời, tôi có chồng có vợ, có con có cái, tôi đi làm nên tôi tu không được." Sai. Là bởi vì mình sống trong nhà, làm việc trong công sở, cái đầu mình nó nghĩ cái gì. Cái này rất quan trọng. Có người nói với tôi "Con cũng muốn tu thiền mà con không có thời gian". Qúy vị nghe qua câu này chưa, chứ tôi có nghe nhiều lắm. Tôi nghe như vậy, tôi mới nói "Cô ơi, vậy cô hiểu thiền là cái gì?" - "Dạ thiền là xếp bằng". Vậy là chết rồi! Thiền Ấn Độ nó thiền ở cái đầu, có nghĩa là làm cái gì biết cái nấy. Thấy tầm bậy biết mình đang tầm bậy, thấy nó đang vui thì biết nó đang vui, mà biết nó đang vui chuyện bậy hay vui chuyện lành. Còn cái cô này nói là thiền "Mông Cổ". Tức là giữ cái "mông" cho vững, giữ cái "cổ" cho thẳng - vậy thôi. Tôi nghe nhiều người họ tiết lộ động trời "Sư ơi, con thích đi tu với đám đông lắm". Tôi tưởng bả nói là nhờ đám đông sẽ hỗ trợ nhau nhưng tôi vẫn hỏi "Kỳ vậy cô? Thiền ngồi một mình sướng hơn chứ cô?" "Không, ngồi thiền đám đông nó tinh tấn. Vì mình hỏng dám nhúc nhíc, sợ người ta nói." Thì ra bả khoái ngồi với đám đông vì bả sợ quê bả không dám nhúc nhíc, vì khi nhúc nhíc người ta nói bả không có định. Cho nên nó khổ le lưỡi luôn mà cứ ráng gồng, thiền xong rồi mình mẩy ướt nhẹp mồ hôi không. Có nhiều người họ lạ lắm, học chỉ nhờ đám đông để diễn cho tốt. Nhưng mà thôi kệ. Nhờ đám đông giúp cho mình quê quê cũng được, nhưng quý vị nên nhớ cái thiền đó nó chưa ra khỏi "Mông Cổ", chưa qua đến Ấn Độ. Thiền Ấn Độ thứ thiệt là ở cái đầu đây nè. Làm cái gì biết cái nấy. Biết mình đang vui, biết mình đang buồn và luôn luôn biết rõ những thiện, ác, buồn, vui này là vô ngã, vô thường.
Cho nên phải có khả năng sống một mình là vì sao? Khả năng sống một mình là khả năng làm chủ được xúc thực. Là mình có thể an lạc mà không cần kiếm quá nhiều cái để nhìn, không cần kiếm quá nhiều cái để nghe. Tôi có chuyện này tôi nói ra ai sửa được thì sửa nhưng đừng có giận tôi. Tôi biết có nhiều người bị một cái bệnh tôi ghét vô cùng đó là về đến nhà không mở tivi không chịu nổi; vì họ sợ sự cô quạnh. Mà quý vị biết rồi, trong kinh Đức Phật dạy "tiếng động là kẻ thù của trí tuệ." Qúy vị biết không? Vì họ để nó yên họ không chịu được. Cứ về đến nơi là hài kịch, quảng cáo, dự báo thời tiết, hay là xì trum, hoạt hình, cái gì cũng được hết miễn là nó có tiếng loi nhoi loi nhoi, mà có người họ phải mở lớn họ mới thấy sướng. Cho nên bất hạnh thay cho kẻ nào ở chung, bị tra tấn cái lỗ tai. Cái đó là không được. Người làm chủ được sáu căn là thế nào? Là người mà họ có thể làm chủ được căn thứ sáu. Họ sống với đời sống tâm linh mà không cần những tác động từ bên ngoài. Chẳng hạn có những người nói với tôi "Con lỡ xài nước hoa, dầu thơm, dầu gội, sữa tắm thơm giờ bắt giữ Bát Quan hơi khó, Sư có cái cách nào Sư nói cho con bớt thích không?" Trả lời: Thứ nhất, khi mình chọn một mùi nào đó tức là mình hạn chế số người cảm tình với mình, bởi vì họ không thích cái mùi của mình. Khi anh chọn một cái mùi nào đó là anh đã loại bỏ rất nhiều nưgời. Thứ hai, cô tắm không kỹ thì cái xà bông nó mới còn thơm, cô tắm kỹ là nó trôi hết. Vậy cô nghĩ mình nên tắm kỹ hay không kỹ? Vì nếu tắm kỹ nó bay hết. Điều này hơi chuyên môn: Tất cả mùi thơm nhân tạo đều độc hết, dù là các nhãn hiệu nổi tiếng nào, dù có thơm bằng trời, tất cả đều độc. Cũng như tôi đi đâu thấy đốt nhang là tôi khó chịu rồi. Thứ nhất tôi thấy trong bầu không khí tôi thở có tro bay. Thứ hai khói nhang độc không tả được. Nó rất phản khoa học...
Trích bài giảng Thế Giới Qua Tứ Thục
|
![]() | Thơ Rụng Hiên Chùa |
---|---|
Địa chỉ liên lạc để có sách: ☎ Cô Trần Thị Ngọc-Tuyết: 0934183043
☎ Anh Trần Khắc Tuấn: 0906666378 🛋 Thỉnh sách trực tiếp tại địa chỉ: ✉ Độc giả ở Mỹ thỉnh sách xin liên lạc qua email: ✉ Độc giả ở Úc thỉnh sách xin liên lạc qua email: |
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english