<blockquote>Kalama tri ân bạn ghi chép.</blockquote>
toaikhanh.com
Sửa bài / Editing: Giáo lý căn bản - 40
Giáo lý căn bản - 40 [05/11/2024 - 07:36 - anhlibrary] Thưa đại chúng, theo đề nghị của một vài, một vài người, thì chúng tôi quay lại với loạt chủ đề đã nói trong mấy bài giảng trước, quay lại bằng cách là tổng hợp lại, thì sáng hôm nay chúng ta nói chuyện với nhau về cái gọi là mối quan hệ của... tuần này nè mình học về mối quan hệ của phiền não ở trong cái đời sống của chúng ta. Rồi tuần sau là mình học về mối quan hệ giữa các tâm lành hay là tâm thiện trong đời sống của chúng ta. Vì cái đề tài nó rộng mà nó sâu cho nên là mình phải chia hai như vậy. Chứ còn nếu mà được, chẳng hạn như trong mấy lớp intensive, chúng ta tập trung trong một ngày thì nó dễ kết nối hơn. Còn bây giờ là một tuần mình chỉ có một ngày thôi, cho nên là mình phải tách đôi nó ra, tuy nó hơi loãng nhưng phải chịu thôi, chúng ta không còn có lựa chọn khác. Thì sáng nay chúng ta học về mối quan hệ giữa phiền não trong đời sống của chúng sinh. Chữ đời sống ở đây nó gồm có hai, đó là trong cái chuyện mà làm ác và hành thiện. Các vị nghe có kỳ không? Rất là kỳ phải không? Phiền não trong đời sống của chúng sinh, mà đời sống ở đây nó gồm có cái chuyện hành thiện và làm ác, nó đều chịu ảnh hưởng nhất định từ cái phiền não của mình. Thì trước hết mình định nghĩa phiền não là cái gì? Mình phải quay lại từ đầu thôi. Thì chúng ta biết rằng là mỗi chúng sinh nó gồm có phần hồn, phần xác, đó là Danh và Sắc, thì trên cái phần Danh nó gồm có cái thiện và cái ác. Nói tổng quát đi, nói tổng quát thiện và ác. Nghe cho kỹ chỗ này, chỗ này quan trọng nè, cho đến bao giờ mà chúng ta không có hiểu được 4 Đế, cho đến bao giờ mà chúng ta không có hiểu được 4 Đế. Không hiểu được rằng mọi hiện hữu là khổ, không hiểu rằng mọi thứ, những gì mà mình thích và ghét nó đều nằm trong khổ, dầu là thiện, ác, buồn, vui, cũng đều là khổ. - Khổ bản chất - Khổ cảm giác. Khi không hiểu như vậy đó, thì chúng ta có hai cái hướng tâm lý khi mà trực diện với Trần Cảnh. Trần Cảnh tức là những gì thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, thì chúng ta có hai hướng, vì không hiểu được 4 Đế hoặc nếu có hiểu mà hiểu kiểu mà sách vỡ từ chương, hiểu con vẹt, con sáo, con nhồng, hiểu kiểu đó đó, hiểu như chúng ta vậy đó, thì chúng ta bắt buộc phải rơi vào hai cái là phản ứng tâm lý sau đây, hai cái trường hợp phản ứng: - Một, mà là bằng tâm lành hay là bằng tâm xấu. Đương nhiên là 99,9% là chọn tâm xấu rồi. Chúng ta có một cái chương ở trong Tương Ưng, chương cuối cùng của bộ Tương Ưng Kinh thì Đức Phật dạy rất rõ, sau cái bài giảng này thì bà con vào trong đó bà con đọc dùm, cái chương đó rất là đặc biệt. Đặc biệt đến mức mà chúng tôi rất là muốn đưa vào ở trong cái bộ Nhật Tụng Kālāma để bà con có thể trì tụng mỗi ngày. Nội dung nó như thế này, là Đức Phật Ngài dạy rằng đó là giống như một ít đất trong cái móng tay, một ít đất trong cái móng tay so với đại địa mênh mông này, đại địa tức là quả địa cầu mênh mông này nè, một ít đất mà trên móng tay mà so với đại địa, thì cái khuynh hướng mà người hành thiện, ít lắm. Khuynh hướng tâm lý mà người hành thiện nó ít lắm, mà khuynh hướng làm ác thì nó nhiều. Thì trong room này là có nhiều người nghe chỗ này họ nhảy dựng lên, họ nói không, bây giờ chúng ta đang sống trong thời đại văn minh, chúng ta có điều kiện để mà chia sẻ, kêu gọi, phát động, khích lệ lẫn nhau làm lành, thì tại sao mà lại nói rằng thiện nó khó? Xin thưa với đại chúng thế này. Bà con tự hỏi lòng mình đi. Tự hỏi lòng mình đi. Trong một ngày như vậy bà con có được bao nhiêu phần trăm thời gian là sống với tâm lành? Tâm lành tức là trí tuệ, từ bi, kham nhẫn, thiền định, chánh niệm, phải không? Được bao nhiêu phần trăm? Mình biết đạo đó. Rồi cái thứ hai nữa đó là dân số trên thế giới đó là bao nhiêu? Bữa nay là nó cũng non 8 tỷ rồi, phải không? Mà mình coi các loài là động vật trên hành tinh này nó là bao nhiêu? Chưa kể loài khuất mày, khuất mặt, loài mà mình không thấy bằng mắt thường đó, không kể, phải không? Không kể những loài mà mình phải quan sát bằng kính hiển vi đó, chưa kể. Mình chỉ kể loài mà mình nhìn bằng mắt thường, không cần thần thông, không cần sự hỗ trợ của các công cụ khoa học tối tân, nha, lấy con mắt thịt của mình nhìn, thì mình thấy các loài động vật trên hành tinh này, động vật lớn, bé, từ các loài nhuyễn thể, vi sinh, các loài thủy sinh, phải không? Vi sinh, thủy sinh, nhuyễn thể lên cho tới các loài bò bay, máy cựa đó, đông biết là bao nhiêu. Chỉ riêng cái phần mấy con kiến thôi, ong, kiến, mối, ruồi, thì mình thấy nó biết là bao nhiêu? Ong, kiến, mối, ruồi, biết là bao nhiêu. Tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần, cái xứ nhệt đới, xứ nóng, các vị là chất dùm tôi một đống lá hay là một đống củi, rồi xong các vị giở lên các vị coi cái gì ở dưới, phải không? Giở lên. Giở lên đống lá mục, đống lá mục hay là đống củi mục, mình giở lên mình coi gì ở dưới, hoặc là bây giờ mình coi trong giường mình chỗ nào nó hơi dơ dơ, ẩm ẩm đó, mình thọt cái vá xuống mình vít lên coi cái gì dưới, phải không? Coi cái gì ở dưới, rồi mình nhìn xuống mấy ống cống, mấy cái hố xí đó, mình coi cái gì ở dưới. Thì mình mới thấy 7, 8 tỷ nhân loại không là gì hết. Đó là chuyện thứ nhất. Chuyện thứ hai. Trong cái số mà 7, 8 tỷ đó đó, kẻ mà có lòng lành được bao nhiêu phần trăm? Rồi có lòng lành mà đưa nó vào ở trong cái thân nghiệp và khẩu nghiệp được bao nhiêu phần trăm? Có người thì cũng tốt bụng lắm, nhưng mà phải nói, là đem cái tốt bụng đó để mà biến thành cái gì đó cụ thể, đem lại những hi hiến nhất định cho thiên hạ đó, thì hơi hiếm, rất hiếm, nha. Hiếm lắm luôn. Tốt bụng có nghĩa là họ cũng dễ thương vậy đó, chứ còn kêu mà làm gì cho người khác thì hiếm. Chúng tôi bên Thụy Sĩ chúng tôi có thấy cái đó. Hàng xóm chúng tôi toàn là người tốt không. Nhưng mà tốt là sao? Như có cái dịp gì đó, vậy đó họ cũng giúp mình, thí dụ như họ thấy mình đi đâu xa về mà đồ đạc nặng nề, mình ở dưới núi mà, trên núi nhưng mình ở dưới triền, thì họ thấy mình ì ạch họ cũng hỏi có cần họ giúp gì không? Đó, chút vậy thôi. Hoặc là khi mà họ xúc tuyết trước nhà đó, thì họ đi ngang xúc từ ở trong nhà họ đi ra tới ngoài lộ, thì họ đi ngang chỗ mình họ có thò vô trước sân mình họ móc cho vài cái đặng cho mình có lối đi. Cái đó thì có chút vậy thôi. Đó là tốt á nha. Tốt dữ lắm á, tốt lắm. Và đồ đạc mà mình bỏ quên ngoài sân là không ai lấy nha, không ai lấy hết, để nó mục hư tự hủy thôi chứ không ai lấy hết. Mà dân Thụy Sĩ giống như dân Bắc Cưu Lưu Châu vậy đó. Giống lắm luôn. Nhưng mà nó giống đến cái mức mà nó giống hơi over, có nghĩa là họ giúp được thì giúp, còn không họ không có đụng chạm gì tới mình hết. Cho nên nhiều khi họ gần giống như máu lạnh vậy đó. Nhưng máu lạnh không phải là ác, mà lạnh đây nghĩa là gần như là vô cảm, là không giúp được thì thôi chứ họ không có làm phiền mình, kiểu như là mình không lên tiếng họ để nguyên mọi sự cho nó diễn ra theo tự nhiên vậy đó. Nãy giờ tôi đang nói người lành, cái cơ hội mà sống thiện ở người người lành nó đã hiếm rồi, nói gì là cái người mà bất thiện. Cho nên khuynh hướng chúng sanh nó có hai, khuynh hướng đây nghĩa là phản ứng, phản ứng tâm lý trước Trần Cảnh, toàn bộ cái phản ứng thiện hay là phản ứng bất thiện, nó đều dựa trên nền tảng của người không hiểu 4 Đế. Khi không hiểu 4 Đế thì sao ta? Họ bị hút vào cái vòng xoáy của Nhân Quả. Hút vào vòng xoáy của Nhân Quả là sao? Quả trước đi, phải không? Cứ thấy cái gì đắng, cái gì cay, cái gì khổ, là bắt đầu có phản ứng, bất mãn, xô đẩy, trốn chạy, tống khứ, từ chối, đó. Còn phản ứng đối với cái Nhân là sao? Thường trực sống trong cái thương thích hay là bất mãn, thường trực sống trong Tham và Sân, thường trực như vậy, thường trực như vậy. Và chúng tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần, tâm của chúng ta có 4 tốc độ, có 4 thứ tốc độ, tức là: - Từ ác mà chuyển qua ác, từ bất thiện này chuyển qua bất thiện kia. Đó là một tốc độ, phải không? - Tốc độ hai đó là từ ác mà chuyển qua thiện, phải không? Thì mình thấy hai cái này của mình cái nào nhanh? Từ cái bất thiện này nó chuyển qua cái bất thiện kia đó. Cái này là thường xuyên và coi như cực nhanh, dễ dàng, nhanh, dễ, và thường xuyên, phải không? Từ cái bất thiện này chuyển qua bất thiện kia nhanh, dễ, và thường xuyên. Rồi trường hợp thứ hai là từ bất thiện mà chuyển qua thiện, hiếm vô cùng, phải không? Tức là từ mà, đang tâm phiền não chuyển qua tâm thiện, tốc độ đó nó phải cần một khoảng thời gian cũng hơi lâu lâu, phải không? Mình giận ai mình bèn Niệm Phật. Giận ai cái mình bèn Quán Từ Tâm, cái này lâu à, lâu lắm luôn nó mới thành, phải không? Cho nên trường hợp một là từ ác chuyển qua ác rất mau. Ác này qua ác kia rất mau. Nhưng mà từ ác mà qua thiện thì rất lâu và rất khó, và rất hiếm, đấy. - Cái tốc độ ba đó là Từ thiện này qua cái thiện kia. Nghe tưởng dễ nhưng rất khó. Có nghĩa là khi mình có lòng lành, thì từ lành A qua lành B nó thường bị gián đoạn, thường bị gián đoạn, rất hiếm và rất hiếm bao giờ mà chúng ta có thể giữ được cái tâm lành trong suốt 15 phút, nửa tiếng, nói gì là một tiếng trở lên, nói gì là một tiếng trở lên, nha. Tức là liên tục giữ lòng lành trong vòng 15 phút cho đến nửa tiếng là rất hiếm, rất khó, rất khó, nha. Nhớ cái đó. Rất hiếm và rất khó. Tức là tâm lành, hết tâm lành này chuyển qua tâm lành kia, không bị xen kẻ với bất thiện. - Rồi trường hợp thứ tư đó là từ cái tâm thiện mà chuyển qua tâm bất thiện. Thì cái này lại là rất là mau. Đang có tâm lành nhưng mà muốn chuyển qua tâm Tham, tâm Sân, rất là dễ, rất là dễ. Cho nên mình thấy chốt lại có 4 thứ tốc độ: - Một là từ tâm xấu qua tâm xấu. - Từ tâm xấu qua tâm thiện. - Từ tâm thiện qua tâm thiện. - Từ tâm thiện qua tâm xấu. Đó là nói vắn tắt, nói vắn tắt đó nha. Còn mà nói chi tiết đó, thì từ thiện nào qua thiện nào đó là chuyện khác. Từ cái ác nào qua ác nào nó là chuyện khác. Bây giờ mình nói Tâm Thiện trước đi. Từ cái Thiện Dục Giới mà chuyển qua cái Thiện Thiền, Thiện Đáo Đại rất khó, nói gì là Thiện Siêu Thế, phải không? Từ cái tâm Thiện Dục Giới, thiện của người hưởng Dục, người đam mê vật chất mà chuyển qua cái chuyện đắc Thiền, đắc Thông rất khó, rất khó, rất hiếm. Nói gì là chuyện đắc đạo. Cho nên mình nói tổng quát là mình nói có 4, nhưng mà thật ra trong đó nó có những cái chi tiết ghê gớm trong đó. Có những cái chi tiết mà rất là sâu sắc trong đó, nhớ. Thì bây giờ tôi đi vòng vòng vòng, giờ tôi chốt lại phiền não là cái gì? Phiền não là cái phản ứng tâm lý của cái người mà chưa có thấu đáo được 4 Đế. Bây giờ theo lời đề nghị của một số vị, chúng ta phải quay lại cái gọi là 14 cái Tâm Sở Bất Thiện. Thì chúng ta biết rồi. Trong mỗi chúng sinh, đúng là tôi hay nói chung chung, trường hợp này bắt buộc phải nói chung chung, vì bà con không có chuyên. Chứ theo trong A Tỳ Đàm thì có những cái cảnh giới mà ta chỉ có Sắc mà không Tâm. Có những cảnh giới chỉ có Tâm mà không Sắc. Có những cảnh giới có cả hai, phải không? Có 3 trường hợp. Nhưng mà thôi, bây giờ mình nói chung chung, mình nói cảnh giới mình là cảnh giới có đủ Danh và Sắc. Có Hồn và Xác, nha. Thì là mình thấy đó, tất cả chúng sinh của mình, khi mà mình không có hiểu 4 Đế là gì thì mình chỉ có hai cái phản ứng thiện và bất thiện thôi, trước cái Trần Cảnh. Mà tôi nói, nay tôi ôn lại cho bà con nhớ, ngán lắm cũng phải nghe nữa. Tại sao mà có hai phản ứng đó? Là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Cho nên tất cả phiền não của chúng ta đó chính là những cái phản ứng tâm lý trước Trần Cảnh một cách tiêu cực và sai lầm. Mà cái tiêu cực này nè ở mỗi người mỗi khác. Trước cái Trần Cảnh đó có người thích, có người bất mãn, đấy. Mà ở đâu nó ra cái vụ này? Ở đâu nó ra? Bây giờ thứ nhất, là tại sao chúng ta thường xuyên phản ứng bằng phiền não? Tại sao? Là bởi vì chúng ta không hiểu 4 Đế. Rồi tại sao phiền não của người này không giống phiền não của người kia? Tại sao cũng cái món đó mà người này thích, người kia ghét, là tại sao? Là vì tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Tôi cứ nói hoài cái này chừng nào quý vị thuộc thì thôi. Do cái tiền nghiệp Thiện Ác quá khứ nó mới đẩy mình vào cái hình hài, thân phận, hoàn cảnh, điều kiện hiện tại. Do tiền nghiệp nó đẩy mình vào trong cái bối cảnh, trong điều kiện, hoàn cảnh, cái môi trường nào đó, phải không? Và cộng với khuynh hướng tâm lý nhiều đời của mình nữa. Cái khuynh hướng tâm lý nhiều đời nữa nha. Thí dụ như do cái tiền nghiệp nó đẩy mình vào cái xứ Châu Phi mà lại là mang thân đàn bà. Rồi cái gì nữa ta? Nghèo. Rồi cái gì nữa? Bệnh. Rồi cái gì nữa? Xấu. Rồi dốt, phải không? Nghèo, bệnh, xấu mà dốt, phải không? Đó là thân phận của mình đó. Rồi trong thân phận mà nghèo, bệnh, xấu, dốt này nè, mà lại trên cái đất là Đông Phi, Trung Phi, Bắc Phi, Nam Phi thì cũng còn đỡ đỡ, chứ còn mà Nam Phi, Trung Phi, Bắc Phi đó, cái Trung Phi, Đông Phi đó, là nó thua cái Nam Phi xa lắm. Như Uganda, cái Somali, Ethiopia, mấy cái đó mệt lắm, Eswatini là nó mệt lắm. Vô đó là tự nhiên là phải vật lộn với cái miếng ăn, trong khi mấy xứ tiên tiến thì người ta có nhiều chuyện để người ta bận tâm lắm, còn mấy cái xứ nghèo đó là người ta chỉ có tập trung vô cái ăn thôi. Cho nên có nhiều trường hợp, có những nhà cầm quyền họ sợ dân khá giả, bởi vì khi mà nó rảnh, thì nó mới nghĩ đến chính trị, nó nghĩ đến chuyện này, chuyện kia, quyền lợi này, quyền lợi nọ. Còn khi mà cứ cho nó đói cầm canh vậy đó, thì tối ngày nó như con thú vậy đó. Nguyên cái đất nước nó như cái chuồng trại, nó cứ ngủ dậy là nó cứ nghĩ đến chuyện ăn trước cái đã. Mà ngay cả trong giấc mơ của nó cũng mơ thấy toàn thức ăn không, thì cái đầu vậy thì nó không có nghĩ được cái gì hết. Đó là cái kiểu đất nước chuồng trại đó. Như mình thấy mấy xứ Châu Phi là cái người dân họ mình thấy họ lầm lầm lì lì là vì 800 cái lý do, thí dụ thời tiết nó nóng quá đi, khắc nghiệt, nước sinh hoạt cực kỳ khó khăn. Người và thú phải xài chung một cái vũng nước, đấy. Rồi thêm đó là cái hệ thống kinh tế, giáo dục xã hội, cực kỳ phải nói là kém cõi. Thì trong cái nền tảng đó, cái môi trường đó, thì chúng ta khó mà có thể phát triển được cái đầu óc, rồi đạo đức, đời sống tâm linh, cái nhu cầu vật chất mà còn không có lo nổi mà, nhớ. Như vậy thì phải chốt lại. Tại sao chúng ta thường xuyên có phản ứng tâm lý tiêu cực trước Trần Cảnh? Tại sao? Là vì trên cái nền tảng của người không hiểu 4 Đế. Một cái người mà hiểu 4 Đế, trước cái đắng, cái ngọt, thì họ coi nó như nhau, họ đều coi nó là do duyên mà có, có rồi cũng mất đi. Họ không có cái chuyện mà chọn lọc phân biệt để mà thích cái này, ghét cái kia. Bởi vì đối với họ cái nào cũng khổ hết. Họ chỉ mong sớm chấm dứt thôi. Còn đằng này là do vô minh trong 4 Đế, cho nên là chuyện đầu tiên là họ có cái chọn lọc, có cái phân biệt để thích cái này, ghét cái kia. Còn cái thứ hai, là tại sao mà phiền não người này khác người kia? Là bởi vì tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống, nhớ, đấy, môi trường sống. Thì chính cái này nè nó mới dẫn các Phiền Não. Sáng nay tôi giảng về Tham về Sân, về Si, theo A Tỳ Đàm, phải không? Thì do cái nền tảng là không hiểu 4 Đế cho nên nó mới có Tham, có Sân, có Si. Chúng tôi giảng theo trật tự của Tham, Sân, Si, chứ chúng tôi không có giảng theo cái trật tự của trong sách nha. Trong sách thì là Si, Tham, Sân. Còn đây chúng tôi giảng là Tham, Sân, Si. Thì cái Si ở trong A Tỳ Đàm, Si là cái sự không có phân biệt được Nhân Quả thiện ác. Nói rộng ra là 4 Đế đó. Nhưng mà nói nôm na cho cái người mà bình dân hiểu đó, cho người sơ cơ đó, thì Si là không phân biệt được thiện ác, không phân biệt được thiện ác, không phân biệt được nhân quả, mù tịch về thiện ác, nhân quả, cho nên, cho nên là hành động bất chấp. Và cái nền tảng của Si là gì ta? Là do mù tịch về 4 Đế cho nên nó mới dẫn đến cái hệ quả đương nhiên, tất nhiên, cố nhiên, mặc nhiên, đó là Vô Tàm, Vô Úy. Vô Tàm ở đây có nghĩa không biết thẹn,không biết thẹn trước 3 nghiệp bất thiện, thì Vô Tàm ở đây nói gọn là vậy, không biết thẹn, thì không biết thẹn nó lại có 2 trường hợp: - Không biết thẹn vì nghĩ đến đại thể. - Không biết thẹn là vì nghĩ đến bản thân. Nghĩ đến đại thể là sao? Đại thể, đại cuộc là sao? Là nghĩ đến cái truyền thống của gia tộc, nghĩ đến cái hội đoàn, cái tổ chức mà mình đang có mặt, nghĩ đến cái truyền thống tâm linh, truyền thống đạo đức, truyền thống tín ngưỡng mà mình đang theo đuổi. Tổ chức, đoàn thể, tập thể, truyền thống, mà mình đang có mặt, không lý nào mình là một thành viên trong đó mà mình lại bla... bla.... thì đó gọi là cái thẹn lấy dựa trên người khác, là cái thẹn dựa trên nền tảng cơ sở bên ngoài mình. Còn thứ hai là cái thẹn đối với bản thân mình, tức là nghĩ người như mình tại sao mình có thể nói, làm, và tư duy như vậy? Mà Vô Tàm đây là không có khả năng thẹn. Không có biết thẹn khi mà nghĩ về bản thân, hay là nghĩ đến hội đoàn, cái tổ chức, cái tập thể truyền thống mà mình đang có mặt gọi là Vô Tàm. Còn Vô Úy là không biết sợ. Không biết sợ 4 cái gì? - Không có biết sợ cắn rứt lương tâm. Có nhiều việc mình làm mà mình biết suy nghĩ chút là mình biết cả đời mình sẽ không có yên, ngủ không có yên, phải không? Nó cứ ray rứt, ray rứt, nhưng mà cái Vô Úy đây là mình không có sợ cắn rứt lương tâm. - Thứ hai là hông có sợ tiếng đời, mình bất chấp, cái không sợ tiếng đời nó có hai trường hợp: Không sợ tiếng đời là vì mình coi cái thị phi, khen chê, nó không là gì hết. Nhưng mà có trường hợp thứ hai, mình coi nhẹ tiếng đời là vì mình không có tự trọng. Làm ơn phân biệt được hai cái này nha, nhớ nha. Vị A La Hán coi cái chuyện mà khen chê rồi dè bỉu, xầm xì Ngài coi nó là con số 0. Nhưng cái đó là do Ngài buông bỏ mọi sự, Ngài thấy vinh nhục, khen chê, chỉ là mù sương. Còn có trường hợp thứ hai, có những người mà mặt chai, mặt lì, mà họ coi nhẹ cái dư luận, coi nhẹ tiếng đời, không phải là do họ buông, mà là do họ bị trơ, bị đơ, họ không còn cái gọi là cái sợi thần kinh tự trọng nữa, nhớ nha. Có trường hợp đó. Thì coi giống như là mình thấy sự can đảm nó có hai: một là can đảm của anh hùng, và thứ hai là sự liều mạng của thằng khùng. Hai cái: Một cái là người khùng. Một cái của người hùng. Cái người hùng là họ can đảm để mà họ dấn thân vào cái chỗ hiểm nguy giúp người, cứu người, bảo toàn cái danh dự, danh tiết, đem lại lợi ích cho mình, cho đời. Đó là cái sự can đảm lẫm lẫm, liệt liệt, của cái bậc anh hùng. Còn cái sự liều mạng của thằng khùng á, là thấy nhìn nó cũng gan lắm, phải không? Nó dám lái xe 2 bánh mà nó chạy nó lòn ở dưới cái xe tải 18 bánh, nó làm vậy đó. Dám làm vậy đó. Dám liếm dao lam, nuốt miễng chai rồi đó, thí dụ như vậy, để biểu diễn là lấy cái tiếng khen nhẹ thôi, thí dụ như vậy. Thì trường hợp đó không có kể nha, nhớ nha. Thì cái người mà bất chấp dư luận, đứng dẫm lên cái thị phi cuộc đời mà đi nó có hai trường hợp: - Một là bởi vì họ là bậc Hiền Thánh, họ buông hết. Nhưng mà nhớ cái này, họ không màng khen chê, nhưng không làm gì để bị đời khinh, nhớ nha. Cái này quan trọng lắm luôn. Hiền Thánh không màng khen chê, vinh nhục, nhưng không làm gì để cho đời khinh, đời nghi ngờ, đời hiểu lầm. - Còn trường hợp hai, là có người bất chấp khen chê, vinh nhục là bởi vì họ bị đơ, họ không còn khả năng tự trọng nữa, họ coi thường dư luận, nhưng họ làm toàn cái chuyện để người ta khinh không à. Hai cái này khác nhau nha. Một bên là coi nhẹ danh lợi, thị phi, vinh nhục, nhưng mà không có làm gì để cho người ta khinh. Đó là Hiền Thánh. Còn hạng thứ hai là bất chấp dư luận, bất chấp khen chê, dẫm lên dư luận mà đi. Bởi vì mặt chai, bởi vì họ không có lòng tự trọng. Và họ làm toàn là chuyện để người ta khinh không. Hai cái này làm ơn phân biệt dùm cái đó, chứ đừng có nghĩ là A La Hán người ta bất chấp khen chê, vinh nhục, rồi mấy cái thằng mặt dày nó cũng giống vậy, vậy là Thánh với phàm giống nhau? NO. Người ta khác. Người ta bất chấp khen chê, vinh nhục, nhưng mà người ta làm toàn là cái chuyện đàng hoàng không, nha. A La Hán người ta làm toàn chuyện đàng hoàng, không có làm cái chuyện gì để người khác khinh hết. Còn cái hạng thứ hai là bất chấp vinh nhục, khen chê, nhưng mà làm toàn là chuyện để người ta phỉ nhổ không, nhớ. Như vậy thì phiền não chốt lại, phiền não nó có hai thôi. Đó là: - Thích và ghét. - Theo đuổi và chống đối. - Tống khứ và ôm ấp. Nhưng mà có một điều là tán rộng nó ra thì nó ra rất là nhiều thứ phiền não. Thí dụ như lát nữa tôi sẽ nói. Thí dụ như là do vô minh trong 4 Đế không biết mọi thứ là khổ cho nên mới thấy thích cái này, thích cái kia, mà tôi nói 1 tỷ lần, hễ có thích là nó bèn có cái ghét. Nó sâu ở chỗ đó. Hễ có thích là nó bèn có cái ghét. Như vậy thì mình thấy phiền não nó gom gọn còn có Tham và Ưu. Và cái Tham và Ưu này nè, nó lại dựa trên nền tảng của Vô minh, của Si. Như vậy từ đó mình mới có tam độc là Tham, Sân, Si đó. Khi mà nó không biết là mọi thứ là khổ, khi mà nó không biết rằng thiện ác, buồn vui đều là khổ, thì nó mới có cái sự chọn lựa cái này, theo đuổi cái kia, bằng tâm Tham và tâm Sân. Vậy chốt lại là Tham, Sân lấy Si làm nền. Thì Tham ở đây là gì? Tham ở đây, trong A Tỳ Đàm nói gồm có: Tà Kiến và Ngã Mạn. Tham này là thích cái này, thích cái kia. Thích có hai trường hợp, thích có nhiều trường hợp lắm. Thí dụ như là nói hai đi, thích là gì ta? Là muốn: - Muốn có được cái mình thích. - Và muốn né cái mình ghét. Thì cái muốn này cũng là Ái nha. Hễ muốn thôi. Thí dụ nực quá, mình thấy rõ ràng là tâm Sân, đúng không? Đúng. Nực là mình bực bội, là tâm Sân, nhưng trong đó nó có kèm, có kèm tâm Tham, mà một người không học A Tỳ Đàm không có biết. Nó có cái muốn, nó có nghĩ tới cái chuyện là hết nực, đó, nó muốn đừng có nực nữa. Thì bản thân cái sự khó chịu bực bội lúc nực đó là Sân. Nhưng mà cái muốn, cái muốn mà chuyển qua chỗ mát mẻ đó là Tham. Nó muốn chạy trốn khỏi cái khó chịu này nè, nhớ. Vậy thì Tham có nhiều cách phân tích: - Một là "Muốn có" cái mình thích và "Muốn trốn tránh" cái mình ghét. - Trường hợp thứ hai, Tham phân tích theo cách khác. Tham nó gồm có ba, đó là: Thích hiện hữu. Thích sở hữu. Thích hưởng thụ. 1- Thích hiện hữu nghĩa là tham sống sợ chết, gọi là thích hiện hữu. 2- Thích sở hữu tức là thích chủ quyền, cái này của tôi, cái này của tôi, thân xác này là của tôi, người này là vợ tôi, chồng tôi, con tôi, Cha Mẹ tôi, nhà cửa tôi, trâu bò của tôi, đó là thích sở hữu, thích chủ quyền. 3- Thích hưởng thụ, có nghĩa là lựa lọc, lựa lọc ở trong 6 Trần, cái này nhìn đẹp nè, cái này nghe nó hay nè, cái này ngửi nó thơm nè, cái này ăn nó ngon nè, cái này mềm mịn, ấm mát nè. Đó đại khái như vậy. Thích, cái đó gọi là Tham thích hưởng thụ là vậy đó. Rồi cái Tham phân tích nữa nó còn nhiều lắm. Phân tích là Tham gồm có ba, đó là: - Dục ái, - Sắc ái, - Vô sắc ái. Có nghĩa là đam mê trong vật chất, là đam mê trong thiền: Thiền còn hình hài, và Thiền không còn hình hài. Còn phân tích nữa đó là Tham gồm có ba trường hợp: - Dục tham, có nghĩa là thích trong Trần Cảnh. Còn tiếp theo Tham, đó là hai trường hợp còn lại là cái gì ta? Hữu ái và Phi hữu ái. Dục Ái là nó chỉ đam mê trong Dục, trong vật chất. Còn cái Hữu Ái, Phi Hữu Ái là sao? Hai thuật ngữ này có nhiều định nghĩa lắm nha. Ở đây tôi lựa định nghĩa mà tôi cho là cần thiết trong bài giảng này. Cái Hữu Ái và Phi Hữu Ái có nghĩa là: cái Hữu Ái là muốn được hiện hữu trong cái quan điểm của người Thường Kiến. Thường Kiến là sao ta? Thường Kiến là tin có một cái tôi thường hằng vĩnh cửu từ đời này sang kiếp khác. Đó là tin vào cái tôi vĩnh cửu. Thứ hai là tin vào một đấng hằng hữu Chí Tôn, có cái đấng gì đó trên cao tít tè trên đó, phải không? Đấng là đấng tạo hóa, đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế, đấng Chúa Trời, đấng bla... bla... gì đó, phải không? Nói ra tên người ta chém tôi chết luôn. Rồi đấng gì trển đó. Đấng đó là đời đời bất diệt hằng hữu trường sanh bất lão, đấng đó là cai quản muôn loài, muôn thuở, phải không? Cái gì cũng nằm trong cái sự an bài sắp xếp của Ngài hết. Đó trường hợp hai. Cái trường hợp ba, đó là tin vào một cảnh giới, có một cảnh giới trường tồn, vĩnh cửu, thiên thu, trường tại. Thì đó, tin vào có ba cái: 1- Tin và một cái tôi vĩnh cửu. 2- Tin vào một đấng tối cao hằng hữu. 3- Tin vào một cảnh giới thường trụ, thường tại. Mắc vào cái này coi như tham thích mà trên nền tảng ba cái này thì đó gọi là Hữu Ái. Còn cái Phi Hữu Ái là gì ta? Nghĩa là cũng thích tùm lum nhưng mà trong cái não trạng của cái người không tin gì hết. Cho chết rồi là hết. Tuy nói rằng chết rồi là hết, nhưng mà thích tùm lum hết, phải không? Thích tùm lum hết. Thì cái anh này được gọi là Đoạn Kiến. Tham Ái mà kết hợp với Đoạn Kiến. Còn anh hồi nãy, anh mà có ba cái hồi nãy vừa nói đó, một cái tôi vĩnh cửu, một cái đấng tối cao hằng hữu, và một cái cảnh giới trường cửu, thì cái đó được gọi là Thường Kiến. Còn anh mà Đoạn Kiến là sao ta? cái Tham Ái mà gắn liền Đoạn Kiến gọi là Vô Hữu Ái. Là sao? Có nghĩa là cái tham thích nó dựa vào ba cái nền tảng: Vô hành, Vô nhân, và Vô hữu. - Vô hành là cho rằng không có thiện ác gì hết. Thích thì cứ làm thôi, phải không? Thích thì cứ làm chứ thiện ác là mấy cha tôn giáo, mấy cha đạo đức, mấy cha chính trị chả phịa ra để mà nắm thiên hạ thôi, chứ thiện ác vốn không có thật, thích thì làm, thiện ác giống như lá vàng, lá xanh vậy đó. Không có khác nhau gì hết, không có gì đặc biệt hết, rồi. Đó là Vô Hành Kiến. - Cái thứ hai là Vô Nhân Kiến, là không có tin cái nguyên tắc Nhân Quả, cho rằng mọi thứ ngẫu nhiên mà có, gọi là Vô Nhân Kiến. - Cái thứ ba đó là Vô Hữu Kiến, là phủ nhận triệt để và tuyệt đối bất cứ cái gì mà mình không thấy được, không hiểu được, không chứng minh được thì cái đó bèn cho là không có. Thí dụ như không có kiếp trước, kiếp sau, không có các loài khuất mày, khuất mặt, không có luân hồi, quả báo, không có những bậc Hiền Thánh là giải thoát ở đời. Không tin gì hết. Bởi vì cái đó họ không có nhìn thấy được, không hiểu được, không suy diễn, không hình dung, không tưởng tượng được, không chứng minh được, thì bèn phán là nó không có. Đó gọi là Vô Hữu Kiến, nhớ. Thì cái phiền não của chúng sanh tùy cái căn cơ, tôi nhắc lại lần nữa, trên cái nền bất tri 4 Đế nó mới ra hai cái thái độ thích và ghét. Mà thích và ghét đây thì nó gồm có cái gì ta? Nó gồm có Tham và Sân. Thì Tham nãy tôi nói đó, Tham nó gồm có mấy trường hợp, một là tham: là thích tùm lum hết, nãy giờ nói rồi. Giờ qua tới Tà Kiến nó cũng nằm trong nhóm Tham. Tà kiến, tham, tà kiến, ngã mạn, thì tà kiến nó nằm trong nhóm Tham. Là vì sao? Là vì nó mắc trong 6 Tà Kiến hồi nãy tôi nói đó. - 3 thường. - 3 đoạn. Nó mắc trong đó. Mà do nó mắc trong đó cho nên là nó mới hy vọng, nó mới kỳ vọng, và ước vọng. Hy vọng, kỳ vọng, và ước vọng cái này, cái kia, trong đời sống, phải không? Nó ước vọng. Nếu mà nó biết mọi thứ là hiện hữu chớp tắt, mọi thứ là lắp ráp, mọi thứ do duyên mà có. Nếu nó hiểu được ba cái này nè, do duyên rồi gì nữa? Chớp tắt. Rồi cái gì nữa? Lắp ráp. Nếu nó hiểu được cái này thì nó đâu có mắc vô Tà Kiến. Nó đâu có dính mắc, ấp ủ, ôm ấp, ghì chặt, phải không? Siết cứng, đâu có. Nhưng mà, nhưng mà do nó không biết cái đó. Cho nên nó không có biết ba khía cạnh, nó không biết là mọi thứ là do duyên. Mọi thứ là do lắp ráp mà có. Nó không biết cái đó. Chính vì nó không biết, cho nên là mới thích này, thích kia, thì cái đó gọi là Tà Kiến. Tức là cái hiểu sai, nó hiểu sai. Nó cứ thấy cái này là nó nghĩ có một cái tôi gọi là thường tại hằng hữu, có một đấng Chí Tôn thường tại hằng hữu, có một cảnh giới thường tại hằng hữu. Cho nên đó là Tà Kiến, Tham Tà Kiến. Rồi Ngã Mạn là so sánh: So bằng, so hơn, và so thua. Nói rộng có 9, mà nói 3 là đủ rồi, nói nhiều quí vị khùng, phải không? Ngã mạn là so, so sánh, và lấy nó làm điều, thí dụ như vị A La Hán Ngài vẫn biết người này nè trí hơn người này, Ngài biết. Rồi cái người này phước nhiều hơn người này, người này đẹp hơn người kia, cái đẹp này do Quả lành trong quá khứ, cái kia dị dạng do Quả xấu quá khứ. Ngài biết hết, Ngài biết nhưng mà Ngài không có là so sánh kiểu như phàm phu. Tôi đã nói không biết là bao nhiêu lần. So sánh là sao? Mình ngồi trên sân mình thấy 3 đứa bé nó chơi, phải không? Một đứa là mình thấy 4, 5 đứa bé nó chơi, 1 đứa là con ruột của mình, rồi 1 đứa là con của thằng mình ghét, rồi 1 đứa là con của người mình rất là thương quý, rồi 1 đứa nó là xa lạ, không ghét, không thương. Tất cả là 4 đứa, phải không? Con mình là chân ái, chí ái, rồi thứ hai nữa là con của bạn, thứ ba là con của kẻ thù, và thứ tư là cái đứa mà mình tạm gọi là không không ân, không oán, không thương, không ghét. Thì mình nhìn 4 đứa mình thấy rõ ràng nó có sự phân biệt, có sự so sánh, phải không? Mình biết rõ mà, biết này tên gì? Tên gì? Học lực tới đâu? Chiều cao, thước tấc, trọng lượng, màu da, gia cảnh biết hết. Nhưng nó có kèm theo đó là cái ý niệm gắn kết đó là, đây là con của thù, đây là con của bạn, đây là con của mình, đây là kẻ lạ, có. Có cái đó. Nhưng mà trường hợp thứ hai, là mình ngồi mình nhìn cái đống lá, đấy, mình nhìn cái đống lá mình thấy lá này lá vàng nè, đây là lá xanh nè, đây là lá úa nè, đây là lá khô nè, đây là lá mục nè. Lá úa, lá vàng, lá khô, lá mục, mình biết nó khác nhưng mà cái lòng mình nó nhẹ lắm. Nhưng mà hồi nãy khác à. Hồi nãy khác, đây là con mình nè, con bạn nè, con của thù nè, rồi đứa này đứa lạ nè. Mình chia rõ ràng 4 đứa. Lúc đó mình đưa nó lên thành một cái gì đó rất là ghê gớm, rất là quan trọng, rất là để mình nặng lòng, đúng không? Còn bây giờ mình nhìn đống lá, mình biết lá vàng nè, lá xanh nè, lá héo nè, lá khô nè, lá mục nè. Thì cũng thấy nó cũng khác, như nãy mình phân biệt 4 đứa bé, bây giờ qua đây phân biệt 4 cái lá, mình cũng phân biệt được vậy. Nhưng mà lòng nó nhẹ lắm. Thì vị A La Hán cũng vậy. Nói là Ngài vô phân biệt là sao? Không phải là Ngài không biết sạch dơ, không biết sáng tối, không phải. Cũng biết sạch dơ, sáng tối, an nguy Ngài biết hết á. Nhưng mà mọi sự đối với Ngài chỉ là cái đống lá thôi. Ngài biết đây là lá này khác lá này, vậy thôi. Còn mình thì sao? Mình gắn liền vô trong đó bao nhiêu là cái ý niệm, bao nhiêu là vọng niệm, giả niệm ở trong chuyện phân biệt đó. Thì cái này được gọi là Ngã Mạn. Phải không? Còn đằng này là Ngài nhìn Ngài biết, nhìn giống nhìn đống lá vậy đó, biết rằng mọi thứ do duyên mà có, hiện hữu theo hình thức gì ta? Hình thức lắp ráp. Rồi cái gì nữa? Cực kỳ mong manh phù du, luôn luôn nhớ vậy. Mà nhớ bằng máu, bằng óc, bằng tim, bằng tủy, chứ không phải học vẹt, học két, học nhồng, học sáo như mình, nha. Người ta như vậy đó. Cho nên là tôi nói hoài, đó là mình có hai cái cách nhìn, có hai cách soi gương, không biết ở trong room này còn nhớ không ta? Hai cách soi gương: một, giờ tôi nói xong mấy quý vị nào mà trong nhà có gương thử đi. Tấm gương thấy vậy đó chứ nó có hai cách soi, có hai cách nhìn chứ, một là mình muốn biết mặt của mình thì lúc mình không để ý tấm gương. Mặc dù cái mặt của mình đang hướng về tấm gương, đúng. Nhưng mà mình đang săm soi cái mặt của mình thì mình chỉ thấy mặt mà không thấy gương. Rồi khi mà mình coi cái tấm gương này nó đang sạch hay dơ. Thì lúc đó mình không thấy mặt mình. Thử đi coi tôi nói đúng không? cái tấm gương nó có hai cách nhìn: Nhìn gương hay nhìn mình. - Khi ta để ý tới mình, ta không thấy gương. - Và khi ta lo nhìn gương, ta sẽ không thấy mình ở trong gương đó. Thì cũng cảnh đó nhưng mà mỗi người có một cách nhìn, Tôi nè. Tôi nhìn sân ga đó, tôi nhắc lại tôi không phải là nghệ sĩ, tôi không phải sĩ nào hết. Nhưng mà tôi nhìn sân ra đó, tôi buồn buồn, bâng khuâng, lăn tăn nhớ ông bà, ông vải gì đó. Nhưng mà có nhiều người thì không. Tôi đi ga Thụy Sĩ tôi biết mà. Sân ga đó là họ cứ móc cái phone ra quẹt quẹt quẹt, quẹt quẹt quẹt, rồi cứ ngó mông, ngó chừng, ngó đồng hồ coi chừng nào tàu tới, rồi tàu tới họ vọt. Trong khi đó tôi ngồi, có nhiều khi tôi cũng quên mất là tàu chừng nào tới. Tại vì lúc mà cầm cái vé chạy ra đó thì có biết, biết 7 phút nữa, 10 phút nữa, biết. Nhưng khi mà Trẫm đứng yên, Trẫm ngồi yên rồi đó, thì khi Trẫm lơ đểnh nhìn tuyết nó bay, nhìn tuyết nó bay, chỉ thấy tuyết bay trên đường rây. Hoặc là chỉ thấy nắng chiều nó le lói, nó lấp lánh đằng sau mấy chòm lá bên cạnh nhà ga. Có gió chiều và có những cái buổi sương sớm mù kín cái sân ga hết, có. Thì những giây phút đó, có lẽ tôi là một trong những số rất là hiếm những người hành khách đứng ở ga mà lòng không có ở ga. Đứng ở ga mà nó trôi về đâu đó, dễ sợ không? Nhà ga nó to đùng như vậy. Hoặc là phi trường. Mình thấy ở phi trường đó, ai là người đi? Ai là kẻ đến? Và ai là người đi đón rước, và cái tâm tình của những kẻ đi đến và rước đó đó, kẻ đi, kẻ đến, và kẻ rước, nó không giống nhau. Trong 10 người đi rước, tâm trạng khác nhau hết. 10 người đi tâm trạng không giống nhau. 10 người đến cũng không giống nhau. Dễ sợ như vậy. Trong phi trường, trong phi trường, thấy một rừng vậy chứ chia có ba nhóm thôi: Đến, đi, và rước. Đừng có tưởng rước là thương nha. Cái đó không có chắc nha. Có trường hợp rước mà rước ghét, có. Tôi nè. Có trường hợp tôi vì hoàn cảnh kẹt tôi phải đi đón ai đó mà tôi không có ưa. Mà tôi biết có những cái kẻ nó ra nó đón tôi mà nó nhìn mặt tôi nó cũng không có ưa, có, có. Tôi xuống phi trường Việt Nam sợ chứ. Mình không biết ai là ai hết, bao nhiêu thứ tâm tình đó, các vị thấy không? Tức là cũng cảnh đó, mà do bao nhiêu thứ nhân duyên nó cho ra một cái nhìn không giống nhau. Yeah. Nhớ cái đó nha, nhớ. Cho nên Tham nhóm nó có Tham là thích tùm lum. Nãy mình đã nói Tham có mấy? Tham là thích cái này, thích cái kia, Tà Kiến. Đã nói rồi. Rồi Ngã Mạn cũng mới nói rồi. - Còn cái Sân là gì? Sân nó là cũng là cái hình thái tâm lý bệnh hoạn, nó không có nhìn vấn đề như nó là. Thì cái đó được gọi là phiền não. - Thì hễ nếu mà nó không có nhìn đối tượng như nó là đó, mà từ chỗ không nhìn như nó là đó, mà mình thích thì đó gọi là Tham. - Còn mình không nhìn như nó là đó, mà mình lại bất mãn, thì đó gọi là Sân. Chỉ vậy thôi. - Còn Si là nền cho hai cái ông này, làm nền cho cái Sân và cái Tham. Còn tất cả các phiền não khác đều nằm trọn vẹn trong ba cái nhóm này. Mặc dù trong A Tỳ Đàm mình thấy kể riêng. Mình thấy kể Hôn Trầm, Thụy Miên nó nằm riêng, thật ra Hôn Trầm, Thụy Miên nó là gì ta? Nó là trạng thái lười biếng, dã dượi, buồn ngủ, buông xuôi, chứ không phải buông bỏ nha, Buông xuôi. Mà nó luôn luôn nó đi kèm với Tham, với Sân, nó luôn luôn đi kèm trong trường hợp mà Tham yếu, Sân yếu, thì nó đi kèm. Thí dụ như bây giờ nó mệt, nó nóng, người rít rít, nó mỏi mỏi vậy đó. Cái đó nó dễ rơi vào buồn ngủ lắm. cái đó gọi là....cái buồn ngủ đó đi kèm với Sân, sân Hữu Trợ. Còn giữa trưa nắng chang chang ngồi ăn tô cơm nguội vậy đó, chan miếng xì dầu ở trong miếng dưa leo nó bị yểu, nó mềm xèo, nhúm rau héo queo, rau héo queo mà dưa leo thì mềm yểu vậy đó. Xì dầu xịt xịt có 3 con ruồi to bằng hột đậu bay vo ve, vo ve, mà cơm nguội, rồi ngồi, bụng thì đói, ghim cái muỗng bằng mũ mà nó cong cong, chọt vô cái nó cong cái, chọt vô nó cong cái, nắng chang chang vậy đó. Rồi lâu lâu gió nó thổi lùa vô, lùa vô mấy hột cát nhai cốc cốc, cốc cốc, đấy. Thì trong trường hợp đó Tham, ăn cũng biểt ngon chứ, nhưng mà nó là Tham Hữu Trợ. Nó dễ buồn ngủ lắm. Thì cái đó được gọi là, được gọi là Hôn Trầm nó đi chung với với Tham Hữu Trợ. Rồi trường hợp Hôn Trầm đi chung với Sân Hữu Trợ. Hữu Trợ nghĩa là từ xưa đó, chữ Hữu Trợ đó là cái yếu, nó yếu, không có mạnh, gọi là Hữu Trợ. Nghĩa là cần đến sự tác động. Hữu Trợ đây nó cần đến cái sự tác động nào đó. Gọi là bị động. Tâm Tham bị động. Tâm Sân bị động. Nghĩa là nó cần đến một sự tác động từ bên ngoài. Nhớ nha. Thì Sân ở đây nó là một cách nhìn bệnh hoạn về 6 Trần. Sân đây gồm có bốn trường hợp: một, là Sân là sự bất mãn không thích, không muốn nhìn, không muốn nghe, không muốn ngửi, không muốn nếm, không muốn sờ chạm, không muốn nghĩ về cái đó, cái đó làm cho mình bực mình. Đó gọi là Sân. Rồi Tật là sao ta? Tật ở đây là ghen ghét, tỵ hiềm, ganh ghét, tị hiềm, ghen tuông, nhớ ba chữ này nha: Ganh ghét, tỵ hiềm, ghen tuông. Thì được gọi là Tật Sân. Tật đây là tật đố. Ganh ghét, tỵ hiềm, ghen tuông thì đều được gọi chung là Tật. Ganh tỵ không có muốn người khác được cái gì, Nhân tốt hay Quả tốt mình không có vui, nha. Còn Lận ở đây là gì ta? Là bủn xỉn. Cái từ xưa, xửa, xừa, xưa các Ngài dịch là bỏn sẻn. Chữ đó maybe nhiều người trẻ hôm nay nghe không có hiểu. Nghe chữ bỏn sẻn không có hiểu, mà nghe chữ bủn xỉn, keo kẹo, thì họ hiểu, kẹo kéo. Có nghĩa là trong kinh nói rất rõ, người mà có phước nhiều, lòng lành nhiều, nói chung có Nhân lành, Quả lành nhiều đời đó, thì họ coi cái chuyện bố thí nó là một thứ hạnh phúc. Và hạnh phúc mà có được từ cái trao ra đó, nó lớn hơn là hạnh phúc của chuyện nhận vào. Nhưng mà đây là dành cho người có hàm dưỡng, có đạo tâm, đạo nghiệp và đạo lực kiên cố, phải không? Còn đa phần chúng ta là thích nhận hơn là thích cho. Cho nên thường chúng ta vui khi nhận vào, chứ không có vui lắm khi mà phải trao ra, đấy. Nhưng mà người phước nhiều, đức nhiều, đấy. Phước nhiều, đức nhiều, đức nghĩa là cái tâm tu, thì họ lại ngược lại, lúc mà nhận vào họ cũng nhiều khi thì cũng thích thích, nhưng cũng gượng lắm. Nhưng mà họ sung sướng, thống khoái, khi mà họ trao ra. Và cái niềm vui của cái trao ra nó lạ lắm, chỉ có người lành mới hiểu thôi. Đừng có nói Niết Bàn ghê gớm lắm. Nội ba cái chuyện nhẹ nhẹ là mình thấy, cái người mà kẹo đó, họ có những cái sung sướng lạ lắm. Nhưng cái anh mà ảnh hào sảng, ảnh cũng sung sướng lạ lắm. Cái anh mà kẹo ảnh sung sướng là thấy không tốn là khoái, có thêm là khoái, có thêm cái mới là khoái, giữ được cái cũ là khoái, thấy cái sở hữu mình càng lúc càng nhiều lên, nó phình lên là khoái. Nhưng anh mà hào sảng ảnh khác à nha. Anh hào sảng ảnh nhìn cái trên tay thấy nó nặng lắm, ảnh muốn kiếm chỗ ảnh gả nó, có. Có muốn kiếm chỗ anh gả đó cho nó khuất mắt, muốn gả nó, và ảnh rất là sung sướng, rất là hạnh phúc khi cái mà ảnh trao ra nó đem lại nụ cười cho người khác. 5 năm, 10 năm, 20 năm sau, mỗi lần ảnh nhớ tới ảnh vẫn thấy sướng, đấy, là anh hào sảng. Còn anh kia 5 năm, 10 năm sau mỗi lần nhớ đến chuyện tốn kém lòng còn nghe đau. Nó lạ vậy đó, rồi. Sân, Tật, Lận, Hối. Hối có nghĩa là gì ta? Là ray rứt, ray rứt, ray rứt với cái chuyện lẽ ra nên làm mà mình không làm. Lẽ ra nên tránh mà mình lại không tránh. Thì gọi là Hối. Thì bốn cái Sân, Tật, Lận, Hối. Thi bốn cái này được gom chung vô nhóm là nhóm Sân Phần, phải không? Thì sáng nay tôi giảng về ba thứ Phiền Não đó là: Tham, Sân, Si. Thì toàn bộ cái Si ở đây mình phải hiểu nó là nền. Cái nền tảng của Si là bất tri Tứ Đế. Cái đó quan trọng lắm, quan trọng lắm luôn. Có nghĩa là không hiểu được 4 Đế thì ta nói cái gì nó cũng trớt quớt hết,trớt quớt hết. Tứ Đế nó quan trọng lắm. Bởi vì một người đời hay là người tu xuất gia, cứ luôn luôn tâm niệm rằng mọi thứ là khổ, khổ cảm giác hay là khổ bản chất. Khổ cảm giác là cái gì làm cho thân tâm khó chịu, đó là khổ cảm giác. Còn khổ bản chất nghĩa là bản thân cái sự bất toàn, bất trắc nó đã là khổ rồi, cái gì nó là nguồn cho hiện hữu đó là khổ. Miễn nó là nguồn cho hiện hữu là khổ. Là vì sao? Là vì, là có hiện hữu là có muôn ngàn thứ khổ. Cho nên nhiều khi mình thấy cái tâm Thiền Định mình thấy hay quá. Trời ơi hay quá ta ơi. Đắc thiền Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng là thôi tha hồ sung sướng. Nhưng mà không. Hết tuổi thọ trên đó rồi là nó rớt xuống một cái là coi như trời biết đi về đâu nha. Rời khỏi cái cõi Phạm Thiên cao nhất, xuống dưới đây nè, sau khi trải qua một kiếp gọi là kiếp transit hay là kiếp độn, mà cái kiếp này thì ngắn dài khó nói. Có nhiều người do nghiệp sát, do nghiệp sát tác động, cho nên cái kiếp độn nó chỉ có đâu vài giờ, hoặc là vài ngày, vài tháng, vài tuổi cái xong, có. Có trường hợp đó, A La Hán, Thinh Văn, Độc Giác mà còn bị giết thì nói gì là cái người mà phàm, nha. Thinh Văn và Độc Giác còn bị người ta giết thì nói gì phàm. Cho nên cái chuyện mà mình ở trên Phạm Thiên mình sanh xuống bắt buộc phải qua một kiếp độn, kiếp lành, làm trời hoặc là người Dục Thiên hoặc là nhân loại. Nhưng mà trong kiếp đó mình có bị giết hay không, thì đó trời biết chứ làm sao ai bảo đảm mình cái đó. Tuyệt đối không có nha. Mà A La Hán với Độc Giác, Thinh Văn, Độc Giác còn bị giết nói gì ông mà Phạm Thiên mới sanh xuống, đấy. Miễn là nghiệp nó trổ là bị giết thôi. Cho nên kiếp transit này nó dài ngắn khó nói nhưng mà đại khái nó rất là ngắn so với tổng thời gian sinh tử. Thì do không thấy mọi thứ là khổ, cho nên chúng ta mới có hai cái thái độ tâm lý đó là thích và ghét. Thích cái này ghét cái kia. Chứ còn tôi nói hoài, quý vị mà bị nhốt trong tù là cái quan trọng nhất của mình làm sao ra khỏi đây, phải không? Quan trọng nhất hết thảy, quan trọng nhất hết thảy là mình muốn ra khỏi nhà tù đó. Cái đó là cái quan trọng nhất. Chứ còn mà ba cái gì trong sân, trong vườn, của nhà tù thì mình không có màng. Cái quan trọng nhất là mình là làm sao ra khỏi nhà tù thôi. Vì khi mình hiểu 4 Đế tất cả là chuyện nhỏ. Mình chỉ nhớ một chuyện thôi, đó là làm sao đừng có tiếp tục hiện hữu, đừng tiếp tục sinh tử nữa. Và tôi nhắc lại. Phiền não có kể bao nhiêu thứ đi nữa thì chốt lại chỉ có ba cái này thôi. - Do vô minh trong 4 Đế nên gọi là Tâm Si. - Do cái Si này nè nó dẫn đến chuyện mình thích cái gì? Ghét cái gì? Xong chưa? Cái này bắt đầu tôi mới nói sâu vô nè. - Do mình thích cái gì? Ghét cái gì? Cho nên trong đời sống của mình á, mình có cái tổ chức, có cái trật tự của đời sống không giống ai hết. Không ai giống ai. Rồi cái gì nữa ta? cái mối quan tâm của người này nó không phải là mối quan tâm của người kia. Sự hoan hoài, cái sự ưu tư của người này nó không phải là của người kia. Nhớ cái đó rất quan trọng. Và trên cái nền tảng phiền não, nha. Trên nền tảng phiền não của mỗi người vốn dĩ không giống nhau, cho nên khi mà hành thiện, thì cái thiện của anh nó luôn luôn là anh em cột chèo với cái ác của anh. Anh em cột chèo, anh em cô cậu, anh em chú bác, ở đây không học A Tỳ Đàm nghe không hiểu cái này. Cái Thiện mà Thiện Hữu Lậu nó là anh em cột chèo, anh em chú bác, anh em cô cậu của cái bất thiện, là vì sao? Là vì tôi thích đẹp, và tôi biết Phật Pháp, tôi biết rằng làm cái gì để kiếp sau nó đẹp. Tôi thích giàu cho nên tôi làm cái gì đó để kiếp sau tôi được giàu. Thì rõ ràng ở đây nó có một cái sự tương thông, một mối quan hệ rất là chặt chẽ,chặt chẽ giữa cái này với cái kia. Có cái tương quan chặt chẽ. Chứ nếu mà mình thấy là mọi thứ là khổ thì mình đâu có mà dính khư khư như vậy. Chính vì không thấy mọi thứ là khổ cho nên mới có đầu tư? mà nó xui hễ khi mà nó có cái thích thì sao ta? Nó sẽ ghét cái ngược lại. Khi mình có thích cái gì đó mình bèn ghét cái ngược lại. Thì cái thích đó là Tham. Và cái mà ghét cái ngược lại đó là Sân. Và khi mà ta Sân, ta ghét cái gì đó, thì ta sẽ thích cái ngược lại. Đây là mối tương quan giữa Sân, Tham và Tham, Sân. Rồi cái gì nữa? Tùy thuộc vào cái mức độ phiền não của mỗi người. Phiền não nha. Nhấn mạnh chữ "phiền não", Tham, Sân, Si của mỗi người, mà cái cách hành thiện của chúng ta cũng không có giống nhau. Hành thiện không giống nhau là vì có người là tin Phật, nha. Có, có tin Phật. Tin Phật dữ dội à. Nhưng mà tâm bỏn sẻn nhiều quá, hoặc là tâm ganh tị nhiều quá, thì cái người mà có tâm Hối nhiều quá. Sân, Tật, Lận, Hối, một trong bốn cái này nó nhiều quá, thì cái kiểu tu của mình nó không giống ai, nó không giống người khác. Nhớ cái chỗ này quan trọng lắm luôn nha, quan trọng lắm luôn, quan trọng lắm luôn á. Khi mà Tham nhiều, Tà Kiến nhiều, Sân nhiều, bủn xỉn nhiều, ganh tỵ nhiều, hối hận nhiều, rồi gì nữa ta? Thì khi mà Hôn Thụy nhiều. Thì khi mà mình bị mấy cái ông này mà ổng nhiều quá, lúc mình hành thiện cái thiện của mình không giống người khác. Cho nên cái hoàn cảnh đắc đạo các vị Thánh không có giống nhau. Là vì các vị tu tập các cái công đức giải thoát trên cái nền tảng của gì ta? Của thiện và ác bản thân. Nghe cho kỹ nè. Cái thiện của mình nó có ảnh hưởng qua cái ác, cái xấu của mình. Có ảnh hưởng. Tức là cái gì mà mạnh ở bên thiện nó sẽ làm yếu cái đối lập ở bên ác. Mà ngược lại bên ác nó có cái gì mạnh, nó sẽ làm yếu cái đối lập bên thiện. Đấy. Thế là kể từ lúc chúng ta gọi là sơ phát Bồ Đề Tâm thực hành Ba La Mật các công đức giải thoát, thì chúng ta đều là thực hiện các chuyện đó trên cái nền tảng tâm thức, nền tảng nghiệp lý của bản thân. Do cái tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, và môi trường sống, phải không? Do cái đó mà chúng ta có những cái kiểu thích và kiểu ghét khác nhau. Và tới lúc tu hành giải thoát cũng vậy. Cho nên có vị là chứng Thánh trong một điều kiện cực kỳ vàng son nhung lụa, điều kiện tiện nghi ngất trời. Thí dụ như mình thấy Ngài Mahakaccayana đang làm ông quan lớn rồi đi hầu Phật bèn đắc A La Hán, hoặc là thanh niên Yasa có 3 lâu đài như là thái tử Tất Đạt vậy đó. Rồi ban đêm tình cờ đi ngang qua phòng của đám người hầu, trời ơi thấy nó nằm liệt địa giống như cái đống xác mà chưa có chôn đó. Ngài ớn quá đi. Mà trong kinh nói rõ luôn là lúc đó Ngài đang mang cái đôi giày mà được dệt bằng các sợi chỉ vàng lấp lánh, lấp lánh đẹp lắm, mang đôi dép đó, từ mang đó là thay vì đó dép mang trong nhà Ngài mang đi luôn, đi biền biệt trong đêm, rồi tới lúc Ngài gặp Đức Phật, vì lòng tôn kính Đức Phật cho nên Ngài tháo đôi dép Ngài để đó. Thì buổi sáng gia đình đi tìm thấy đôi dép đó biết là Ngài đang ở đó. Duyên sự như vậy. Và có nhiều vị trời ơi, đi tu mà cũng mang đôi dép bằng vàng, coi đã không? Trước khi đắc đạo mà còn chỉnh múi giờ trên cái Rolex Platinum mà Diamond, đấy, còn có vị trời đất ơi, trước khi đắc đạo còn sót lại có nửa gói mì mà nó cũng mốc, gián nó làm một ổ ở trỏng, có. Ở đây tôi đang nói hình ảnh của người nay, chứ ngày xưa làm gì có mì gói. Nhưng mà đại khái khổ vậy. Đói ba ngày ba đêm bèn đắc đạo. Có vị ta nói oằn oại giãy giụa trên một đống phân, nước tiểu, máu và mũ. Máu, mũ, phân, và nước tiểu, oằn oại giãy giụa bèn đắc A La Hán. Có vị trời đất ơi ta nói, rừng sâu núi thẳm, phải không? Ma thiên nước độc, lam sơn chướng khí, mấy chục năm trời bèn đắc La Hán. Có vị trời đất ơi, đang làm cư sĩ sung sung, sướng sướng, vui vui, vẻ vẻ, gặp Phật nói một câu bèn đắc A La Hán, đắc xong là có lục thông, tam minh và Bốn Trí Vô Ngại, bay thẳng về Tuyết Sơn sống trong cái hang đầy tuyết, tuyết trắng mênh mang, băng đóng vĩnh cửu, bốn mùa tuyền một màu trắng, những đêm trăng thanh vắng tuyệt đối một mình nghe gió hú trên đỉnh cao, không có một dấu chân phàm trần nào lai vãng trên đó. Khi cần bèn ôm bát khất thực ở một cái nơi nào đó hữu duyên. Khất thực xong là biến mất như một làn khói, và xuất hiện trên đỉnh núi tuyết ngàn đời trắng nõn, đã không? Có những vị nhập Định ở ngoài hoang đảo, có những vị nghỉ trưa, Ngài.......... buổi trưa Ngài xuống dưới đáy biển Ngài kiếm cái hang nào dưới Ngài nằm nghỉ trưa. Dễ sợ như vậy đó. Đã vậy đó. Trời ơi còn có vị trước khi đắc nó đoạn trường, trước khi đắc đoạn trường, đắc xong ta nói trầy trật, sống khổ cực cho tới ngày viên tịch. Ở đâu ra cái đó ta? Ở đâu? Dạ kính thưa, đó là từ cái Lộ Trình tu hành của mình ngày xưa, đấy. Cái thiện của mình nó có những cái tác động nhất định lên cái bất thiện. Tuần sau sẽ tiếp cái đó. Cái bất thiện của mình nó cũng có những tác động nhất định lên cái thiện, đấy. Cho nên mỗi ngày, mỗi giờ, để coi mình quan tâm cái gì? Mình thích cái gì? Mình ghét cái gì? Và chúng ta là người hoàn toàn có thể chỉnh sửa tương lai của mình. Chỉnh sửa. Chỉnh sửa bằng cách là gì ta? Mình coi mình ngán cái gì cho kiếp sau, thì bây giờ mình phải chuẩn bị mình né cái đó. Sợ cái Quả nào thì bây giờ phải né cái Nhân đó. Câu này quan trọng nè nha. Câu này quan trọng. Câu này phải xăm à. Phải xăm lên người nha. "Mình sợ cái Quả nào, thì phải né cái Nhân mà tạo ra cái Quả đó". Thí dụ như mình sợ bệnh đúng không? Thì phải né cái Nhân nào bệnh, Nhân mà hành hạ chúng sanh, rồi bắt đầu hỗ trợ người bệnh, chăm sóc thức ăn, để chi? Để kiếp sau sanh ra đừng có bệnh. Thí dụ như vậy, thí dụ như vậy. Mình sợ nghèo, mình sợ bệnh, mình sợ xấu, thì bây giờ mình coi làm gì mà cho nó đẹp. Mình sợ Trí Tuệ chậm lụt, thì bây giờ mình làm gì cho cái trí nhanh, trí nhiều, đấy. Phải như vậy. Chứ còn không mình để mình buông xuôi đó, mà mình để cho gọi là mọi thứ là vận hành kiểu vận hành tự nhiên. Có nhiều người hiểu làm câu này. Để cho nó vận hành tự nhiên là không có can thiệp. Câu đó hiểu mà hiểu không tới đó, kỳ lắm á. Kỳ lắm. Cái kiểu mình tu để cho mọi thứ nó vận hành đó. Cái đó câu này hiểu đúng nó hay bằng trời đi, mà hiểu sai nó nguy hiểm vô cùng. Tu cứ tà tà, cứ cười cười, uống trà rồi tưới lan. Cười cười để cho mọi thứ nó vận hành là chết luôn. Câu đó phải hiểu đúng, câu đó nó hay lắm, nhưng mà ai? Ai hiểu câu đó? Phải là người hiểu, thì mấy cái câu đó hiểu đúng và làm đúng thì tuyệt vời. Còn cái kiểu mà ăn là cứ cười cười cười đó, cho mọi thứ vận hành là chết có ngày, nhớ. Mình cứ nhớ thế này. Không có phải tâm linh là chỉ thân xác mình thôi, không đợi đến tâm linh, thân xác của mình nè, mà cứ thích gì ăn nấy, rồi cứ cười cười, cười cười, rồi trông đợi vào nắng sớm, mưa chiều, tự nhiên nó khỏe. Đó là không có à nha. Anh là không bao giờ có cái chuyện mà thắt đáy lưng ong, eo con kiến, 6 múi mà tự nhiên mà được. Cái vụ đó không bao giờ được cái vụ mà eo nhỏ, mà ngực to, rồi mà 6 múi mà tự nhiên có, tập lòi con mắt. Chứ đâu có để cho tự nhiên nó vận hành là chết á. Làm gì có. Tôi nè. Có thời gian dài tôi viết bài bằng cách là tôi nằm ngửa tôi viết trên iPad, bây giờ tôi nói tôi nhìn tôi ngao ngán, tôi giống như con chằng hêu vậy đó. Tôi bây giờ nè. Cái chân tôi nhỏ xíu à. Chân tôi nó nhỏ xíu, chân nó như 2 tép xả vậy đó. Mà cái bụng tôi nó như trái cà vậy đó. Tôi nè, đó. Cái chuyện mà 6 múi nó không tự có. Yeah. Nó không tự có. Và mình nên để ý coi cái gì trong người của mình nó đang là cái nguồn lực chủ đạo, để nó hướng dẫn hướng hành động của mình. Cái đó quan trọng lắm. Ok. Hẹn các vị kỳ sau nha. Chúc các vị một ngày vui.
Mật mã / Password: