<blockquote>Kalama tri ân bạn ghi chép.</blockquote>
toaikhanh.com
Sửa bài / Editing: Kinh Đại Duyên (1)
Kinh Đại Duyên (1)
Kalama tri ân bạn 77july2015 ghi chép.
[23/09/2022 - 01:23 - 77july2015] Hôm nay chúng ta học kinh đại duyên. Ai ở đây học kinh pali hay là học a tỳ đàm cũng biết chữ duyên thường được dùng chữ paccaya; nhưng ở đây mình thấy chữ nidana đồng nghĩa là điều kiện, nhân duyên, duyên sự. Cho nên học thêm 1 chữ nữa, bên cạnh paccaya, chữ duyên còn có 1 chữ nữa, pati + aya cái gì thúc đẩy mọi sự đi tới gọi là duyên, thành paccaya. Chữ aya này từ cái ngữ căn là ay là to go, đi, ay hoặc là aya. pati + aya thành paccaya theo văn phạm pali. Bữa nay học thêm từ nữa, paccaya đồng nghĩa với nidana. Theo sớ giải nói rằng, một ngày kia sau buổi ăn trưa, ngài ananda thu xếp vài việc liên quan đến đức Phật. Ví dụ ngài đến phòng đức Phật, xem đức thế tôn cần cái chi, cái gì cần dẹp bớt, cái gì cần đem tới. Ngài quan sát xong xuôi rồi thì thấy là tạm thời không còn việc gì để làm bên cạnh đức Phật nữa thì mới xin phép để ngài về chỗ thanh vắng ngài ngồi nghỉ trưa. Tại sao tui phải kể lê thê như vậy? Tui muốn các vị biết thêm sinh hoạt của đức Phật, của chư thánh hồi đó. Thấy tui lê thê chứ thật ra tui đang chạy trốn lòng vòng trong chánh kinh dài lê thê. Sau khi ngài ngó sơ đức Phật không cần mình nữa rồi, ngài mới về, ngài liếc sơ qua mấy người đệ tử, intevasika, học trò xem mình có cần giúp gì nữa không, khi ngài thấy ok rồi ngài mới ra chỗ thanh vắng ngồi nghỉ trưa, bằng cách nhập quả định (phalasamapatti) quán chiếu danh sắc bản thân. Sau đó suốt một hoặc hai giờ đồng hồ (tùy thích) chỉ có tâm sơ quả xuất hiện để ngài ananda an trú trong cảnh niết bàn, không biết gì đến pháp hữu vi xung quanh nữa. Định nghĩa thiền quả là như vậy đó, mỗi lần vị thánh muốn nghỉ ngơi, có 2 cách, người ta nằm ngủ như mình vậy đó, hai là quán chiếu danh sắc bản thân. Ví dụ, bây giờ nó đang nóng quá, đang nóng, đang nóng, thọ khổ. Cái nóng là vô thường, cái khổ là vô thường, cái tê mỏi này là khổ, là vô thường, quán sát tích tắc, quán sát như vậy là tâm... Ví dụ vị đó sơ quả, thì hàng loạt tâm sơ quả xuất hiện liên tục trong vô số sát na; thời gian bao lâu tùy thích, 1 tiếng 2 tiếng 10 tiếng, 1 ngày 2 ngày 3 ngày là do mình nguyện. Ngài thì ngài biết không thể lâu được vì ngài có trách nhiệm phục vụ thế tôn cho nên ngẫm giờ ra thì một hai giờ đồng hồ thôi chứ không thể hơn nữa. Có thể thế tôn cần đến mình, Thế tôn cần nước uống, cần nước tắm, ngài chỉ chú nguyện an trú thiền quả trong vài giờ thôi. Cách an trú đó là quán chiếu danh sắc bản thân trong tích tắc rồi thì dòng tâm thức chìm vào dòng chảy của tâm sơ quả, bởi vì ngài thánh sơ quả mà. Còn vị thánh tứ quả thì lúc đó chìm sâu trong loạt tâm tứ quả, khi mà an trú trong thánh quả thì vị đó chỉ có 1 cảnh duy nhất đó là niết bàn chứ không còn biết chuyện gì xung quanh, nắng gió mưa sương nóng lạnh hoàn toàn không biết gì nữa. Hết giờ đã định thì vị đó quay lui, trở lại tâm hữu phần trong vài sát na, hết giờ đó mắt tai mũi lưỡi làm việc bình thường, nghĩa là ngài có thể nghe được tiếng động bên ngoài, có mùi hương trong gió thì ngài cũng nghe biết, có hình bóng màu sắc nào xuất hiện thì cũng nghe biết. Người mắt phàm đi ngang thì tưởng ngài ngồi thiền gì đó, hoặc nghỉ trưa nhưng ngài vừa trải qua một hai tiếng đồng hồ tức cảnh niết bàn. Nếu biết phật pháp, thì biết thêm chỗ này mới thấy khiếp, đời sống phàm phu của mình nó khổ cỡ nào, mình chỉ biết toàn cảnh hữu vi, toàn cảnh bất thiện, vợ chồng, con cái, nhà cửa, công ăn việc làm, miếng cơm manh áo, đồng tiền bát gạo, mệt lắm, thù oán thương hận tình sầu trong khi vị thánh họ chỉ nằm nghỉ vậy đó. Sau vài giờ đồng hồ nghỉ ngơi thì ngài khỏe khoắn toàn thân, thân tâm trong tình trạng tốt nhất vì vừa an hưởng cảnh niết bàn, tâm sinh lí trong tình trạng tốt nhất mà một người có thể đạt tới. Lúc đó, ngài sau khi xả thiền quả như vậy ngài suy tư về 1 vấn đề phật pháp, nay chuyện này, mai chuyện kia quẩn quanh trong những vấn đề phật pháp, cả chư thánh đều như vậy, suy tư vấn đề gì đó về chánh pháp. Hôm nay sau khi xả thiền quả rồi ngài ananda suy nghĩ về giáo lí duyên khởi09:06 [23/09/2022 - 01:23 - 77july2015] Hôm nay chúng ta học kinh đại duyên. Ai ở đây học kinh pali hay là học a tỳ đàm cũng biết chữ duyên thường được dùng chữ paccaya; nhưng ở đây mình thấy chữ nidana đồng nghĩa là điều kiện, nhân duyên, duyên sự. Cho nên học thêm 1 chữ nữa, bên cạnh paccaya, chữ duyên còn có 1 chữ nữa, pati + aya cái gì thúc đẩy mọi sự đi tới gọi là duyên, thành paccaya. Chữ aya này từ cái ngữ căn là ay là to go, đi, ay hoặc là aya. pati + aya thành paccaya theo văn phạm pali. Bữa nay học thêm từ nữa, paccaya đồng nghĩa với nidana. Theo sớ giải nói rằng, một ngày kia sau buổi ăn trưa, ngài ananda thu xếp vài việc liên quan đến đức Phật. Ví dụ ngài đến phòng đức Phật, xem đức thế tôn cần cái chi, cái gì cần dẹp bớt, cái gì cần đem tới. Ngài quan sát xong xuôi rồi thì thấy là tạm thời không còn việc gì để làm bên cạnh đức Phật nữa thì mới xin phép để ngài về chỗ thanh vắng ngài ngồi nghỉ trưa. Tại sao tui phải kể lê thê như vậy? Tui muốn các vị biết thêm sinh hoạt của đức Phật, của chư thánh hồi đó. Thấy tui lê thê chứ thật ra tui đang chạy trốn lòng vòng trong chánh kinh dài lê thê. Sau khi ngài ngó sơ đức Phật không cần mình nữa rồi, ngài mới về, ngài liếc sơ qua mấy người đệ tử, intevasika, học trò xem mình có cần giúp gì nữa không, khi ngài thấy ok rồi ngài mới ra chỗ thanh vắng ngồi nghỉ trưa, bằng cách nhập quả định (phalasamapatti) quán chiếu danh sắc bản thân. Sau đó suốt một hoặc hai giờ đồng hồ (tùy thích) chỉ có tâm sơ quả xuất hiện để ngài ananda an trú trong cảnh niết bàn, không biết gì đến pháp hữu vi xung quanh nữa. Định nghĩa thiền quả là như vậy đó, mỗi lần vị thánh muốn nghỉ ngơi, có 2 cách, người ta nằm ngủ như mình vậy đó, hai là quán chiếu danh sắc bản thân. Ví dụ, bây giờ nó đang nóng quá, đang nóng, đang nóng, thọ khổ. Cái nóng là vô thường, cái khổ là vô thường, cái tê mỏi này là khổ, là vô thường, quán sát tích tắc, quán sát như vậy là tâm... Ví dụ vị đó sơ quả, thì hàng loạt tâm sơ quả xuất hiện liên tục trong vô số sát na; thời gian bao lâu tùy thích, 1 tiếng 2 tiếng 10 tiếng, 1 ngày 2 ngày 3 ngày là do mình nguyện. Ngài thì ngài biết không thể lâu được vì ngài có trách nhiệm phục vụ thế tôn cho nên ngẫm giờ ra thì một hai giờ đồng hồ thôi chứ không thể hơn nữa. Có thể thế tôn cần đến mình, Thế tôn cần nước uống, cần nước tắm, ngài chỉ chú nguyện an trú thiền quả trong vài giờ thôi. Cách an trú đó là quán chiếu danh sắc bản thân trong tích tắc rồi thì dòng tâm thức chìm vào dòng chảy của tâm sơ quả, bởi vì ngài thánh sơ quả mà. Còn vị thánh tứ quả thì lúc đó chìm sâu trong loạt tâm tứ quả, khi mà an trú trong thánh quả thì vị đó chỉ có 1 cảnh duy nhất đó là niết bàn chứ không còn biết chuyện gì xung quanh, nắng gió mưa sương nóng lạnh hoàn toàn không biết gì nữa. Hết giờ đã định thì vị đó quay lui, trở lại tâm hữu phần trong vài sát na, hết giờ đó mắt tai mũi lưỡi làm việc bình thường, nghĩa là ngài có thể nghe được tiếng động bên ngoài, có mùi hương trong gió thì ngài cũng nghe biết, có hình bóng màu sắc nào xuất hiện thì cũng nghe biết. Người mắt phàm đi ngang thì tưởng ngài ngồi thiền gì đó, hoặc nghỉ trưa nhưng ngài vừa trải qua một hai tiếng đồng hồ tức cảnh niết bàn. Nếu biết phật pháp, thì biết thêm chỗ này mới thấy khiếp, đời sống phàm phu của mình nó khổ cỡ nào, mình chỉ biết toàn cảnh hữu vi, toàn cảnh bất thiện, vợ chồng, con cái, nhà cửa, công ăn việc làm, miếng cơm manh áo, đồng tiền bát gạo, mệt lắm, thù oán thương hận tình sầu trong khi vị thánh họ chỉ nằm nghỉ vậy đó. Sau vài giờ đồng hồ nghỉ ngơi thì ngài khỏe khoắn toàn thân, thân tâm trong tình trạng tốt nhất vì vừa an hưởng cảnh niết bàn, tâm sinh lí trong tình trạng tốt nhất mà một người có thể đạt tới. Lúc đó, ngài sau khi xả thiền quả như vậy ngài suy tư về 1 vấn đề phật pháp, nay chuyện này, mai chuyện kia quẩn quanh trong những vấn đề phật pháp, cả chư thánh đều như vậy, suy tư vấn đề gì đó về chánh pháp. Hôm nay sau khi xả thiền quả rồi ngài ananda suy nghĩ về giáo lí duyên khởi09:06 [25/09/2022 - 11:20 - 77july2015] 09:09 Ngài nhớ lại mình đã từng nghe đức Phật giảng vô minh duyên hành, hành duyên thức, thức duyên danh sắc, ngài quán ngược quán xuôi thế rồi ngài mới nghĩ thế này. Ai cũng nói giáo lí duyên khởi là sâu sắc, khó hiểu, nhưng riêng với ta, nó sáng trưng, thông suốt, không có gì trục trặc, lợn cợn, lấn cấn hết. Tuy nhiên, ta cũng vào trình lên Thế tôn chuyện này, trình lên ngài suy nghĩ của mình thì thế nào mình cũng được nghe cái gì đó. Trong chánh kinh nói, lúc đó, ngài vào thưa với đức Phật. - Này ananda, cái giáo lí duyên khởi không đơn giản như ngươi nghĩ đâu. Còn trong chú giải nói rằng, lúc đó đức Phật suy nghĩ - ananda này hội đủ 4 điều kiện để xem giáo lí duyên khởi như vậy là dễ hiểu rồi nghĩ như vậy, chứ cách nghĩ của ananda là 1 cách nghĩ liều lĩnh và bất cẩn. 4 điều kiện để ngài ananda thấy giáo lí duyên khởi như vậy là dễ hiểu là sao ta? Rượu ngon không có bạn hiền, không mua không phải không tiền không mua. Cắm đầu mà giảng, ai nghe đây, ai hiểu đây, ai nhớ đây? Nằm đọc chú giải, nghĩ trong bụng, đọc mình sướng hơn... 11:31 Một, Pubbùpanissaya, túc duyên giải thoát đầy đủ sau 100 ngàn đại kiếp tu tập. Hai, Titthavasena, ngài ananda cơ hội gặp gỡ các bậc đại thánh như đức Phật và các vị đại đệ tử, thavasa là thân cận, Titthavasena là thân cận các bậc đại thánh. Ba, Sotapannataya, nhờ sự hỗ trợ của thánh trí (trí tuệ sơ quả) không phải sơ quả thì ngài không có khả năng suy nghĩ thấu đáo như vậy. Tư, Bahussutabhava nhờ sự đa văn, hiếu học. Ngài Ananda nhờ 4 điều kiện này nên xét thấy cái giáo lí duyên khởi là dễ nuốt. Cái thấy cuả ngài không phải không có cơ sở nhưng đức Phật muốn điều chỉnh cái suy nghĩ đó. Cái suy nghĩ đó dường như không chính xác lắm. Trong chú giải nghĩa là, ngài ananda vừa nói một câu giống như người ta muốn giơ tay lên để chạm cõi phạm thiên cao nhất, giống 1 người muốn lấy móng tay đào núi, giống người muốn chẻ đôi trái đất này ra, toàn chuyện khó như vậy. Thực ra giáo lí duyên khởi không đơn giản như vậy, tùy vào trình độ thánh trí, tùy vào sự sâu dày của ba la mật, tùy vào điều kiện sinh hoạt hiện tại mà 1 người nhận thức được các giáo lí quan trọng như tứ đế, duyên hệ, duyên khởi - sâu cạn, rộng hẹp khác nhau. Về căn bản, thánh nhân nào cũng có cái thấy đủ để chấm dứt phiền não và chứng ngộ niết bàn. Đó là cái thấy đủ, còn sâu cạn, rộng hẹp thì khác nhau. Mình có thể ví dụ thế này, chỉ trong 1 căn nhà có ông bà, cha mẹ, anh chị em, các thế hệ, phía sau căn nhà có vườn, đi xa hơn nữa có ruộng, trên sân có hoa kiểng, bonsai, hồ nước giả sơn. Nhưng các vị trong room tuyệt đối phải đồng ý với tôi, một đứa bé 10 tuổi biết rõ đây là nhà của mình, sân nhà của mình, vườn trái của nhà mình, cái ruộng của nhà mình, nó chỉ biết tới đó. Thêm tuổi nó mới biết đây là cây mai chiếu thủy, cây sanh, cây dừa, cây si mà ông ngoại mình tỉa thành bonsai nè, vườn cây có cam xoài mít ổi mận chôm chôm sầu riêng măng cụt bòn bon nè. Thêm tuổi, nó mới biết thêm như vậy. Nó đi đâu, về đến đầu ngõ thì biết đây là nhà mình, đây là ông bà, anh chị em của mình, còn biết hơn nữa phải tùy theo tuổi và trình độ. Không phải ai trong nhà đó nhìn cái đồng hồ odor trên tường cũng có thể biết cấu trúc của nó ra sao mặc dù họ biết đây là đồng hồ treo tường, đồng hồ pháp, đồng hồ cổ hồi đó ông nội đi hongkong hay úc gì đó mua về, họ chỉ biết tới đó thôi, còn cấu trúc nó như thế nào thì chịu chết không biết. Có người biết đây là vườn cây ăn trái nhưng trong nhà có người là kĩ sư nông nghiệp thì cái biết của họ về cây trái ruộng vườn nó khác. Họ là tiểu thương, chỉ biết buôn bán thì cái biết của họ về ruộng vườn nó khác. Cái biết căn bản của mọi người trong nhà đều biết đây là ông nội, bà nội, ba má anh chị em cô dì chú bác cậu mợ dượng biết giống nhau sâu hơn nữa thì thua 19:07 [28/09/2022 - 11:45 - 77july2015] 19:15 Các bậc thánh, về cái biết căn bản thấy được niết bàn và diệt trừ phiền não thì giống nhau, còn cái râu ria sâu rộng cạn hẹp thì dứt khoát không giống nhau. Có 1 điểm dứt khoát giữa bậc đạo sư và đệ tử chỗ đó, giữa các vị thánh thinh văn cũng chỗ đó. Sớ giải ghi rằng, ngoại trừ đức Phật, có 3 vị thinh văn hiểu sâu giáo lí duyên khởi. Đứng đầu các vị đệ tử là 2 vị thượng thủ và ngài ananda. Các vị khác cũng dữ dội nhưng vẫn thua ngài ananda về giáo lí duyên khởi. Mình biết được cái đó cũng có cái lợi bởi vì sao? Mình mới thấy rằng gieo duyên giải thoát giống nhau nhưng hành trì bổ sung khác nhau. Trong chú giải có nói, 2 vị thượng thủ có rất nhiều điểm giống Phật độc giác. Vì sao? Khi thời gian tu tập ba la mật từ 1 a tăng kì trở lên thì các vị có những thành tựu giống Phật độc giác. Thí dụ, các này hơi phong thần chút nhưng mà lỡ nói tới đây mà không nói cũng kì, không có chứng minh cũng kì. Như các vị thinh văn khác chỉ biết được mình sắp sanh xuống cõi người theo Phật, hết, nhưng đức Phật độc giác và 2 vị thượng thủ thì biết mình sắp chết, tâm tử sắp xuất hiện, sắp sanh vô bụng mẹ rồi vô trong bụng mẹ biết nhưng lúc ra không biết. Còn bồ tát chánh đẳng giác biết cả 3 thời, nhập thai, trụ thai, xuất thai. Còn 2 vị thượng thủ và độc giác thì biết nhập thai, trụ thai, còn không biết xuất thai. Thinh văn thường chỉ biết lúc nhập thai thôi. Thêm cái phong thần nữa là hệ thống tiêu hóa, bài tiết của Phật độc giác và 2 đại đệ tử giống nhau, bởi vì người ta tu trên 1 a tăng kì. Giống chỗ nào? Người ta ăn uống vào, khả năng bài tiết của người ta so với người bình thường tốt hơn, đặc biệt hệ thống bài tiết không để lại xú khí, mùi hôi như người bình thường. Cơ thể tự sắp xếp, tổ chức sao đó, đại khái so với người khác không có để lại mùi bất tịnh nhiều như vậy. Dĩ nhiên, dơ là phải dơ rồi, đại khái nó không giống người ta 100%. Có điểm đặc biệt là Phật độc giác, tuy có tiếng là tu gấp đôi ngài xá lợi phất nhưng kiếp chót, 23:16 có thể xuất thân bần hàn; nhưng riêng vị thượng thủ bắt buộc phải có gia thế hoành tráng, đây là luật. Phật độc giác kiếp chót có thể xuất thân bần hàn, ví dụ thợ săn, tìu phu nhưng 2 vị thượng thủ bắt buộc phải có gia thế hoành tráng. Tại sao? 2 vị này giống như là tả hữu hộ pháp của 1 vị chánh đẳng giác, cộng với thời gian tu hành nữa, dứt khoát vị chánh đẳng giác phải tròn trịa nhiều mặt. Bởi vì lâu lâu mới có 1 vị chánh đẳng giác ra đời, cho nên tả hữu hộ pháp của các vị này phải như thế nào cho cân xứng, đây là dịp mình biết thêm. Ngài ananda tu 100 ngàn đại kiếp luôn, thêm 1 chuyện phong thần nữa. Bữa nay coi như là 2 bài kinh liên tục, gọi là 2 bài kinh phong thần với người không tin. Quý vị đừng hỏi tui sư có tin hay không nha. 24:43 [30/09/2022 - 08:12 - 77july2015] 24:49 Bà con ở trong room có còn nhớ hôm trước mình học cái kinh gọi là ambattha trong đó có nói tới gia phả của dòng Thích Ca. Trong đó, có vị vua vốn là tiền thân của Bồ tát Phật mình, tên là Mandhātu, cúng dường chén hạt mè rang cho Phật Vipassī.25:47 Do làm phước này, đời sau vị này sanh ra làm Chuyển Luân Vương tên là Mandhātu. Mỗi tháng vào ngày bát quan, trăng tròn, vị này nguyện trai giới rồi đứng giữa trời vỗ tay một cái, là mưa châu báu rơi xuống. Dân chúng sống phè phỡn, có nghĩa là trong nước của ngài ai cũng là bill gates hết. Có nghĩa là châu báu vàng ngọc nhiều đến mức, người trong nước chỉ có một cách sống, tức là sống theo kiểu dân Kuwait. Dân Kuwait giàu đến mức, ăn rồi chỉ biết cầu nguyện thánh Ala dạy cho cách xài tiền. Dưới nền đất xứ kuwait toàn là dầu, chứ không có nước, nghĩa là họ phải bán dầu để nhập nước ngọt từ nước ngoài về xài. Giàu đến mức nó cầu thượng đế dạy cho nó cách xài tiền, một đất nước dầu rẻ hơn nước lạnh. Xứ Videha của vua này cũng vậy, châu báu nhiều đến mức người ta chỉ đem bán cho nước ngoài. Dân chúng không cần phải làm lụng chăn nuôi gì hết, ăn rồi là alo nước ngoài nó vô lấy xe tải xúc ba cái bảo thạch quý kim. Họ chỉ có một mặt hàng duy nhất để xuất khẩu là bảo thạch quý kim, tới là xúc chứ trong nước không cần làm lụng gì hết, vỗ tay là nó mưa xuống. Ông Mandhātu này là một vị Chuyển Luân Vương có một bánh xe ngọc và một chiếc thảm bay như trong Ngàn Lẻ Một Đêm. Bao nhiêu người ngồi lên là tấm thảm này cứ rộng ra, rộng ra, rộng ra. Với bánh xe ngọc thì đi đâu cũng được, ổng lắc cái là đi, lắc cái là đi, không bị hạn chế bởi hấp lực trái đất và không bị rắc rối về vấn đề dưỡng khí. Kiểu mình bây giờ mà đi ra ngoài, theo thống kê các nhà khoa học cho biết, hoặc lên google đọc coi tui nói đúng không. Điều kiện sinh tồn bên ngoài khí quyển chỉ cho phép con người của mình, không trang bị gì hết, trần trụi trùng trục; mình ở bên ngoài vùng khí quyển đúng một phút là phải die soon. Ổng chú nguyện ở đâu có nhân loại, thì ông sẽ đến đó, khi mà ổng chú nguyện như vậy thì ổng đến được cả 4 đại châu, tức bốn hành tinh có người ở. Dân chúng ở đó khi biết ở hành tinh Nam Thiệm Bộ Châu là đất lành để chư thánh nhân và Chuyển Luân Vương ra đời thì nhiều người xin quá giang để về hành tinh này sống. Vua Mandhātu chấp nhận và mang theo về rất đông nhân loại từ các đại châu kia. Người ở Đông Thắng Thân Châu về lập quốc thành xứ Videha. Người ở Bắc Cưu Lưu Châu về lập quốc thành xứ Kuru. Vì điều kiện khí hậu của Kuru rất tốt, ai mà học tứ niệm xứ sẽ thấy trong chú giải ghi rằng. Thời Đức Phật thôi chứ thời này tui không biết, bởi vì qua 2000 mấy trăm năm rồi thêm ác nghiệp của chúng sanh, theo chu kì biến chuyển vận hành của thế giới thì có lúc đất đai, thổ nhưỡng, khi này khi khác. Thời đức Phật, Kuru là một xứ thái hòa thịnh trị, trẻ con chỉ “nằm trâu thổi sáo mơ thời Thuấn Nghiêu” sướng dữ lắm, khí hậu ôn hòa, cây cối xanh tươi thịnh mậu. Đây là địa điểm đầu tiên Đức Thế Tôn chọn để thuyết kinh Tứ Niệm Xứ. Các vị còn nhớ xứ kuru này hay không? 32:49 Trong chú giải có giải thích thêm như vậy cho nên dân ở đó họ có đời sống đặc biệt, sức khỏe tự nhiên, tóc hiếm người bạc, răng hiếm người bị hư, sâu, ê, nhức, ăn nước đá thoải mái đại khái là vậy. Hôm nay, theo khoa học hiện đại cho mình biết, bên Tây Phi có dân tộc Zuni, châu Á có người Korea. Chúng ta đọc thêm thì sẽ biết những dân tộc rất lạ, dĩ nhiên tui đâu biết dựa vào đâu xác định họ có phải lưu lạc từ đám lưu dân từ thời vua mandhatu tui đâu có biết. Nhưng theo khoa học hiện đại, đây là những dân tộc rất lạ, họ có vài đặc điểm sinh học không giống người khác; thí dụ bên Tây Phi có dân tộc Zuni, châu Á có đại hàn. Mình có thể đổ thừa đại hàn vô địch về mỹ phẩm, người của họ có da đẹp nhưng theo chúng ta được biết thêm. Người Tây Tạng có hệ thống hô hấp rất đặc biệt, người đại hàn thì có hệ thống bài tiết đặc biệt. Mồ hôi của người đại hàn, hệ thống bài tiết của người đại hàn không giống các dân tộc khác trên thế giới, người tây tạng mình không tin cứ nói do họ ở trên cao, nhưng trên thế giới này, dân tộc sống trên cao cũng nhiều, chứ đâu phải như bên châu phi cũng có núi cao, bên ấn độ cũng có núi cao như trung quốc có hoàng liên sơn, đặc biệt dân tây tạng có hệ thống hô hấp rất tốt. Người bình thường như mình ở dưới đây thở không nổi nhưng họ thở ok. Dân đại hàn, tương truyền, nếu họ không ăn kim chi, không ăn tỏi thì họ không hôi, mùi mồ hôi như những dân khác. Tui hơi lạc đề nhưng muốn chứng minh thôi, ý là cho mình biết cái biết của mình về thế giới chung quanh hình như có nhiều chỗ cho mình cần phải điền khuyết. Bây giờ mới tới nói qua nội dung kinh. Nội dung kinh bài kinh này có ngàn lẻ một cách nói nhưng sau nhiều thao thức trăn trở tôi chọn cách nói mềm nhất cho người sơ cơ nhất. Tôi ôn lại cho bà con giáo lý Duyên Khởi. Giáo lý Duyên Khởi là gì? Cuộc luân hồi của phàm phu được xây dựng trên một vòng tròn khép kín, nhân tạo ra quả và nếu chưa chứng thánh thì quả sẽ tạo ra nhân, nhân mới sẽ tạo ra quả như hột xoài tạo ra cây xoài, trái xoài. Từ trái xoài có cây xoài và trái xoài. Từ trái xoài lại có cây xoài và trái xoài. Nếu trong room vẫn chưa chịu hiểu, tui hứa sẽ giảng từ đây cho đến 1 tháng, tui sẽ nhắc lại câu này. Như hột xoài tạo ra cây xoài, trái xoài. Từ trái xoài có cây xoài và trái xoài. Từ trái xoài lại có cây xoài và trái xoài. Coi như mình không biết Giống như không biết con gà có trước cái trứng hay cái trứng có trước con gà, trái xoài có trước hay cây xoài có trước. Chuyện đó, đức Phật nói không quan trọng mà quan trọng là mình có muốn ăn xoài nữa hay không? Mình có muốn tiếp tục có cây xoài trong đất của mình nữa hay không? Chỉ cần mình nói không thì chuyện đầu tiên, thấy cái nào có mầm mống tạo ra cây xoài thì diệt sạch, đó là chuyện quan trọng nhất. Còn ăn rồi mà cả dòng họ ngồi bu lại coi cái trái với cái cây cái nào có trước, chúng ta vốn dĩ không có đủ thời gian. Phật chỉ nói một câu thôi, bây giờ các con không muốn thấy cái xoài nữa thì hãy làm 1 việc dùm cho Như lai. Thấy hột thì xử hột, thấy trái thì xử trái, không giữ lại thứ gì có thể tạo ra cây xoài tương lai, hết. Bây giờ đã nói là 1 vòng tròn thì vòng tròn thì không có điểm bắt đầu, ta phải giả định một điểm bắt đầu nào đó. Bắt buộc phải giả định, thì bây giờ đức Phật ngài có nhiều chỗ giả định. Có lúc Đức Phật giả định điểm bắt đầu đó là vô minh, có lúc là 6 căn, 6 xúc, 6 thọ, 6 ái, 4 thủ, 2 hữu, có lúc là sự chào đời, có lúc là già đau chết, có lúc sầu bi khổ ưu não. Nguyên vòng tròn đó, tùy người mà ngài bắt đầu ở chỗ nào. Ví dụ, có một tướng quân đang đau đớn quằn quại vì cái chết của một người thiếp yêu. Thiếp yêu nghĩa là thiếp vợ bé, nhỏ hơn vợ bé. Ổng khổ lắm, Đức Phật chỉ dạy một câu: Thương yêu sanh ra đau khổ, thương yêu sanh ra sợ hãi. Không còn thương yêu thì không còn đau khổ, không còn sợ hãi. Chỉ nghe xong câu đó vị tướng này hiểu ngay giáo lý Duyên Khởi và đắc cái bùm A-la-hán. Có người, Ngài bắt đầu bằng sầu bi khổ ưu não, ví dụ với người này, đức Phật bắt đầu với nước mắt, nhiều hơn 4 biển mà bây giờ con còn khóc nữa hay sao? Lúc đó là Paṭācārā là một tiểu thư trốn theo người đầy tớ xây tổ uyên ương, có con, chịu không nổi khổ cực mới chạy về nhà cha mẹ ruột, ông chồng chạy theo kiếm thì bị rắn cắn chết, còn lại 1 mình 1 thân, mới đẻ non ngày non tháng, bồng mấy đứa con lội qua sông sẩy tay chết sạch còn 1 thân 1 mình. Đi về, chồng chết, con chết, còn trông đợi cha mẹ già tối nay về đoàn viên tha hồ mượn vai họ mà khóc cho thỏa. Ngờ đâu về tới đầu làng, có con sáo nhỏ hót vang đầu vườn, thấy khói bay mù mịt, hỏi đêm qua người dân ở đây bảo bão bay sập nhà, dân chúng họ mới đem 2 ông bà già đem thiêu. - Thôi thì cô cũng biết sớm hay muộn, tới sì sụp ba nén hương lòng đi. Nghe đến chỗ ba má của cổ đã đi rồi thì nỗi đau lên tới đỉnh điểm, cổ cười sằng sặc, tháo từng món từng món, không giữ lại món gì trên người hết, đi trên đường hát nghêu ngao, con cò xanh nhảy quanh hòn đá, cứ hát như vậy. Do duyên lành tu hành 100 ngàn đại kiếp, mới đẩy nàng vô chùa lúc đó đức Phật ngài đang thuyết pháp mà nàng thì vẫn hát con cò xanh nhảy quanh hòn đá. Lúc nhìn thấy Paṭācārā Đức Phật đã biết, Ngài nói: Con đã khóc nước mắt của con, máu lệ của con trong nhiều đời sinh tử nhiều hơn bốn biển mà bây giờ con còn thấy chưa đủ hay sao? Khi nghe Đức Phật nói như vậy Paṭācārā lập tức bừng tỉnh. Nàng ngồi thụp ngay xuống khép người lại. Tứ chúng, toàn dân ấn độ không, chứ gặp dân việt nam tui không biết xử sao. Chứ dân ấn độ thì ai cũng có khăn choàng, khăn quấn, xà rông, chứ bà đó mà gặp dân việt nam, có thứ thiếu vải thì không biết lấy gì chia cho bả thì tui không biết.Có người quăng cho nàng một tấm khăn choàng, quấn lại xong, bả nghe một thời pháp và sau đó xuất gia, đắc quả La-Hán, trở thành đệ nhất trì luật bên ni, giống như ngài Upāli bên tăng. 43:42 [30/09/2022 - 11:50 - 77july2015] 43:48 Cho nên, hệ thống Duyên Khởi có nhiều điểm bắt đầu. Có người, nhìn họ, Ngài biết phải nghe giáo lí duyên khởi nhưng phải bắt đầu từ 6 căn. Thí dụ, ngài nói rằng “không có mắt tai mũi lưỡi thì không có sinh tử”, nghe cái họ đắc A-la-hán. Có người Ngài nói “mắt biết, tai biết, mũi biết, lưỡi biết không có tội, mà tội là ở chỗ con biết bằng tâm gì”, nghe là họ đắc cái bụp, đã vậy đó. Có người Ngài nói “thích chưa đủ, chính vì thủ mới nên tội”, còn phàm còn thích là chuyện bình thường, nghe là họ đắc cái bụp liền. Có người Ngài nói “không có nhập thai thì làm gì có khổ”, vừa nghe nói vậy là đắc liền. Công thức chúng ta thường thấy “vô minh duyên hành” là công thức căn bản giáo lí cho tay bị bệnh nghiện lý luận, nghiện A-tỳ-đàm, mê chi pháp thì nó nghe nó phê hơn. Thì thôi bữa nay mình chọn cái đó cho nó dễ. Do vô minh trong tứ đế nên mới tạo các nghiệp sinh tử. Đó là câu thiệu, thoại đầu. Thế nào là vô minh trong tứ đế? Không biết mọi hiện hữu là khổ, vì sự có mặt nào cũng nằm trong 3 khổ nên mọi hiện hữu đều là khổ đế. Không biết như vậy thì gọi là bất tri trong khổ đế. Ba khổ là gì? Ba khổ: Dukkhadukka (khổ khổ): sự có mặt của những gì khiến thân tâm khó chịu. Viparināmadukkha (hoại khổ): sự vắng mặt của những gì khiến thân tâm dễ chịu. Abhisankhāradukkha (hành khổ): sự lệ thuộc các điều kiện để có mặt và có rồi phải bị mất đi. Cái thứ ba hơi sâu à, sự lệ thuộc đó là cái khổ. Chuyện bị mẹ chồng em dâu đày đọa mình, giặc ngô không bằng bà cô bên chồng là vậy đó, nghĩa là bên chồng tàn khốc lắm. Chuyện nhà chồng hành hạ mình là khổ khổ. Chuyện phải xa người thân để về làm dâu xứ lạ thì đó là hoại khổ, không còn tiếp tục được yêu thương nữa. Nhưng hành khổ là gì, là chuyện anh làm dâu, chuyện có mặt xứ lạ quê người, ngoài thằng chồng của mình ra không còn đứa nào thương mình nữa, thì sự có mặt xứ lạ quê người đó là hành khổ. Nói cách khác, nóng nực đổ mồ hôi, xám da cháy mặt là khổ khổ; quạt máy, máy lạnh đang xài tự nhiên hết điện là hoại khổ; sự có mặt ở xứ nóng là hành khổ. Tất cả hiện hữu trên đời đều nằm không ngoài 3 cái khổ này. Chúng được gọi là khổ đế. Chính vì không biết mọi hiện hữu là khổ, cái không biết này được gọi là bất tri trong khổ đế, tức vô minh trong Khổ đế. 2. Bất tri trong Tập đế: là không biết rằng bất cứ sự đam mê, thích thú nào cũng đều là đam mê trong Khổ đế và chính sự đam mê thích thú đó là cách đầu tư thêm Khổ đế. Thứ nhất, mình phải biết là mọi hiện hữu là khổ, vì hiện hữu nào nằm ngoài 3 khổ. Bất tri trong Tập đế: là không biết rằng bất cứ sự đam mê, thích thú nào cũng đều là đam mê trong Khổ đế. Khi anh mê khổ đế thì mới đầu tư khổ đế, thì bản thân sự đam mê đó là tập đế, là nguồn khổ. Càng ngứa càng gãi, càng gãi càng ngứa, càng ngứa càng gãi, càng gãi càng đã, càng đã càng lở, càng lở càng ngứa, càng ngứa càng gãi, càng gãi càng đã, càng đã càng lở, càng lở càng ngứa, càng ngứa càng gãi, càng gãi càng đã,.... coi như suốt mùa thu như vầy cứ chạy trốn khổ đế bằng cách đam mê nó, đầu tư nó thì làm sao hết khổ được. Cứ thất tình, làm ăn thua lỗ, cứ thua bài thua bạc, thì cứ đi nhậu, vùi đầu trong những quan hệ tào lao thiên tướng, cứ trà đình tửu đám, cứ săn bắn câu cá, vùi đầu trong tội lỗi, cứ chạy trốn nỗi khổ niềm đau. Nghĩa là anh chạy trốn khổ đế bằng cách đầu tư tập đế mà anh không hề biết rằng, tất cả đam mê của anh nó chỉ là đam mê trong khổ đế mà thôi. Giờ mình thương 1 người nào đó cũng là thương 1 cục khổ đế, mình đam mê 1 món ăn nhậu nào đó cũng là đam mê khổ đế. Mình đam mê trong cái nghiện ngập nào đó, cũng đam mê trong khổ đế, dù thương người, thích vật, nơi chốn hay địa phương nào đó tất thảy đam mê đó đều là đam mê trong Khổ đế. Vì khổ đế là tất cả mọi hiện hữu. Tới bữa nay mà còn không hiểu? Với cách nói này, nếu đủ duyên là đắc... Khi không biết mọi hiện hữu là khổ vì chúng luôn nằm trong ba khổ thì mới thích cái này cái kia. Mà tại sao thích? Vì mình muốn chạy trốn cái khổ. Đói quá kiếm cái ăn mà ăn bằng tâm tham. Lạnh quá kiếm cái để đắp nhưng đắp bằng tâm tham. Cô đơn quá kiếm người để yêu và yêu bằng tâm tham. Từ chỗ trốn khổ dẫn đến đam mê trong khổ, đời đời bị khổ, mà từ đó không hiểu cái thứ 3. Khoan cho tui nói 1 câu, có nhiều bà con trong đây, tui nhắc với niềm thương kính và tri ân vô bờ bến khi các vị đã chịu khó ghi chép lại mấy cái note của tui trong bài giảng. Nhưng tui biết nói sao khi các vị ghi chép lại mà các vị bỏ dấu sai, không tưởng tượng được. Thí dụ có ông kia ghi, 1 người nhiều phước nhưng thiếu đức, một vị trời nhiều phước thiếu đức khi sanh về trời mà nhìn thấy các điềm báo tử 54:45 thì sẽ sợ hãi mà các vị đành đọa bỏ dấu như thế này, một-người-nhiều-phước-thiểu-dục. Mấy vị nghĩ coi thương nhau mà lại bằng 10 phủ nhau, các vị có ác đến đó thì thôi. Người ta đã không nói tên mình mà mình chường cái mặt ra mình sám hối là sao? Cái đó phải nói thông minh tuyệt thế giai nhân. Đại khái tui nhắc như vậy. 3. Bất tri trong Diệt đế: Cho nên chính vì không chịu hiểu rằng mọi hiện hữu là khổ chính vì chúng nằm trong 3 khổ mà đam mê trong đó, như vậy tập đế là niềm đam mê trong Khổ đế. Bất tri trong diệt đế là sao? Không chịu hiểu rằng khổ có thể chấm dứt bằng sự vắng mặt của Tập đế; (tức không chịu biết rằng bệnh ghẻ có thể chấm dứt bằng cách đừng tiếp tục gãi bằng móng tay dơ nữa). Khi Không chịu hiểu rằng khổ có thể chấm dứt bằng sự vắng mặt của Tập đế thì đó là bất tri hay vô minh trong Diệt đế. Từ chỗ vô minh này khiến người ta chạy đôn đáo tìm cứu cánh giải thoát ở nhiều đạo lộ mà nằm ngoài tinh thần ly ái vô tham. Nó kẹt như vậy đó, khi mà không biết cách chấm dứt khổ đế, bằng cách chấm dứt đầu tư nguồn khổ, thì mình có thể đi tìm các cứu cánh thoát khổ bằng cách tiếp tục đầu tư thêm, cứu cánh mà nằm ngoài tinh thần ly ái vô tham. Ví dụ họ theo đạo ông Tư bà Tám, nước sôi, nước nổi, đạo Dừa, đạo ớt, chôm chôm, sầu riêng, đạo thờ Bò, thờ chó, thờ trâu, đạo Lõa thể, đạo thờ mưa, thờ lửa tùm lum để chi. Họ thờ để mai này lìa bỏ thân bất tịnh vô thường này về họp mặt với đấng chí tôn vô thượng ở 1 thiên đường vĩnh hằng trường cửu nào đó. Anh chạy trốn cái hiện hữu này để hướng tới cái hiện hữu khác. Đức Phật đã nói không biết bao nhiêu lần, hễ còn hiện hữu dứt khoát là còn khổ. Vì khổ nó có 3. Mình từ trước giờ không học đạo thì chỉ biết khổ có 1, khổ là cái gì làm tui khó chịu, mà trong này còn 2 cái khổ nữa. Trên đời này, mọi thứ không vô thường, mà đứng yên thì tất cả thành tượng đá hết rồi. Tất cả đều biến chuyển, khi này khi khác mới vui mới hay. Không đói thì ăn không ngon, không khát uống không đã, không lạnh đắp mền không phê, không nhớ thương gặp nhau đâu có mừng. Rất nhiều người, tui gặp cái mặt của họ, là tui lạnh xương sống, là vì tui không thương, ghét họ, tui không dám giết, nhưng nghe họ chết tui mừng, thì làm sao tui gặp họ tui mừng được. Mừng vì thời gian xa nhau, tui nhớ không tưởng tượng nổi, nhớ tha thiết, khi gặp nhau yêu thương nồng nàn. Đói xanh xương, đói lòi con mắt thì khi ăn mới ngon. Phải khát cháy cổ thì uổng mới đã. Lạnh sát se, tê tái thì đắp cái mền mới đã. Như vậy tất cả những gì ta gọi là hạnh phúc thật ra không phải hạnh phúc mà chỉ là giải pháp cho đau khổ. there is no any happy but resolution. Trên đời vốn không có hạnh phúc nào mà chỉ có giải pháp thôi. Ăn ngon là giải pháp đối phó cái đói, vì khi anh đói thì ăn mới ngon. Vì vậy khi hành giả tu Tứ Niệm Xứ thấy mỏi quá là khổ, muốn thay đổi tư thế là tham. Dĩ nhiên hiểu là vậy chứ không phải cấm mình xê dịch. Tiếp tục thấy đau quá, chịu không nổi thì xê dịch nhưng khi xê dịch thì xê dịch trong ý thức tỉnh táo, biết đây là khổ thọ, biết cái muốn xê dịch là tham ái. Khi xê dịch rồi, đổi rồi, biết rõ đây là thọ lạc, sự thoải mái dễ chịu; biết cái này là ái, biết cái này là sân, cái này là khổ, cái này là vui, dễ chịu, khó chịu. Biết rõ cái sự mình gọi là hạnh phúc không phải là hạnh phúc chỉ là giải pháp cho đau khổ. Ngồi lâu thấy tê, đứng dậy thấy đã thì cái đã đó đang là giải pháp. Bây giờ tui nhốt các vị vô cái hầm tối tui, nực xịt khói, 5 tiếng đồng hồ, không cho các vị cái gì hết, các vị cũng cảm thấy hạnh phúc là vì cái bước ra đó, bước ra gió, ra ánh sáng là giải pháp cho sự nực nội nãy giờ. Cho nên chính vì không thấy được những điểm này nên người ta mới tiếp tục tin tưởng 1 thiên đường vĩnh hằng, trong khi đức Phật đã xác định mọi hiện hữu là khổ, không khổ kiểu này thì kiểu khác. Thêm điều quan trọng nữa. Cho đến bao giờ không thấy được rằng thân tâm này là gánh nặng thì khi đó người ta còn tiếp tục kỳ vọng, mộng mơ vào những hình thức tồn tại khác. 1:03:22 [01/10/2022 - 12:07 - 77july2015] 1:03:22 Câu này quý vị phải sơn son thiếp vàng. Cho đến bao giờ chưa thấy được cái thân tâm này là gánh nặng thì người ta còn tiếp tục kì vọng, mộng mơ vào các hình thức tồn tại khác. Khi ớn nó quá rồi thì không mong. Như bệnh nhân đã quá chán sợ bệnh viện thì chỉ mong xuất viện hơn là đổi phòng tiện nghi hơn. Tui mới xuất viện đây, kinh nghiệm tràn trề, bằng chứng sống nhân chứng sống bằng xương thịt ngồi đây. Khi mà tui đã quá ngán nó rồi thì các vị hỏi - giờ sư muốn cái gì? sư muốn đổi phòng không hay là muốn ra? - kính thưa quý vị, cho em ra. Ra rồi về điều trị ngoại trú, chứ còn tiếp tục ở trong đây, 1 ngày 30 cô y tá đẹp như tiên tới chăm sóc, bồng ẳm dìu dắt, này nọ ăn uống tắm rửa có người lo mấy cái đó, cho tui về tui hứa ăn cháo với rau luộc, ở nhà lá tui cũng chịu nữa. Thậm chí mỗi người đi ngang cái chòi lá của tui có quyền phóng uế, nhổ nước bọt tui cũng không giận nữa, miễn sao đừng có mổ xẻ máu me nữa, tui sợ lắm rồi. 1:05:36 Đây là lý do vì sao những vị chơn tăng, chơn tu có thể gồng chịu được những phỉ nhổ, chà đạp, những đau thương máu lệ trên con đường phạm hạnh bởi họ quá ngán sanh tử. Họ ngán nhất là sự sinh tử, sự sa đọa, ác thú; cho nên những thứ chửi rủa dè bĩu khinh miệt coi thường chỉ là móng tay. Đây là 1 sự thật. Nếu mình không biết chuyện đó thì chỉ nghĩ: - Mấy cha này chắc thánh hết rồi, giả bộ hoài. Họ không phải là thánh nhưng vì họ thật sự sợ sinh tử. Người từng có kinh nghiệm cận tử, nếu tiếp tục sống được, và có kiến thức Phật pháp thì tu tốt lắm. Kinh nghiệm cận tử là cơ hội để họ trải nghiệm lằn ranh sống chết. Cho đến khi nào mình hình như bị nhốt tù trong cái cục thịt mấy chục kí này, chính vì cái cục này mà mình còn bị nóng, lạnh, đau, nhức, đói, khát, bị cuộc đời trù dập, tổn thương, xúc phạm, đổ máu và rơi lệ. Vì đâu? Nếu bây giờ mình chỉ còn là làn khói trắng, thì đâu có khổ dữ thần vậy. Chính vì mình không chịu hiểu 1 quy tắc rất đơn giản. Một cọng rơm, một sợi tóc, một tờ giấy rơi từ lầu cao xuống đất không hề hấn gì vì bản thân nó gần như không trọng lực. Một con người, một tô sứ, một đĩa sành, một ly thủy tinh sẽ bị bể, vì trong cái cơ cấu vật chất đó coi như nó bị hấp lực của trái đất tấn công triệt để. Trong khi đó, một cọng rơm, một sợi tóc, một tờ giấy cũng có cái hấp lực đó rất mảnh, không đáng kể. Khi tu mà xem mình chỉ là làn khói, chỉ là cọng rơm, là tờ giấy thì khác đi nhiều lắm. Nếu chiều nay quí vị hỏi tôi: Tu hành là sao? Thì tôi sẽ trả lời: Tu hành là để hiểu mình là một tờ vé số. Tờ vé số chỉ có giá trị khi trúng. Ở việt nam có câu, “Trước bốn giờ chiều chưa biết ai hơn ai”. Trước bốn giờ chiều thì tờ vé số quí vô cùng, chưa dò chưa dò. Chứ mà dò rồi, nó chỉ là tờ giấy vô duyên, vô ích, tào lao bậc nhất vũ trụ. Vì nó nhỏ xíu, không làm gì được hết, không gói đồ được, không viết ghi, vẽ vời, lau chùi gì được bằng tờ vé số. Nhưng trước giờ sổ, ẩn số của nó là n, mình cũng vậy. Tấm thân này của chúng ta chỉ có giá trị chỉ khi nó là con đò nhỏ đưa mình sang sông trên hành trình tu chứng. Nếu không thì tấm thân này chỉ là của nợ, chẳng có giá trị gì hết. Dĩ nhiên tui biết nhiều người trong room, họ đến đây có thể nghĩ cha này đạo đức giả. Nhưng tui nói thiệt, hết cách rồi, phải nói như vậy cho cục nợ mấy chục kí này. Bây giờ tui có ra sao, các vị có thể nói như thế nào, chuyện đó mặc xác nhưng có 1 chuyện phải nói rằng, người ta không thể nói khác đi về cái mấy chục kí lô này. Cho nên mình chỉ thấy mình là tờ vé số, tại sao tui không khuyên mấy vị hãy tu để thấy mình là tờ giấy, mà lại thấy mình là tờ vé số vì nó có ý nghĩa rất lớn trong cách ẩn dụ này. Thứ nhất, trước khi dò thì tờ vé số có giá trị, đủ để đổi đời 1 con người, có thể biến con quạ thành thiên nga, nhờ vậy mình mới trân trọng sức khỏe và thời gian ấy. Cũng chính vì nghĩ tờ vé số sau khi dò nên tâm tình, cảm giác, đánh giá, nhận thức của chúng ta về thân tâm này nhẹ đi nhiều lắm. Vô minh trong Diệt đế là vị ấy thấy rằng Khổ đế là cái đáng chán, Tập đế là cái đáng sợ vì nó là nguồn khổ. Bây giờ muốn hết khổ đế chỉ có cách duy nhất đó là sự vắng mặt của tập đế. Khổ đế có từ Tập đế, muốn hết Khổ đế phải trừ Tập đế. Sự vắng mặt của Tập đế chính là Diệt đế. Đạo đế là con đường nào đi ngược lại tinh thần Tập đế. Đó chính là Tam học, tức Bát Chánh Đạo. Cách định nghĩa, trong kinh tui không thấy nhưng trong giải thích thì có, mà cách giải thích gọn như vậy tui chưa từng thấy. Cứ nói niết bàn là diệt đế nghe nó xa xôi, đạo đế là bát chánh đạo, thì tui không thấy mối quan hệ nào giữa anh đạo đế với anh khổ, anh tập, anh diệt hết. Bây giờ mình phải định nghĩa thế nào để thấy ra mối quan hệ giữa 4 đế. Phải định nghĩa thế nào để thấy ra mối quan hệ giữa Bốn Đế cho nó dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tu. Trên đời này, nhằm đúng thứ nó không chịu hiểu thì lấy gì nó nhớ, nếu nó không hiểu thì nó nhớ tầm bậy, nó nhớ tầm bậy nó tu tầm bậy, cho nên cái quan trọng ở đây là anh phải hiểu cho đúng. Anh phải hiểu cách nào cho dễ nhớ, từ chỗ dễ nhớ anh mới dễ hành trì, cho nên nhớ nè: “Mọi hiện hữu là khổ vì hiện hữu nào cũng nằm trong ba khổ. Hiện hữu nào cũng là khổ nên hiện hữu nào cũng được gọi là Khổ đế. Tập đế là nguồn khổ vì nó là sự đam mê trong Khổ đế. Đam mê tức là đầu tư. Diệt đế là sự vắng mặt của Tập đế. Vắng mặt Tập đế tức là vắng mặt Khổ đế. Đạo đế là con đường hành trì nào đi ngược lại tinh thần của Tập đế”. Nói thật tui mong được sanh về phạm thiên, rõ ràng tui y áo trang nghiêm ngồi giữa rừng sâu, mỗi ngày chỉ ăn trái rụng, 6 căn thanh tịnh, lòng của tui mong với sự tinh tấn này, tui mong sẽ đắc chứng thiền định, sanh về cõi phạm thiên, mà sanh về làm đế thích hay chuyển luân vương là chết rồi. Vì như vậy tui vẫn còn đầu tư tập đế, hễ còn đầu tư tập đế là tui vẫn còn sống trong khổ đế. Mọi hiện hữu là khổ vì hiện hữu nào cũng không nằm ngoài ba khổ. Hiện hữu nào cũng là khổ nên hiện hữu nào cũng được gọi là Khổ đế. Tập đế là niềm đam mê trong Khổ đế. Còn đam mê thì còn tạo ra khổ đế. Diệt đế là sự vắng mặt của Tập đế. Khi vắng mặt Tập đế tức là vắng mặt Khổ đế. Đạo đế là con đường dẫn đến Diệt đế vì đi ngược lại tinh thần của Tập đế. Tui mới mở mắt thì thấy có người hỏi Bát Chánh Đạo đâu có thứ tự ngược, tui không hiểu câu hỏi của người này. Sẵn nói luôn, con số 8 của bát chánh đạo, số 7 của Thất Giác Chi… chỉ là những con số giả định không có giá trị tuyệt đối. Đừng học giáo lý theo cách trẻ con. 1:16:28 [02/10/2022 - 12:01 - 77july2015] 1:16:30 Nhớ câu này quan trọng. Số 8 của bát chánh đạo, số 7 của Thất Giác Chi… chỉ là những con số giả định, không có giá trị tuyệt đối. Thí dụ như, Có chỗ Đức Phật trình bày con đường giải thoát qua con số 8, có lúc là con số 7, có lúc là con số 3 (Tam học), có lúc là con số 5 (ngũ quyền), có lúc ngài trình bày bát chánh đạo có 2 thôi đó là chỉ và quán, mình thấy không có giới mới ghê chứ. Không có giới thì chú giải mới nói rằng, một người muốn tu Chỉ tu Quán bắt buộc phải có giới; nhưng trong trường hợp này với nhân duyên của người đối diện, đức Phật thấy không cần thiết bởi họ tự hiểu. Thí dụ, bà má nói với thằng tèo, không có sức khỏe là không làm được gì nghen con bởi vì bả biết thằng tèo học rất giỏi, cái gì cũng số 1 nhưng mà nó coi thường vấn đề sức khỏe. Với thằng tí, bà má nói khác, tui thấy mày xài tiền tao ngán quá, kiểu xài của mày, ngồi không mà ăn thì núi cũng lở, ba má anh chị còn chứ mai này lớn lập gia đình, kiểu xài tiền này chết nha con, không có tiền là không ngửa mặt với đời được nha con. Mỗi người bà có cách nói khác nhau. Ở đây có 1 người nói rất tà kiến, 12 nhân duyên là tập đế là sai, quên quên, họ nói như vầy nghĩa là họ không muốn học a tỳ đàm, mà cãi với họ mệt lắm, ok. Do vô minh trong Bốn Đế, do không biết 4 điều nãy giờ, cho nên: Kẻ hạ căn trốn khổ tìm vui bằng cách làm các nghiệp bất thiện. Kẻ trung căn trốn khổ tìm vui bằng cách tạo các thiện nghiệp để có được danh sắc như ý. Kẻ thượng căn chán ghét sắc pháp nên tạo thiện nghiệp (thiền vô sắc) để về cõi Phạm thiên Vô Sắc. Trường hợp 1 là phi phúc hành, trường hợp 2 là phúc hành (ám chỉ thiện Dục Giới và thiện Sắc Giới), trường hợp 3 là bất động hành, chỉ cho thiện Vô Sắc. Nghiệp bất thiện tạo ra quả khổ (quả khổ này dĩ nhiên cũng là vô thường, khổ và vô ngã), nghiệp thiện Dục Giới và Sắc Giới tạo ra quả vui trong cõi Ngũ Uẩn có đủ danh sắc nhưng quả lành đó cũng nằm trong Tam Tướng. Nghiệp thiện vô sắc thì dẫn sanh cõi vô sắc, những gì có được ở đó cũng nằm trong tam tướng. Mà họ không biết, bậc hạ căn thì khỏi nói rồi, kẻ hạ căn trốn khổ tìm vui bằng cách làm các nghiệp bất thiện thì bị sa đọa, yểu thọ, trù dập, oan ức, bị xấu, nghèo, bệnh, suy uy tín, tùm lum tà la thì khỏi nói. Còn hạng sau làm các nghiệp lành để mong sanh về coi năm uẩn. Cõi Ngũ uẩn là nhân thiên Dục Giới và 16 cõi Sắc Giới. Ở đây bà con nào học a tỳ đàm sẽ thấy bữa nay sao tui giảng 3 hành rất lạ, mà dò theo chi pháp thấy ok. Nói tới hành, là người ta nói phi phúc hành, bất động hành, còn tui chuyện đầu tiên không nói cái đó, tui nói theo cách khác đó là: 1) Kẻ hạ căn trốn khổ tìm vui bằng cách làm các nghiệp bất thiện. 2) Kẻ trung căn trốn khổ tìm vui bằng cách tạo các thiện nghiệp để có được danh sắc như ý. 3) Kẻ thượng căn chán ghét sắc pháp nên tạo thiện nghiệp (thiền vô sắc) để về cõi Phạm thiên Vô Sắc. Trường hợp 1 là phi phúc hành, trường hợp 2 là phúc hành , trường hợp 3 là bất động hành. Như vậy, qua những gì vừa nói ta thấy rõ thế nào vô minh duyên hành. Do không hiểu 4 đế nên người ta trốn khổ tìm vui bằng cách làm các nghiệp thiện ác. Khi có tạo các nghiệp thiện ác thì mới dẫn sanh các cõi cao thấp. Nói rốt ráo theo A-tỳ-đàm nguyên thủy thì: ba hành chính là tâm sở tư (cetana) trong lúc ta tạo nghiệp thiện ác. Tâm sở tư là gì, sự cố ý đầu tư, dụng ý, chủ ý. Cetana ở đây phải hiểu là khía cạnh dụng ý hay chủ ý lúc làm các nghiệp. 1:26:33 Các vị muốn dùi một lỗ trên tường để treo tranh; dụng ý treo tranh là cetana, lúc tập trung chú ý để dùi lỗ chính xác thì phải cần đến tâm sở tác ý (manasikara). Dụng ý treo tranh là cetana, trong lúc dùi lỗ đó canh sao cho mũi khoan đừng trật ra ngoài thì mình xài rất nhiều tâm sở, đặc biệt có cái tâm sở gọi là manasikara, sự chú ý. Rất nhiều vị cứ định nghĩa mơ hồ, không rõ ràng giữa cetana và manasikara thì hôm nay chúng tôi dùng ví dụ đó cho các vị thấy dụng ý, dụng tâm, dùi lỗ trên tường để treo tranh là cetana. Còn khi dùi lỗ trên tường, ngoài định và niệm nó còn có 1 thành tố tâm lí rất quan trọng là manasikara. Vô minh duyên hành là do bất tri trong 4 đế, cho nên người ta mới tìm ra giải pháp thoát khổ bằng cách là 1 trong 3 hành, tùy mình là hạ căn, trung căn hay là vô minh duyên hành, hành duyên thức. Hành duyên thức chính là: tâm sở tư trong lúc tạo nghiệp thiện ác sẽ tạo ra 19 tâm đầu thai các cõi, đó gọi là Hành duyên Thức. Trong lúc tạo nghiệp thiện ác, tâm sở tư chính là hành, chính tâm sở tư đó sẽ tạo ra 19 tâm đầu thai các cõi, cái đó gọi là hành duyên thức. Tâm đầu thai là sao, ghi luôn. 1:30:28 Tám tâm đại thiện dục giới sẽ tạo ra 8 tâm đại quả dẫn sanh, đưa đi đầu thai các cõi trời người dục giới. Năm tâm thiện Sắc giới sẽ tạo ra 5 tâm quả Sắc Giới để dẫn sanh về các cõi Phạm thiên Sắc giới. Bốn tâm thiện Vô Sắc Giới sẽ tạo ra 4 tâm quả Vô Sắc để dẫn sanh 4 cõi Phạm thiên Vô sắc. Hành duyên thức chính là Tâm sở tư lúc tạo nghiệp ác, nó mới tạo ra các tâm 1:32:28 sẽ tạo ra tâm quan sát quả bất thiện thọ xả dẫn sanh bốn cõi Khổ. (Xem cuốn Triết học Phật Giáo của toại khanh, phần giải về Duyên Khởi). Tui nghĩ đây là điểm sáng, dĩ nhiên không ai u mê đến mức đi quảng cáo về mình, nhưng mà tui đã làm so sánh và nghe người quen nói rằng giáo lý Duyên Khởi trong cuốn này rất dễ đọc, còn nội dung cao siêu tui không dám bàn, có vị viết cao siêu hơn. Thí dụ cho tui xin quỳ xuống sám hối trước, như ngài hộ pháp, sách ngài hộ pháp phải nói là nội dung trời cao hun hút, có nhiều người họ than đọc của ngài phê quá, đọc ngài như uống thuốc bắc vậy đó, bởi vì hoài sơn, nhân sâm, tuyết liên, đông trùng hạ thảo trên đời là ngài chất vô hết, họ kêu đắng quá. Ở đây chúng tôi cố ý lược bớt ba ý mà thục địa đỗ trọng suy cung, cái nào đắng đắng chúng tôi lén lén rút ra bớt, tui cho táo tào, cam thảo, ô mai xí muội nữa cho dễ nuốt. Còn ngài cái gì bổ ngài tọng vô hết, uống cho chết luôn. Tôi chủ trương khi người ta đã quen rồi thì mới bèn nắm tay dắt họ lên “trên ngọn tình sầu” của A-tỳ-đàm. Lúc đó cho họ hụt xì dầu luôn, nhưng mà bây giờ họ còn non quá, còn mới cho nên cho họ học khái niệm trước đi. Chúng tôi được biết, bBên Tây Tạng có những trường Đại học Phật Giáo cách tổ chức rất là lạ. Trên đó đất rộng người thưa nên họ không màng chuyện diện tích tu viện. Cách tổ chức này rất tuyệt vời nhưng dĩ nhiên người Việt Nam có lẽ không có điều kiện thực hiện đâu vì mình không có đất và nhân sự cũng nghèo. Họ có những Phật học viện mà những vị mới vào, họ để cho các vị phải ở một hai năm ở phần ngoài của tu viện. Các vị này phải lao dịch chấp tác ngày đêm, giã gạo, bửa củi, lượm phân bò, làm như nô lệ. Sau một thời gian người ta thấy các vị này chơn tâm cầu đạo thì sau 1, 2 năm họ mới đẩy các vị vô phía trong để học giáo lý. Trong suốt thời gian hai hay ba năm học giáo lý họ hoàn toàn không được biết đằng sau cánh cửa kia là cái gì, chỉ biết là các đại sư huynh của mình học bên trong cánh cửa đó mà cũng không biết học cái gì. Nếu vượt qua được hai năm ở phần ngoài tu viện thì mới vô trong lớp trong để học giáo lý phần tiếp theo. Cứ như vậy, có câu chuyện người ở xứ ngoài không tin, một ông thầy ở Tây Tạng, tu học ở ngôi chùa đó 12 năm, nhưng hỏi thêm thì ông ta không biết gì về chánh điện. Chỗ của ông ta lễ Phật mỗi ngày là cái am nhỏ ở ngoài, còn đại điện chính thức thì nằm bên trong. Theo chúng tôi biết nếu thi đậu, đủ điểm, không rớt thì trung bình 20 năm mới vô tới phần trung tâm của cái học viện. Các vị thử nghĩ, cái tu viện mà 20 năm mới vô tới bên trong, nghĩa là vòng ngoài mà rớt thì học nữa; học nữa thì anh lấy tư cách, lý do gì lọt vào vòng trong, anh vô chỉ quấy rầy góp phần chen lấn và cướp đi phần dưỡng khí của các đại sư huynh đang tu học bên trong. Anh cứ tiếp tục ở ngoài đến khi nào đậu xong thì mới vô vòng trong. Có rất nhiều vị tới chết mà chưa vô được trong núi, mà không phải anh đi bằng chân. Bởi vậy, nhiều người nước ngoài nghe người Tây Tạng nói mà không hiểu “Chúng tôi lên núi bằng cái đầu” là như vậy, nghĩa là phải đậu xong mới vô sâu, có người vô chùa lúc 15 tuổi mà tới khi lên được trên “đỉnh của Quang Minh giáo gặp được Trương Tam Phong” là ngoài bốn mươi. Giờ thì phải nghỉ ngơi, quá sức mệt rồi, ngày mai học tiếp, ly kì lắm. Tôi mong có dịp để bà con thấy ba món Vipassana, A-tỳ-đàm và Pāḷi là tuyệt đối cần thiết cho người tu Phật và học Phật và có những con đường tiếp cận để chúng ta không kinh hoàng, ứa lệ, đổ máu khi tiếp cận ba dòng kiến thức này. Tiếng Pāḷi nếu gặp đúng thầy đúng bạn thì học chỉ có vui, chứ không có máu lệ nha. A-tỳ-đàm nếu gặp đúng thầy đúng bạn thì nó cũng thú vị. Còn Vipassana, dù thích hay không, nếu mình tin Phật, sợ sanh tử, chuẩn bị tuổi già và cái chết, muốn chuẩn bị những ngày tháng ngồi xe lăn giữa 4 bức tường trắng mà lòng vẫn an lạc tự tại thì bắt buộc phải có Vipassana. Bởi vì không có gì kinh hoàng cho bằng bốn bức tường trắng của người bị trọng bệnh hoặc bị liệt. Hổng tin, bữa nào các vị nhờ người thân cột vô cái góc nhà mới thấy, cảm giác nó kì dữ lắm, các vị chưa biết cảnh lúc nào đi đứng cũng phải đeo theo túi nước tiểu trong đó lợn cợn nửa phần nước tiểu, nửa phần máu, đi thì nó rắt, nó làm cho mình mấy ngày cứ lo ngai ngái biết là nó có nhiễm trùng hay không bởi vì máu chưa đủ, có thêm mủ là chết. Đó là nhẹ, tui lựa cái bệnh mềm nhất trong bệnh viện, bác sĩ họ cho bệnh đó là bệnh bạc cắc, đường tiểu, thận, ruột dư, bao tử, mấy bệnh bạc chẵn đó là sơ gan, phổ chưóng, ung thư, tiểu đường,...chưa nói nha. Hẹn gặp bà con ngày mai. Chúc các vị một ngày vui.
Mật mã / Password: