<blockquote>Kalama tri ân bạn ghi chép.</blockquote>
toaikhanh.com
Sửa bài / Editing: Những Vấn Đề To Lớn 1
Những Vấn Đề To Lớn 1 [20/08/2022 - 11:38 - tranngocdieu.nt] Bài kinh hôm nay là Mahayuha sutta. Ngài Minh Châu dịch là Những Vấn Đề Lớn. Bài kinh này có điểm đặc biệt là một người chưa nghe qua sớ giải mà đọc lời Việt có thể lờ mờ đoán ra được nội dung bên trong. Bây giờ trước hết là chứ "Thiên vị". Với những ai thiên vị Với những tri kiến này Chỉ đây là sự thật [17/09/2022 - 11:00 - tranngocdieu.nt] Họ cãi cọ tranh luận Tất cả những người ấy Đem lại sự chỉ trích Hay chính tại ở đây Họ được lời tán thán. Thì ở đây chữ thiên vị trong tiếng Việt Nam có nghĩa là không có công bằng. Nhưng trong chữ Pali trong bài kệ này dikthivarivathapasana. Chữ thiên vị mà hiểu ngoài đời có nghĩa là cái gì của người thân tôi thì Ok, cái việc đó người thân tôi làm thì Ok nhưng mà người khác thì không có được. Thí dụ như nói theo la=uật pháp ai mà vi phạm cái điều đó là mình bỏ tù cho mọt gông, tịch thu gia sản v.v...rồi bắt bớ, giam cầm đủ thứ. Nhưng mà riêng đối với người thân mình thì mình lại làm ngơ đi "mũ ni che tai" trường hợp đó được gọi là thiên vị. Nhưng mà chữ thiên vị ở đây có nghĩa là sao? Có nghĩa là cái quan điểm nào của mình là đúng, cho nên ở đây tôi muốn dịch là thiên kiến. Thiên vị trong cái tri kiến gọi là thiên kiến. Có nghĩa là cái gì của tôi thì cái đó đúng. Cái quan điểm, cái nhận thức nào của tôi thì cái đó là đúng. Còn của người khác thì nó trớt quớt, nó trật lất, nó trật chìa, nó trật đường rầy, xài không được, dỏm, tà kiến, thiếu trí tuệ. Còn hãy quan điểm nào của tôi, cái nhận thức nào của tôi thì cái đó là chân lý mọi người phải nghe theo, phải chấp nhận, mọi người phải đồng ý, phải đồng tình thì trong trường hợp đó được gọi là thiên kiến. Đoạn kệ 1 này có 4 câu và dịch lại: Với người sống trong thiên kiến thì suốt đời chỉ quẩn quanh trong hai sự khen chê. Suốt đồi này chỉ quẩn quanh trong hai cái sự khen chê Kinh Pháp cú có câu: Không ai trên đời này lại không bị chỉ trích Ngay cả vị Chánh Đẵng Giác cũng có kẻ khen người chê. Mặc dù vị Chánh Đẳng Giác là người ai Ngài cũng thương, đức lành nào Ngài cũng có và cái gì Ngài cũng biết. Bi Đức, Trí Đức và Tịnh Đức viên mãn. Trí đức là cái gì Ngài cũng biết. Bi đức là ai Ngài cũng thương. Tịnh đức là đức lành nào Ngài cũng có. Người hoàn hảo như vậy đó cũng còn bị kẻ khen người chê thì nói chi chúng ta đây. Cho nên khi mà chúng ta còn sống trong đời này mà sống nặng về thiên kiến thì nó mệt lắm vì mình phải đánh vật, vật lộn với chuyện khen chê. Cho nên chuyện đầu tiên ai sống trong đời mà nặng về thiên kiến hãy hiểu ngầm rằng suốt đời này sẽ quẩn quanh, vật lộn với chuyện khen chê. Ở tuổi 46 tôi dĩ nhiên vẫn còn phàm 100% chưa bớt chút phàm nào hết nhưng mà qua những cái va chạm tôi có nhận ra một điều muốn cho nó đừng có mỏi mệt thì chuyện đầu tiên mình hãy quên mình đi. Ngay cả trong cuộc đối thoại mình có cảm giác người đối diện mình họ có chút nhầm lẫn thì nên im lặng. Bởi vì trong kinh có dạy 16 cách làm lắng dịu một cuộc xung đột giữa người này với người khác, thân, sơ, thù, bạn. Có nghĩa là vợ chồng với nhau, thầy trò với nhau, cha mẹ, con cái với nhau, anh em, chị em với nhau, người dưng nước lả với nhau thì có 16 cách. Trong 16 cách đó có một cách mà tôi mê vô cùng đó là im lặng cho qua chuyện. Trong 6 pháp diệt tranh athikaranasaratha trong luật tỳ kheo có cách thứ 7 gọi là bố thảo pháp, tiếng Pali tinavithadana có nghĩa là 7 pháp để dàn xếp sự mâu thuẫn xung đột giữa các vị tỳ kheo với nhau thì trong có có cách 7 là trải cỏ, giống như lấy cỏ phủ lên là anh em đồng ý chuyện này bỏ qua không nhắc tới nữa. Cũng có cách là mặt đối mặt để mà xin lỗi, sám hối, giải thích tận tình nhưng mà có nhiều chuyện nó không có xong cải nhau hoài thôi thì chỉ còn có một cách là dẹp nó qua một bên tự nhiên nó yên. Việt Nam mình có câu như thế này: "Chồng giận thì vợ bớt lời. Cơm sôi bớt lửa một đời không khê". Chứ tôi biết ông ồng uống rượu say về nhà bà vợ cứ cằn nhằn, cằn nhằn. Đừng nói vợ chồng ngoài đời, ngay cả trong đạo cũng vậy huynh đệ với nhau cứ cằn nhằn cứ người kia thấy người nọ im lặng mình phải biết chứ đằng này mình làm tới. Mà nó có trường hợp là bản thân tôi cũng có một vài cư sĩ họ hộ trì tôi mà họ cũng có tật cằn nhằn. Lúc đó tôi mới thấm ra một điều là may mà cái quan hệ giữa họ với mình là người dưng với nhau 100% không có phải là kề vai tựa mà, đầu ấp tay gối không phải là cái gì ghê gớm họ chỉ là người hộ trì lâu lâu củ khoai củ sắn chỉ vậy thôi mà cứ cằn nhằn cái tự nhiên mình nổi giá, nổi dịch lên thì nói chi là ngoài đời. nhất là những trường hợp thiên kiến cái quan điểm về chính trị, về văn hóa, về tôn giáo. ở Mỹ cũng là nhiều trường hợp vợ chồng đơn giản mâu thuẫn về tiền nông, thu nhập, mà có trường hợp buồn cười là chàng theo đảng Cộng Hòa, nàng theo đảng Dân Chủ chỉ bao nhiêu đó mà cãi riết một hồi ly dị luôn. Cho nên ông bà có dạy rằng: "Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa một đời không khê" [18/09/2022 - 01:06 - tranngocdieu.nt] Mình chỉ sống mình chỉ biết cái quan điểm tri kiến của mình là đúng, là chân lý, ngoài ra là trớt quớt, ngoài ra là trật lất. Anh phải chấp nhận tôi. mà mình nghĩ trên đời này có cái gì tào lao hơn cái chuyện đó. Bởi vì một vấn đề có nhiều cách nhìn. Và kể cả trường hợp người ta trật lất cũng phải hiểu tại sao người ta có cái nhìn trật lất bởi vì từ góc độ cú người ta, từ những giới hạn căn bản, từ những giới hạn hạn chế, môi trường, hoàn cảnh, điều kiện nào đó mà người ta mới có nhận xét như vậy, người ta có nhận thức như vậy. Chứ không phải khơi khơi nó ở trên trời rớt xuống, không phải. Mà mỗi người được lớn lên sinh trưởng trong một điều kiện, trong một bối cảnh trong một môi trường khác nhau, rồi điều kiện học tập, điều kiện phát triển trí tuệ cũng khác nhau. Từ chổ đó nó nảy sinh ra nhị nguyên, những sai khác trong nhận thức dầu là về vấn đề văn hóa, quan điểm chính trị, tôn giáo. Cho nên bài kệ đầu tiên phải hiểu như vậy đó. hãy nói tới Tranh luận luôn luôn gắn liền với cái khen chê, cũng giống như nói nới bài bạc là phải nói tới thắng thua. Tôi cĩa lộn với bà xã tôi đâu có cần khen chê nhưng tận đáy sâu trong tâm hồn mình, mình vẫn mong có ai đó nhìn nhận mình đúng. Thì cái mong người khác nhìn nhận mình đúng thì cái mong đó chính là một lời khen. Và mình không muốn ai đó nói mình sai, có nghĩa là mình ngại một cái lời chê. Cho nên ở đây chuyện đầu tiên cái người mà dám coi nhẹ chuyện khen chê cái người đó mới là người đủ tư cách cho mình đồi thoại. Các vị có xem trong bộ luận điển kathavathu. Ở trong đó các vị sẽ học được một chuyện rất là độc đáo. Khi mà Phật giáo trải qua được 200 năm rồi thì do những bất đồng về quan điểm tri kiến về cách hiểu, cách nhận thức ở trong giáo lý cho nên anh em trong Phật giáo mới chia ra làm 20 bộ phái. Cuối cùng Ngài Mục Liên Đế Tu với sự hỗ trợ của vua A Dục tổ chức kỳ kiết tập Tam tạng lần thứ 3. Ở trong đó Ngài họp hết lại và Ngài đem những điểm dị biệt giữa anh em với nhau Ngài hỏi. Ngài nói ai có những gì không đồng ý với nhau về giáo lý thì cứ đem ra đây mà nói. Tất cả những quan điểm đó được đúc kết lại thành 500 vần đề bổ xung cho bộ luận điển. Và sờ dĩ tôi đem cái chuyện đó nói ra ở đây là vì các vị đọc kỹ các vị sẽ thầy thú vị lắm là cả người hỏi không bao giờ dí đối phương vào đường cùng và caci1 cách trả lời của đối phương có vẻ là họ chấp nhận mình rồi thì im, mình không đi nữa. Mình không đẩy người ta vào đường cùng. Cứ cho rằng mình đúng, mình đã thấy người ta xuống nước rồi mà mình vẫn dí người ta vào đường cùng để cho người ta thấy rằng người ta ngu, người ta sai là không được. Chỉ cần vừa chạm mức thấy đủ rồi, đối phương họ đã nhận ra vấn đề rồi thì lập tức rút tay. Mà thật sự là cao thủ phải là như vậy. Một cao thủ không có ý giết người. Ra đòn đến đó thấy rõ ràng là người ta dính rồi là ngưng liền, thu nhượng liền, đó là thứ thiệt. Còn thứ dõm là đánh không ra máu không ăn tiền, đó là võ giang hồ, võ du côn. Còn cao thủ thật sự họ chỉ cần nhìn cái đòn là họ biết đủ rồi họ thu quyền về liền. Thì ở đây cũng vậy, trong đời sống mình sống được như vậy thì nó quá là tuyệt vời. Mình thấy người ta đến một hoàn cảnh, đến một tình trạng người ta đã tự nhận lỗi rồi. Người hỏi ở đây là vị hóa Phật. Đức Thế Tôn mới trả lời: Đây chỉ là nhỏ bé Không đủ để an tịnh ta nói về hai quả Của các loại đấu tranh Sau khi thấy như vậy Chớ có nên tranh luận Nên thấy rằng an ổn Không phải đến tranh luận Cái câu này nếu nói thẳng vô bản tiếng Việt thì nó kẹt lắm bởi vì nó hơi tối nghĩa. Mà nếu ở đây mình ngó vào trong cái bảng Pali thì nó hay quá đi. Dịch lại thế này: Hơn thua, khen chê chỉ là chuyện nhỏ. Thấy vậy thì không nên tranh cãi nữa. Ở trong tiếng Pali chúng ta thấy cái chữ duve là hai. Chữ Phala ở đây là quả mà mình phải hiểu nó là chữ kết cục. Có một cái chuyện ở đây nó hơi lạc đề mà không thể không nói đó là người Việt hiện nay hơn một nữa mà tôi nhận xét 70-80% có một lổ hổng rất lớn ttrong vấn liếng Hán Việt. Bằng chứng là mình đọc báo chí mình thấy phóng viên, ký giả lẽ ra là cái người coi như chữ nghĩa phải khá khá một chút mà họ mắc lỗi liên tục và liên tục. Thí dụ như tôi đọc cái này mà tôi chịu không nổi. Một lần tôi không nói mà tôi thấy nó nhắc đi nhắc lại nhiều lần tôi rất là khó chịu họ xài cái chữ cưỡng hôn. Chữ cưỡng hôn được báo chỉ Việt Nam họ dùng với cái nghĩa là mình hôn người khác khi mà họ không có muốn. Thí dụ như một fan của một diễn viên, một ca sĩ nào đó. Chẳng hạn như bây giờ là Lưu Đức Hoa đi qua Việt Nam mình bị mấy người Việt Nam mà họ có cảm tình họ nhào tối, họ dành giựt họ ôm hôn chẳng hạn thì trường hợp đó báo chí Việt nam gọi là cưỡng hôn nhưng mà không có đúng. Cưỡng hôn là ép duyên. Cưỡng hôn - hôn là hôn nhân. Có nghĩa là "Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên". Có nghĩa là một cuộc hôn nhân nó không có đi ra từ tình yêu, không đi ra từ sự đồng thuận giữa nàng và chàng. Nó đi đến từ sự ép buộc của ngoại lực, ngoại nhân chứ không phải là xuất phát từ tình yêu của hai người, trường hợp đó gọi là cưỡng hôn. [18/09/2022 - 10:18 - tranngocdieu.nt] Chư không ai mà dùng chữ cưỡng hôn với ý nghĩa như vậy. Hôm nay thì nó sướng vì co1 internet. Tôi nói là có bằng chứng các vị cứ vào Google đánh dùm tôi có dấu nha, đánh chữ cưỡng hôn là một. Cái bậy thứ 2 nữa là cái yếu điểm và cái nhược điểm họ hổng hiểu họ biêt lơ mơ cái chữ nhược trong tiếng Hán có nghĩa là yếu, mà yếu có nghĩa là không có mạnh. Như vậy là cái nhược điểm với yếu điểm nó giống nhau- sai bét. Nhược điểm là cái điểm yếu - đúng. Nhưng mà cái yếu điểm là cái điểm quan trọng vậy mà họ vẫn hạ bút viết xuống cho đành đoạn. Trường hợp nữa là cái chữ tự vẫn ở đây. Chữ vẫn trong hán Việt có nghĩa là rớt, rơi, rụng. Cho nên tự vẫn có nghĩa là chết bằng cách là tự mình nhảy từ chổ cao xuống. Thí dụ như nhảy lầu hay là nhảy cầu. nói chung là từ một chổ cao nhảy xuống, thay vì rớt do tai nạn, rớt do ai đó xô, còn đằng này chính mình tạo ra cái chuyện rơi rớt đó để mình tìm đến cái chết trong trường hợp đó được gọi là tự vẫn. Chứ không thể nào mà mình uống thuốc độc là tự vẫn. Tự mình lấy dao mình đâm vô tim của mình là tự vẫn. Tự mình rờ dây điện là tự vẫn - không phải. Mà tự vẫn có nghĩa là mình chết bằng cách là mình nhảy ở từ chổ cao xuống. Còn nhắm tiếng Việt mình không có giỏi thì làm ơn xài cái chữ đơn giản là tự sát hay là tự tử, chứ còn cái chữ tự vẫn rất là khó dùng. Tôi dốt đặc nhưng tôi nói một số chữ như: tự giảo - treo cổ, tự trầm - nhảy xuống nước để chết. Thí dụ như ông Thiều Chủ là tác giả của quyển từ điển Hán Việt thì năm 1954 ổng bất mãn cái vụ cải cách ruộng đất thì ổng mới tự trầm có nghĩa là ổng xuống sông ổng chết. Hoặc là ông Khuất Nguyên ngày xưa bên Tàu tự trầm. Còn tự giảo có nghĩa là treo cổ. Hoặc là tự ải cũng là tự mình treo cổ. Chứ còn tự vẫn là mình nhảy từ trên xuống mà cứ mắc cái chứng gì nếu mà không xong thì mình cứ xài cái chữ tự tử hoặc là tự sát không ai trách mình hết. Thì tôi cố ý tôi đi lạc đề bởi vì nó bứt xúc quá. Mà nó lạ là 90 triệu người mà không ai có ý kiến gì hết. Bữa nay tôi nổi sùng. Tôi đang giảng bài kinh này mà tôi vẫn mắc vào cái lỗi mà bài kinh này chỉ trích đó là bàn chuyện hơn thua với người khác nhưng mà cái trách nhiệm văn hóa dân tộc tôi không thể không nói. Cho đến bây giờ trong nước mình có bao nhiêu là cái đầu - 90 triệu cái đầu trong nước đâu phải toàn là rác. Trong đó cũng tinh hoa chứ vậy mà có những chuyện sơ đẳng nghĩ không ra. Thứ nhất mình nói chuyện nhẹ nhàng thôi trong cái nền nghệ thuật thứ 7. Các vị để ý trong đó toàn dân ăn học nước ngoài không mà có những lỗi sơ đẳng nghĩ không ra. Thứ nhất là tại sao mình coi phim Tàu, phim Nhật, phim Đại Hàn quá nhiều mà mình không chịu học một điều đó là người nào ngôn ngữ nấy. Một đứa bé nhà quê trong phim thì nó phải ăn nói như một đứa bé nhà quê ngoài đời. Thàng tèo con của bà Tám bán bún bò ở chợ Cao Lãnh nó đang chăn trâu có người tới tìm ông già của nó mà nó đành đoạn khoanh tay nó nói "Cháu xin chào bác ạ" - là sao? Dân nam kỳ mà dân miến Tây nữa mà làm gì có chuyện khoanh tay "Cháu xin chào bác ạ". Cái chuyện như vậy mà nghĩ không ra. bao nhiêu cái đầu đạo diễn, bao nhiêu cái đầu trợ lý đạo diễn. Ở phim trường 1 tỷ 2, 1 tỷ rưỡi người đứng ở đó, bao nhiêu cái đầu đựng cái gì trong đó mà để cho cái chuyện này xảy ra bốn mươi mấy năm từ cái ngày 30/4 đến bây giờ. Chuyện thứ 2 là diễn viên hãy để cho họ làm một chuyện để họ dốc sức toàn tâm toàn ý họ làm đó là diễn. Chỉ vậy thôi, còn vấn đề âm thanh diễn viên có thể họ đẹp cỡ nào đi nữa nhưng mà âm thanh của họ luôn luôn có vấn đề phải nhớ chuyện đó, chỉ trừ trường hợp rất là đặc biệt đó là những tay movie star minh tinh ở hải ngoại tôi không dám đụng tới như Angelina Jolie hay là Brad Pitt tôi không nói. Nhưng phải nói là 99,9% Việt Nam là coi như cái âm thanh của mỗi diễn viên đều có vấn đề thì thôi thì trường hợp đó mình tại sao không biết lồng tiếng nó hya vô cùng mà bao nhiêu đạo diễn ăn nhậu rồi là đi đêm với diễn viên hay sao mà để rồi có một chuyện không bao giờ nghĩ ra đó là không biết lồng tiếng. Đừng có nghĩ rằng chỉ lồng tiếng cho phim ngoại quốc, mà hãy nghĩ rằng ngay cả phim của người Việt làm do đạo diễn Việt Nam, do diễn viên Việt Nam, biên kịch bien đạo Việt Nam đi nữa thì vẫn nên lồng tiếng - vì sao? Vì cái âm thanh của diễn viên không có hay chuyện vậy mà nghĩ không ra cứ mở phim Việt Nam ra nghe cía tiếng là mình đã chịu không thấu rồi. Các vị tưởng tượng âm thanh của tôi toàn là giọng jeff không, giọng kim không, giọng mí không mà bắt tôi đi đóng phim, cái giọng tôi như vậy làm sao nó còn trữ tình, nó còn lãng mạn được nữa, điên hay sao mà không thấy cái đó. Mà mắc cái chứng gì mấy chục triệu cái đầu trong nước toàn tàu hũ trong đó hay sao mà không nghĩ ra một cia chuyện rất là đơn giản. Thứ nhất là ai thì nói ngôn ngữ của người đó. Một thằng con nít miền Tây nam bộ con lạy cha làm ơn ăn nói cái kiểu chăn trâu cho con nhờ. Chứ bố đừng nói cái giọng Bắc kỳ con sơ lắm, cái chữ nghĩa ở ngoài Bắc mình dùng không có được. Người ta miền Bắc người ta nói bố được. Mình miền Nam mình nói bố là nó trật. Mà cón cái chữ ạ nữa. Chữ ạ đó miền nam nó không có xài. Chuyện thứ hai là mình nên biết lồng tiếng. Đây là hai cái hạt sạn nho nhỏ mà mình phải nhặt ra khỏi nền điện ảnh của Việt Nam mình mới khá được. Chuyện thứ ba nữa là mình để ý người Tàu, người Đại Hàn, người Nhật tại sao cái phim họ thành công. Họ coi cái khả năng diễn suất, họ nâng khả năng diễn suất lên làm điều ưu tiên số một, rồi cái ngoại hình, cái nhân dáng của diễn viên họ lại xếp hàng thứ hai. Còn mình chưa gì hế, trai đẹp, gái đẹp trước cái đã. Còn khả năng diễn suất là đẩy xuống hàng thứ 8. Trai đẹp gái đẹp cộng với lý lịch chính trị, cộng với thân thế gia đình, cộng với khả năng đi đêm với đạo diễn, đi đem với nhà sản xuất v.v...Thì tất cả những thứ đó được nâng lên làm thứ ưu tiên một, ưu tiên hai, ưu tiên ba, còn khả năng diễn suất thì bị đẩy xuống hàng ưu tiên 8, 10, 15 thì thử hỏi làm sao mình có thể thành công được. Và nãy giờ quý vị thoáng nghe qua cứ nghĩ chúng tôi lạc đề - không có lạc đề đâu. Những gì nãy giờ tôi vừa trình bày nó mở ra một gợi ý lớn là trong đời sống phải biết khinh trọng, nặng nhẹ. Ngay trong rường bộ kinh Đức Phật dạy như thế này: " Này các tỳ kheo nếu như giữa các ngươi có một mâu thuẫn lẫn nhau về giáo lý thì khi đó hãy ngồi lại xem coi cái sự xung đột mâu thuẫn này nó đến từ đâu. Nếu đó là sự sai biệt về nghĩa thì phải ngồi lại phân tích giải thích với nhau nghe và lựa chọn trong đó coi cái gì tương ứng với kinh, tương đồng với luật rồi thì cũng chấp nhận. Còn này các tỳ kheo nếu như các ngươi xét thấy rằng sự sai biệt sự mâu thuẫn đó mà nó chỉ đến từ cái vấn đề văn tự thì hãy nhớ rnag82 đó chỉ là một vấn đề nhỏ anh em thu xếp để sang một bên". Ở trong trường bộ kinh có nói caci1 câu đó.
Mật mã / Password: