Trang Dịch Việt Anh
Appamāṇaṃ cetosamādhiṃ
Tăng Chi V
V. Phẩm Vua Munda (45) Phước Ðiền
Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi hưởng thọ tinh xá của ai... hưởng thọ giường ghế của ai... hưởng thọ dược phẩm trị bệnh của ai, đạt đến và an trú
vô lượng tâm định
, như vậy là nguồn sanh phước vô lượng cho người ấy, là nguồn sanh thiện, là món ăn an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Aṅguttaranikāya - Pañcakanipāta
5. muṇḍarājavaggo 5. Puññābhisandasuttaṃ
‘‘Yassa, bhikkhave, bhikkhu gilānapaccayabhesajjaparikkhāraṃ paribhuñjamāno
appamāṇaṃ cetosamādhiṃ
upasampajja viharati, appamāṇo tassa puññābhisando kusalābhisando sukhassāhāro sovaggiko sukhavipāko saggasaṃvattaniko iṭṭhāya kantāya manāpāya hitāya sukhāya saṃvattati.
Này các Tỷ-kheo, năm nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này là món ăn an lạc, thuộc Thiên giới, dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc.
Ime kho, bhikkhave, pañca puññābhisandā kusalābhisandā sukhassāhārā sovaggikā sukhavipākā saggasaṃvattanikā iṭṭhāya kantāya manāpāya hitāya sukhāya saṃvattanti.
Và này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu năm nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, thời không dễ gì để nắm lấy một số lượng phước thiện, và nói rằng: "Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện, món ăn an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục dẫn đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc". Vì rằng cả khối phước thiện lớn được xem là vô số, vô lượng.
‘‘Imehi ca pana, bhikkhave, pañcahi puññābhisandehi kusalābhisandehi samannāgatassa ariyasāvakassa na sukaraṃ puññassa pamāṇaṃ gahetuṃ – ‘ettako puññābhisando kusalābhisando sukhassāhāro sovaggiko sukhavipāko saggasaṃvattaniko iṭṭhāya kantāya manāpāya hitāya sukhāya saṃvattatī’ti. Atha kho asaṅkheyyo appameyyo mahāpuññakkhandhotveva saṅkhaṃ gacchati.
Ví như, này các Tỷ-kheo, trong biển lớn, thật không dễ gì để nắm lấy một số lượng nước và nói rằng: "Có chừng ấy thùng nước, hay có chừng ấy trăm thùng nước, hay có chừng ấy ngàn thùng nước, hay có chừng ấy trăm ngàn thùng nước." Vì rằng cả khối lượng lớn nước được xem là vô số, vô lượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu năm nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện này, thời không dễ gì để nắm lấy một số lượng phước thiện và nói rằng: "Có chừng ấy nguồn sanh phước, nguồn sanh thiện. món ăn an lạc, thuộc Thiên giới, là quả lạc dị thục đem đến cõi Trời, đưa đến khả lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc". Vì rằng cả khối thiện lớn được xem là
vô số, vô lượng
.
‘‘Seyyathāpi, bhikkhave, mahāsamudde na sukaraṃ udakassa pamāṇaṃ gahetuṃ – ‘ettakāni udakāḷhakānīti vā ettakāni udakāḷhakasatānīti vā ettakāni udakāḷhakasahassānīti vā ettakāni udakāḷhakasatasahassānīti vā; atha kho asaṅkheyyo appameyyo mahāudakakkhandhotveva saṅkhaṃ gacchati’. Evamevaṃ kho, bhikkhave, imehi pañcahi puññābhisandehi kusalābhisandehi samannāgatassa ariyasāvakassa na sukaraṃ puññassa pamāṇaṃ gahetuṃ – ‘ettako puññābhisando kusalābhisando sukhassāhāro sovaggiko sukhavipāko saggasaṃvattaniko iṭṭhāya kantāya manāpāya hitāya sukhāya saṃvattatī’ti. Atha kho
asaṅkheyyo appameyyo
mahāpuññakkhandhotveva saṅkhaṃ gacchatī’’ti.
Chúng tôi có nói với bà con rất nhiều lần là khi đọc bản tiếng Việt mình phải cẩn thận vì có những từ thấy hơi giống giống mà mình lại hiểu cũng "hơi giống giống" thì lại kẹt lắm. Chẳng hạn như ở đây Ngài dạy một vị Tỷ-kheo khi nhận cúng dường của người khác thì vị đó phải như thế nào để người thí chủ đó được nhiều công đức. Có nhiều trường hợp lắm quý vị. Khi người nhận cúng dường an trú ở trong 4 vô lượng tâm - từ, bi, hỷ, xả - thì sẽ đem lại công đức lớn cho thí chủ. Vô lượng tâm ở đây từ cái chữ
appamannā cetosamādhi
. Nhưng mà cũng có một trường hợp như trong kinh này thì vô lượng tâm định ở đây là appamanacetosamadhi ám chỉ cho tâm thánh quả - tức là lúc bấy giờ người nhận cúng dường là người đang nhập quả định trong thời gian ngắn. Nhập định có 2 cách:
Trong một tư thế đặc biệt trong một thời lượng như nhập định 1 giờ, 1 ngày, nhiều ngày. Thí dụ như vị ấy đang nằm, nằm im re vậy đó. Như Đức Thế Tôn trước khi niết bàn thì Ngài nằm im như vậy Ngài nhập sơ thiền, ra sơ thiền; nhập nhị thiền, ra nhị thiền; nhập tam thiền, ra khỏi tam thiền...Cứ như vậy lên đến phi tưởng phi phi tưởng rồi Ngài nhập vô cái diệt thọ tưởng định, ra khỏi diệt thọ tưởng định Ngài quay trở lại sơ thiền. Cứ như vậy cho đến 9 tầng thiền cứ đi ra đi vào, đi ra đi vào 2 triệu 400 ngàn lần rồi lần cuối cùng xuất khỏi tứ thiền thì Ngài mới chính thức viên tịch. Đó là trường hợp đặc biệt.
Nhập định kiểu đối phó như nhập định trong khoảnh khắc cần thiết, người ngoài nhìn vào không biết. Trường hợp thứ 2 này là các vị nhập định trong tư thế ngồi, họ ngồi ở cái nơi nào đó trong vòng 1 giờ, 2 giờ, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày.
Theo trong kinh nói Chư Phật Chánh Đẳng Giác mới có khả năng nhịn đói 49 ngày (tức 7 tuần). Còn ngoài Chư Phật Chánh Đẳng Giác ra thì cái thân nhân loại; tuyệt đại đa số các vị thánh còn lại; thì chỉ tối đa có 7 ngày thôi. Bởi vì cái tâm lực của Chánh Đẳng Giác đủ để nuôi sống cái Ngài trong chừng ấy thời gian. Cộng với sự cúng dường thiên thực của chư thiên, tức là họ tiếp dưỡng Ngài qua da, qua lỗ chân lông. Sau 7 ngày thì cơ thể rất là cần đến thức ăn nước uống để nó có thể trở lại bình thường như cũ. Ở đây các vị sẽ ngạc nhiên hỏi chứ sao đi bát mà nhập định được. Trường hợp này là nhập định ở cái dạng đối phó, trong khoảnh khắc thôi. Nói theo A-tỳ-đàm thì một vị A-la-hán khi đi như vậỵ họ vẫn dùng cái tâm ngũ song thức (tức là mắt thấy tai nghe bình thường). Ngoài cái ngũ song thức đó thì các Ngài có thể dùng cái tâm đại tố thế cho tâm đại thiện. Những khi cần thiết, như khi thí chủ xuất hiện trước mặt các Ngài và các Ngài đứng yên lại để nhận của cúng dường thì khi người ta đặt bát thì các Ngài có thể an trú vào cái tâm thánh quả - trong một khoảnh khắc đó thôi. Để làm chi vậy? Để cho công đức của người đó lớn hơn. Tức là thay vì cúng dường cho người đang xài cái tâm dục giới, thì bây giờ họ đang được cúng dường cho cái người đang xài tâm siêu thế. Bố thí cho cùng một người nhưng tuỳ theo tâm trạng người nhận lúc đó xài cái tâm gì thì công đức của ta cũng theo đó mà ít hoặc nhiều hơn. Sẵn ở đây tôi nói luôn một chuyện; mình không học giáo lý thì không thể biết cái chuyện này. Đó là khi thấy các sư ngồi đông tụng kinh um xùm bát nhã, mình thấy mình hoan hỉ thì cái chuyện đó rất là tốt. Nhưng các vị có biết rằng cái lời kinh mà thực sự có tác dụng đối với thí chủ thì đòi hỏi phải có 3 điều kiện. Theo như trong kinh Mi Tiên là:
Người tung kinh phải nhất tâm bất loạn, tập trung hiểu mình đang tụng gì.
Người được tụng kinh phải lắng lòng để lắng nghe bằng cái tâm thanh tịnh.
Người được tụng kinh không có mắc trọng nghiệp.
Ba cái này cộng lại thì buổi tụng kinh đó mới có kết quả như ý. Thí dụ như mình đang bị bệnh, cái nghiệp của mình có lẽ là đang mãn thọ rồi, mình không thể sống được nữa. Nhưng ít ra cái người tụng kinh mà họ nhất tâm bất loạn, họ chuyên chú tụng với chánh niệm, với trí tuệ và người nghe cũng lắng nghe với chánh niệm và trí tuệ thì dầu cho cái người này không thể thoát được cái bệnh này và phải chết thì cái niềm hoan hỉ trong lúc nghe kinh đó nó vẫn là vô lượng. Ngược lại, nếu trong khi đó ông sư mà ngồi tụng mắt láo liêng, dòm cái này, dòm cái kia. Hoặc khi đang tụng mắt nhắm mà cái đầu nghĩ tầm bậy tầm bạ. Thì cái đó nó không có tác dụng gì hết. Nó giống như một bầy vẹt, một bầy két vậy thôi. Tôi biết tôi nói cái này sốc dữ lắm nhưng đó là sự thật. Giống như một đám con nít ngồi hát cải lương vậy đó. Bởi vì lúc đó cái tâm của họ hoàn toàn là tào lao, họ nghĩ toàn chuyện tầm bậy tầm bạ, mắt họ đang láo liêng, lỗ tai họ đang lắng nghe bối cảnh chung quanh ai nói gì, âm thanh gì, tiếng động gì ... Thì cái đó không có được. Ở đây tôi đang giảng kinh 45 nghĩa là muốn có cái buổi cầu an cầu siêu như ý thì nó phải thành tựu được 3 cái này: 1. Người tụng phải chuyên tâm bất loạn, biết rõ mình đang tụng cái gì. 2. Người nghe cũng phải như vậy, cũng phải chuyên tâm bất loạn. 3. Họ không có bị trọng nghiệp. Trọng nghiệp nghĩa là hồi xưa không có đâm cha chém chú. Cái đó mà nhằm ngay bây giờ cái lúc nghiệp nó trổ thì chỉ có trời cứu chứ không có cái kinh nào cứu được hết. Mình nhớ Ngài Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông, đệ nhị Thinh Văn, một vị đại La-hán mà nghiệp nó trổ rồi thì thoát còn không nổi, thì xá gì một thời kinh được cái đám phàm phu hè nhau ra mà tụng, sao mà bì được với Ngài Mục Kiền Liên? Mà cả dòng Thích Ca toàn là thánh nhân không mà quả trổ rồi cũng phải chết thôi chứ đâu có thoát được. Ở đây cũng vậy, khi mình nhận cái của cúng dường của người ta mà mình an trú cái tâm gì thì cái công đức của thí chủ cũng theo đó mà ít nhiều. Phải nên nhớ câu này: "Tuỳ theo cái tâm trạng của người nhận và tâm trạng của người bố thí mà công đức của mình theo đó được ít hoặc nhiều." Chứ còn con mắt mà láo liêng thì thua. Ngài dạy đối với đối tượng đang an trú với thánh tâm, thánh trí, mà khi đó mà mình quỳ lạy hoặc cúng dường cho họ một chén nước, một cái tăm xỉa răng thì công đức vô bờ, vô hạn, vô lượng, vô biên, bất khả tư nghì, không thể tính đếm được. Trong đoạn số 3 này thì Ngài xài cái chữ vô số vô lượng (
asaṅkheyyo appameyyo
), các vị có thấy không? Các vị có biết nhiều người họ khoe với tôi là họ mang ơn tôi đời này kiếp này cho tới khi đi vào cái hủ cốt. Bởi vì cứ mở băng tôi giảng lên là họ ngủ. Hễ mở lên là họ ngủ, và đã lâu lắm rồi họ không có xài thuốc men gì hết. Họ nói: "Sư đã cứu mạng con. Con bị suy nhược thần kinh, âu lo buồn phiền, sợ hãi ghen tuông, bị viêm loét bao tử, ảnh hưởng tim mạch. Nhờ nghe băng của Sư là tự nhiên nó ngủ. Mà ngủ dậy là nó đói, mì gói ăn cũng ngon!" Hay như vậy.
Trích bài giảng
Kinh Tăng Chi số 119
Kalama xin tri ân bạn phamquynhnhu1989 ghi chép
Password