Hỏi & Đáp

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

English
HỎI

Cận nhân tình là gì?

ĐÁP

Cận nhân tình là chữ ngày xưa Trang Tử hai nghìn năm trước ông thường dùng. Có nghĩa là cái gì nó gần gũi với đời sống thường ngày thì được gọi là cận nhân tình.Cận nhân tình không phải là kế bên người thân yêu.

* Khi Đức Phật ngài nói ngôn ngữ của mình thì ngài nói mình nên bố thí nhờ vậy con sẽ được an lạc, không còn sự nắm níu chấp thủ, con phải trì giới con sẽ có đạo hạnh thân khẩu, con phải tu tập thiền định thì con sẽ có được nội tâm ổn định, con phải phục vụ con phải thương lấy người khác, con phải thuyết pháp,con phải nghe pháp, con phải biết cung kính cúi đầu, con phải biết hồi hướng công đức. Khi ngài giảng như vậy thì đó là cách giảng cận nhân tình.

* Khi Đức Phật ngài nói đây hãy vào tha ma mộ địa nghĩa trang quan sát những tử thi, mỗi ngày phải quan sát dơ bẩn trong thân, theo dõi hơi thở ra vào, theo dõi các tư thế sinh hoạt đi đứng nằm ngồi. Đó là ngài dạy đạo giải thoát theo ngôn ngữ, theo khái niệm của đời sống thường nhật.

* Khi ngài nói rốt ráo lại khác, ngài nói thẳng, đây là tham, sân, si, nhãn thức, nhĩ thức, những gì mắt thấy đều là vô ngã, vô thường không đáng để ta thích hay ghét. Khi ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng, suy tư mà lại để cho thích ghét có mặt có nghĩa là ta đang đầu tư nhân sanh tử. Có lúc ngài nói này các Tỳ Kheo cái gì là chánh tư duy, là tà tư duy phải thường xuyên quan sát. Thế nào là dục tư duy, sân tư duy và hại tư duy thì hãy để nó qua một bên. Cái gì là ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy đó là chánh tư duy thì hãy phát triển tu tập nó nhờ vậy các ngươi sẽ thoát khổ, thì khi ngài nói như vậy đó là bằng ngôn ngữ rốt ráo, Ngài đang nói bằng ngôn ngữ của bậc chứng ngộ, nó hơi xa đời thường một tí.


English


zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com