Hành Thiện

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Hành Thiện

Hồi nhỏ cha mẹ mình chỉ dạy là không được làm cho người ta khóc, không được làm cho người ta chảy máu, không được đâm heo, thuốc chó, không được đào tường khoét vách, không được phá gia can, không được làm người ta tan nhà nát cửa. Mình chỉ học được tới đó thôi. Nhưng mà lớn lên thì với trí tuệ của người học đạo, của người có kiến thức nhiều, thì trên nền tảng kiến thức, tuy vẫn là tưởng đó, nhưng mà mình lại có những cái biết riêng. Cái biết đó nó sinh động và sáng tạo. Thí dụ như mình làm những việc mà xưa giờ mình chưa từng làm, mình hiểu được những việc mà xưa giờ mình chưa từng hiểu. Vậy đó. Từ nhỏ tới lớn, mình hiểu cái chữ thiện là gì. Thiện có nghĩa là cái gì lành, cái gì tốt, cái gì mà đạo đức, cái gì mà xã hội khen ngợi tán dương. Thì mình hiểu đó là thiện. Nhưng mà hôm nay khi mình học đạo, mình có trí văn, trí tư, trí tu, thì mình hiểu chữ thiện nó rộng hơn. Và ngày xưa mình chưa học đạo, mình chỉ nghĩ rằng ở đời nó có thiện với ác, có cái tốt với cái xấu, cái bậy với cái không bậy, vậy thôi. Nhưng mà theo trong Phật pháp còn có cái thứ ba nữa, mà phải là người trí họ mới thấy được - đó là:

"Tất cả việc ác dẫn ta đi xuống đường đọa; tất cả thiện pháp đưa ta đi đường siêu; dầu siêu hay đọa đều là 3 cõi 6 đường sanh tử trầm luân, miên viễn không ngừng."

Hễ nhận thức được cái điều thứ ba này thì các vị sẽ có trí tuệ. Chứ còn chỉ đơn giản dùng cái kiến thức, dùng cái kinh nghiệm của riêng mình thì quý vị khó mà chấp nhận được rất nhiều điều trong Phật pháp. Rất là khó. Bởi vì cái kinh nghiệm của mình là từ đâu ra? Từ học đường, từ trường lớp, từ xã hội, từ gia đình, từ truyền thống tâm linh của dân tộc, ... thì phải nói những cái này không có cái nào đủ sức để làm nền tảng cho cái nhận thức mà tôi vừa nói.

Trong đời có 3 hạng người:

  • Hạng 1: thích gì làm nấy, bất kể thiện ác.

  • Hạng 2: lánh ác, hành thiện để trốn khổ tìm vui

  • Hạng 3: tiếp tục lánh ác hành thiện nhưng mà để không còn thiện ác buồn vui.

Để hiểu việc được như hạng thứ 3 này thì phải có trí tuệ.

Người thiếu trí tuệ sẽ không biết phân biệt nên và không nên.

Cái hạng thứ 2 thì họ vẫn còn sống trong mặc định. Họ thấy rằng ai cũng khen người có giới, ai cũng khen người bố thí, ai cũng khen người tu thiền. "Tui là người có giới nè, tui tháng nào cũng có mấy ngày bát quan, tui ngày nào cũng có 4 tiếng ngồi thiền, tui coi như chủ nhật cuối tuần nào cũng đi chùa làm phước, chủ nhật nào tui cũng đi giúp cho mấy cái viện dưỡng lão, viện mồ côi, trại cùi, trại ung thư ... Vậy đó!"

Nhưng mà còn có cái hạng thứ 3 hơi khó. Cái bước 3 mới khó. Hạng thứ 3 này sẽ thấy rằng những việc thiện tôi làm chỉ nhằm vào 3 ý nghĩa sau đây mà thôi:

  1. Cầu quả giải thoát:
    Tôi làm việc thiện bây giờ xin chuyển tất cả vào cái tài khoản niết bàn hết.
    Rót hết vào tài khoản niết bàn.
    Đầu tư trong cái cứu cánh giải thoát.

  2. Trang nghiêm nội tâm.

  3. Vì lòng đại bi với đời:
    Thấy người ta khổ không cam lòng được.

Thì cái người mà hiểu đạo thì họ làm phước chỉ vì 3 cái lý tưởng này thôi.

Trích bài giảng KTC.6.59 Người Bán Củi


Vô Ra | | Chánh Niệm

Dục & Nghiệp | | Tín

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com