Tín

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Tín

Mình muốn đi đường xa là sức khỏe, hành lý nói chung là phải ngon lành, nói chung là mình phải có đủ điều kiện để mà đi thực hiện trọn vẹn cái hành trình mà mình muốn. Đó là cái con đường ở bên ngoài đời, còn cái con đường tâm linh, con đường tinh thần chính là cái nẻo luân hồi sinh tử hay là ngay trong cuộc sống này chúng ta cần đến bảy cái sức mạnh. Đó là tín, tấn, niệm, định, tuệ và tàm, úy. Bảy cái này cộng lại là sức mạnh.

Tôi chỉ kể cho các vị nghe một chuyện các vị thấy tại sao bảy cái này nó mạnh. Nếu mình nghèo quá, thiếu điều kiện vật chất, không có dám tính toán gì hết trơn. Nghèo quá, bước ra xã hội không có tiếng nói và ngay với bản thân mình, mình cũng hỏng dám trù tính, sách hoạch gì hết, tại vì hỏng có tiền. Rồi mình bịnh hoài, lặt lìa, lặt lọi, ho hen, bị nội tạng rồi tùm lum hết, bị sạn thận rồi bị cao máu, tiểu đường, bị tùm lum mình hỏng dám toan tính gì hết, bịnh quá mà. Ai gặp mặt mình cũng hỏi: Lúc này làm sao? Ra sao? Thuốc bắc hay là thuốc nam? Ai gặp họ cũng nhìn mình ái ngại hết. Như vậy không có tiền nó cũng là vấn đề, không có sức khỏe nó cũng là vấn đề, không có kiến thức nó cũng là cái vấn đề, dầu đời hay đạo mà cứ đơ đơ ra hỏng biết gì hết trơn vậy đó, thì khó lắm. Rồi những cái chuyện khác, thí dụ như là mình không có khả năng giao dịch cũng là một cái khó. Ở nhà loay quay với bố mẹ, vợ chồng, con cái OK, bước ra đường, mở miệng ra với thiên hạ nó khó lắm. Đối với nhiều người họ lạ vậy, nó khó lắm.

Mà tại sao tui nói chuyện này nó sâu? Nó sâu vầy nè. Các vị biết cái tật mà hay nói xấu người ta mình tưởng hỏng có gì hết. Tui nghe quí vị nói thì tui cũng đệm vô một hai câu, tui cũng góp vô một hai câu chớ làm gì dữ vậy, chứ tui đâu có chủ ý tui nói xấu cái gì đâu. Thí dụ tui nghe nói xấu bà Tư bà Tám thì tui cũng có góp một hai câu "Ờ, tui cũng thấy vậy", thí dụ vậy đó, để vô một hai câu vậy thôi, ăn có, ăn theo, đánh hôi vậy thôi, chớ tui đâu có phải là cái người chủ ý ác tâm hại người, đâu có đâu, chỉ ăn có ăn theo vậy đó. Cái tật mà, may mà mới ăn có thôi đó, tật hay nói xấu người khác để qua một bên. Cái thứ hai là tật nói dóc. Vì mình không có coi nặng cái lời chân thật, nói dối riết nó quen, chuyện gì cũng phải sửa một chút. Mà cái đó mình cũng nghĩ có hại ai đâu, khi nào nói dối mà hại người kìa, cho người ta khuynh gia bại sản, thân bại danh liệt, cái đó mới tội lỗi chứ còn cái này tại thói quen nó vậy. Rồi, là hai tội: Tội thích nói dóc và tội thích nói xấu. Rồi qua tội thứ ba, học hành thì ngu như cái gì vậy đó mà cái tật hay phân tích. Phân tích riết cả đời không có thương được người nào hết. Không biết tôi nói trong room có nghe được không? Cái tật học thì ngu mà trong đời sống khoái phân tích. Phân tích riết để rồi gặp thằng ăn mày cũng nói sao đó để khỏi cho, đi chùa có muốn cúng dường hay gặp người ta nghèo, người ta bịnh, người ta cần, thì cũng lý luận phân tích làm sao đó đặng khỏi phải cho. Đã vậy khi thấy người khác làm cũng chận, cũng phân tích làm sao đó đặng chận để người ta đừng có cho. Mình tưởng cái đó là đâu có gì đâu, đâu có hại ai đâu, tại cái tật mình vậy, tật hay phân tích vậy đó. Nhưng vì đó mà cuối cùng mình thiếu cái pháp bố thí. Ngoài cái tánh kẹo ra nó còn cái tật xấu đó, cái tật phân tích. Thí dụ như là, bên Mỹ hay có mấy cái màn mấy anh homeless mà ở ngã ba ngã tư đường đó, xe ngừng lại mà trong xe có người thò tay lấy một đồng, hai đồng tính cho cái là bắt đầu ngồi cản: "Ôi, mấy thằng này cho nó về nhậu hết cũng vậy hà!" Thí dụ vậy đó. Những cái tội đó nhỏ nhỏ mình tưởng nhẹ nhưng mà nó nặng dữ lắm. Coi như đời đời sanh ra nó khổ như là con chó dại vậy.

Rồi bây giờ quí vị nghe tui gom lại nè: Cái tật nói dóc là đời đời sanh ra nói người ta không có tin, tiếng nói không có trọng lượng, không có sức thuyết phục. Các vị phải biết cái giới nói dối nó quan trọng lắm. Thí dụ như trong kinh nói cái người mà ghét Đức Phật, ghét cay ghét đắng mà một khi Đức Phật đã khai khẩu rồi, đã mở lời rồi, thì sống chết gì người ta phải tin thôi - bởi vì Ngài đã nhiều đời Ngài tu cái hạnh chân thật. Cái người ghét Ngài bằng trời nhưng mà sa môn Gotama mà mở miệng rồi đó là người ta phải tin. Tuy ghét lắm, không có ưa gì Ngài hết, nhưng mà Ngài mở miệng ra là người ta tin. Rồi những khi mà người ta hấp hối, cận tử, người ta sợ hãi, chỉ cần Ngài nói một chữ, một câu thôi, họ chỉ nghe thôi, móm có một câu thôi: "Này tỳ kheo, hãy quán sát như sau..." Mới vừa nghe tới đó là lòng người ta nó yên rồi, người ta tín nhiệm liền như đứa con nít mà đang khóc mà nghe tiếng mẹ "nè mum mum mum mum, nín nín nín, thương thương thương", chỉ nghe chừng đó là một đứa con nít nó nín khóc.

Ở đây cũng vậy cái người mà giữ giới chân thật đó, đời đời sanh ra người ta nghe mình người ta tin, nó lạ như vậy đó, và giúp được cho biết bao nhiêu người. Ngay trong lúc mà nguy nan, cận tử đó mà mình chỉ hé môi một cái là mình giúp cho người ta yên, người ta đi trong sự thanh thản êm đềm, mình tiễn biệt người ta bắt đầu vào một cuộc đăng trình vạn lý nguy hiếm gió bụi phong sương. Mình tiễn người ta chỉ cần mình đế người ta một câu thôi "Thong thả mà đi nha, giữ sức khỏe, có gì liên lạc nha, tui ở nhà, tui theo dõi mà". Nói một câu đó là người ta tin hà.

Trích KTC.7.3 Sức Mạnh
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép


Tàm Úy | | Ai Bấm Chuông

Hành Thiện | | Dính

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com