Năm Tờ Hai Chục

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Năm Tờ Hai Chục

Thời gian kiếp người hỏng có nhiều. Tui nói không biết bao nhiêu lần: Mình lấy tờ 100 đồng mình đổi ra 5 tờ 20, thì tờ 20 nào trong số 5 tờ ấy nó cũng có giá trị tương đương, tờ nào cũng có giá trị giống nhau. Nhưng cái thời gian trong kiếp người nó không phải như vậy. Hai mươi năm đầu đời nó không có giống như 20 năm tiếp theo. Tức là: Từ 1 tới 20 tuổi: cái 20 năm đó nó không có giống từ 20 cho tới 40, rồi cái thời gian từ 40 cho tới 60 nó lại không có giống với 20 năm trước đó. Rồi từ 60 tới 80 thì mang tiếng cũng là 20 năm, đúng, nhưng mà cái chuyện mà mình có thể làm được nó ít, ít lắm quí vị, ít lắm.

Có nhiều cái việc chúng ta cần cái sự nhiệt huyết của tuổi trẻ; có nhiều cái việc chúng ta cần tới cái sự già dặn, chững chạc của người đứng tuổi, của người trưởng thành đã từng trãi cuộc đời; có nhiều việc chúng ta cần đến cái sự bình thản của một người đã xong việc, đó là tuổi già. Phải không?

Mỗi thời gian, mỗi thời điểm nó lý tưởng cho một số công việc nào đó. Mỗi cái 20 năm trong đời mình có giá trị khác nhau và ở mỗi 20 năm trong cuộc đời mình, mình làm những việc khác nhau: Từ 1 cho tới 20 có những việc mình không chịu làm, thí dụ như bây giờ nói theo ngoài đời, không lấy được bằng tú tài là tiêu. Từ 1 tới 20 tuổi mà không lấy được bằng tú tài là tiêu. 20 năm tiếp theo đó, không tìm được cho mình một cái nghề nghiệp ổn định là tiêu. Đấy, không có tìm được cho mình một cái nghề nghiệp ổn định là tiêu. Đó là từ 20 cho tới 40. Từ 40 cho tới 60 mà không có được một cái sự nghiệp ổn định - sự nghiệp được định nghĩa là về tiền bạc, về nhà cửa, về hôn nhân, gia đình, nói chung - là tiêu. Từ 60 đến 80, không có giữ được sức khỏe là tiêu.

Đấy, thấy rõ ràng như vậy. Nghĩa là mỗi một thời đoạn trong đời mình, chúng ta chỉ làm một ít việc thôi, và cái điều kiện tâm lý của mỗi lứa tuổi nó cũng không giống nhau. Có nhiều việc chúng ta cần đến cái nhiệt huyết của tuổi trẻ thì tuổi trẻ không còn nữa. Có nhiều lúc chúng ta cần đến ái sự bình thản, nhẹ nhàng của người lớn tuổi thì khổ thay lúc đó chúng ta đã cằn cỗi quá rồi, chúng ta đã qua khỏi giai đoạn bình thản rồi, chúng ta đã qua tới giai đoạn lú lẫn rồi, nha.

Hiểu được cái này mình mới thấy, "Ồ! Thì ra thời gian nó quí quá". Cái chuyện mà nằm dật dựa, lăn qua trở lại, đó là sự hoang phí không có thể nào mà gọi là bỏ qua được. Cái đó phải nhắc tới, nha. Chúng ta cứ nhớ: Cái bịnh có thể đến với mình bất cứ lúc nào, cái chết có thể đến với mình bất cứ lúc nào, tai nạn có thể đến với mình bất cứ lúc nào. Cái chuyện nó dễ xảy ra như vậy. Bịnh hoạn, tai nạn, chết chóc, bao nhiêu cái chuyện khác, thị phi, rồi kiện cáo ... Ai biết được? Thù oán, ai biết? Mấy cái đó toàn là trên trời nó rớt xuống không hà. Trên trời nó rớt xuống vậy đó.

Cho nên là thời gian trong kiếp người nó không có nhiều, nó không có đủ để mà chúng ta hoang phí nó bằng cách là tìm đến sự an dưỡng, ngủ nghĩ.

Trích bài giảng ngày 25/06/2019 KTC.6.117 Quán
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép toàn vẹn bài giảng KTC.6.117 Quán


Các Lớp Vỏ | | Cồn Ngã Mạn

Tứ Diệu Đế | | Chết

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com