Khoanh Vùng

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Khoanh Vùng

Cái gì mình thích thì mình cũng mong đợi nó trường cửu, còn cái nào ngoài cái mình thích ra (mình OK cho nó là vô thường). Bởi trong chú giải có ghi rõ, ghi rất là rõ: "ettakāva saṅkhārā aniccā": có một mớ trong đó là vô thường thôi; "na ito pare ti": còn cái phần còn lại là nó ok.

Tôi nói cái này nó đụng chạm chết luôn mà tôi phải nói. Có rất là nhiều bà con cũng biết đời là danh lợi, tình cảm, quyền lực là vô ngã, vô thường. Nhưng mà họ cũng trông đợi là có một cái tôi thường hằng vĩnh cửu ở trên cái cõi Tây phương cực lạc. Nghe nói về đó là Cửu phẩm liên hoa, nghe nói về đó là chúng sanh không có giới hạn tuổi tác, mà trên đó là đời đời sống tu hành bên cạnh Chư Phật, Bồ tát, Thánh chúng,... Thì như vậy, cái đó gọi là khoanh vùng.

Lẽ ra là trong cái nhận thức của một hành giả quán chiếu tứ niệm xứ, thì bất cứ một hiện hữu nào trên đời đều phải được buông bỏ, đều phải được nhàm chán. Còn đằng này chúng ta khoanh vùng, khôn lắm. Cho nên mới có trường hợp cũng cạo đầu, cũng đắp y, cũng nghiên cứu kinh điển, cũng uyên thâm vậy, nhưng mà có khoanh vùng. Có nghĩa là còn chừa lại một số cái để mà đam mê thích thú trong đó. Trong đây quý vị có hiểu cái này không? Có nghĩa là mình luôn luôn nói là vô nghĩa vô thường nhưng mà mình vẫn còn khoanh vùng, cái chữ gọi là nodhiṃ karoti có nghĩa là khoanh vùng.

Bây giờ nói huỵch toẹt ra mấy phật tử mình trong đây đi. Mấy ông của mình đó. Nói vô thường tùm lum, nhưng mấy ổng không có cách nào mà mấy ổng quán vô thường trên cái chiếc mô tô của mấy ổng được. Ổng mê mô tô quá. Chàng mà tót lên con chiến mã bằng sắt, đội mũ bảo hiểm lên, là chàng phi ra xa lộ và trở thành người hùng tốc độ. Chàng lén bà xã đi rong ruổi, đi phượt với bạn bè. Rồi nhiều khi trong đoàn có những giai nhân cơm chiên cá mặn, À không, chim sa cá lặn gì đó trong đoàn, đại khái vậy. Vui vẻ biết bao nhiêu. Bởi vì cái gì cũng vô thường nhưng mà riêng cái khoảng mà chiếc mô tô của chàng là chàng bỏ nó ra. Tức là khoanh vùng khi đang quán niệm vô thường.

Còn nàng thì sao? Nàng cũng đi chùa, nàng cũng hành thiền, nàng đi Miến điện, nàng đi Pa Auk, nàng đi Shwe Oo Min, nàng đi U Pandita. Chứ nàng mà về tới nơi cái tủ quần là, áo lụa của nàng, cái tủ mà chứa giầy dép, xách tay, bóp đầm của nàng thì nó không có vô thường. Bởi vì nói cái gì vô thường nhưng mà cái tủ này là tủ đồ ruột của nàng mà, làm sao nó vô thường được. Cho nên nàng tiếp tục sắm và nàng vẫn tiếp tục hạnh phúc, vẫn tiếp tục hưởng thụ, vẫn tiếp tục sử dụng nó bằng tất cả niềm đam mê, tín nhiệm và tin cậy. Đấy, cái đó gọi là khoanh vùng.

Nhưng mà riêng một cái người mà quán niệm vô thường mà tới nơi tới chốn không có khoanh vùng như vậy.

Cũng giống như rải tâm từ mà có khoanh vùng là sao? Là nguyện cho tất cả chúng sanh đều được an vui, không oan trái lẫn nhau, không bị sầu muộn, không bị sợ hãi, nhưng lại mở ngoặc đơn (ngoại trừ ra cái thằng khốn nạn mà mình hỏng ưa nó). Khoanh vùng là vậy. Tức là rải tâm từ là mình rải coi như từa lưa hết, đứa nào cũng được ân triêm công đức hết, nhưng mà cái thằng đó dứt khoát là nó không thể nào nó lọt vô trong cái lưới từ bi của mình được. Ghét quá ghét. Làm sao mà mình rải được thằng đó? Cho nên ai cũng được an lạc, trừ ra thằng đó; ai cũng được hạnh phúc, trừ ra con nhỏ đó. Thì đó là rải tâm từ có khoanh vùng.

Quán niệm vô thường cũng vậy, mình thấy mọi thứ là vô thường: "Các pháp hữu-vi thật không bền vững, có tánh sanh diệt là thường, khi sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, nên thường hay có sự khổ-não." Mình đọc nghe đã lắm, nhưng mà trong đáy sâu tâm thức của mình, mình vẫn lấy cái bút chì đỏ mình khoanh một vùng. Không phải là mình ngu gì mà mình tin vĩnh cửu. Nhưng mà mình không muốn nhắc đến nó trong cái danh mục vô thường.

Mình không có ngu gì mà mình cho rằng nó trường cửu, nhưng ta cũng không dại gì mà đưa nó vào cái danh sách của những thứ phù du. Đó, cái này tôi muốn ghi mà tôi làm biếng quá đi: Ta không ngu gì mà cho rằng nó trường cửu, nhưng ta cũng không có dại gì mà đưa nó vào danh sách của những thứ vô thường. Ta để nó qua một bên riêng để ngó chơi vậy đó. Bởi vì nó với ta 2 đứa biết nhau thôi. Cái dó là món ruột của ta mà. Cái gì cũng vô thường hết, nhưng mà cái món ta thích khỏi kể. "Cái này Thầy Đề khỏi ghi, Quan Huyện nhớ được rồi". Các vị có biết cái đó không? Thầy Đề không cần phải ghi cái này, Quan Huyện nhớ là được rồi.

Trong khi đó một hành giả mà tu tập tới nơi tới chốn, thì tất thảy đều phải vô ở trong cái danh mục hết. Tất cả những thiện ác, buồn vui, tất cả những gì thuộc về thân, thuộc về tâm, tất cả những gì thuộc về nhân, thuộc về quả, tất cả những gì có mặt trong cái cõi thiên địa ngũ thú lục đạo này, tất cả những gì mà do duyên sanh, do duyên diệt. Tất cả đều nằm gọn ở trong cái dòng chảy vô thường, biến diệt liên tục và thường trực. Cho nên không có khoanh vùng là như vậy đó, còn mình là chuyên gia khoanh vùng. Anodhiṃ karitvā là như vậy, không có khoanh vùng.

Trích bài giảng KTC.6.99 Khổ. Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép.


KTC (VII)(102) Không Có Hạn Chế

Thấy được sáu lợi ích, này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để vị Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng vô thường, không có hạn chế trong tất cả hành. Thế nào là sáu? Tất cả hành hiện ra với tôi, không có an trú; ý của tôi không ưa thích tất cả thế giới; ý của tôi sẽ xuất khỏi tất cả thế giới; ý của tôi sẽ nghiêng về Niết-bàn; các kiết sử của tôi đi đến đoạn diệt; và tôi sẽ thành tựu tối thượng Sa-môn hạnh. Thấy được sáu lợi ích này, này các Tỷ-kheo, thật là vừa đủ để Tỷ-kheo làm cho an trú tưởng vô thường, không có hạn chế trong tất cả hành.

Anavatthitasuttaṃ

‘‘Cha, bhikkhave, ānisaṃse sampassamānena alameva bhikkhunā sabbasaṅkhāresu anodhiṃ karitvā aniccasaññaṃ upaṭṭhāpetuṃ. Katame cha? ‘Sabbasaṅkhārā ca me anavatthitā [anavaṭṭhitato (sī. syā. pī.)] khāyissanti, sabbaloke ca me mano nābhiramissati [na ramissati (ka.)], sabbalokā ca me mano vuṭṭhahissati, nibbānapoṇañca me mānasaṃ bhavissati, saṃyojanā ca me pahānaṃ gacchissanti [gacchanti (syā. pī. ka.)], paramena ca sāmaññena samannāgato bhavissāmī’ti. Ime kho, bhikkhave, cha ānisaṃse sampassamānena alameva bhikkhunā sabbasaṅkhāresu anodhiṃ karitvā aniccasaññaṃ upaṭṭhāpetu’’nti. Sattamaṃ.


Without Exception

"In seeing six rewards, it's enough motivation for a monk to establish the perception of inconstancy with regard to all fabrications without exception. Which six? 'All fabrications will appear as unstable. My mind will not delight in any world. My mind will rise above every world. My heart will be inclined to Unbinding. My fetters will go to their abandoning. I'll be endowed with the foremost qualities of the contemplative life.' In seeing these six rewards, it's enough for a monk to establish the perception of inconstancy with regard to all fabrications without exception."


Trách Nhiệm và Tranh Công | | Giáo Lý

Sống Rốt Ráo | | Ngon Lành

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com