Cõi lành dục giới

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Cõi lành dục giới

Quả báo cũng có liên hệ đến năm trần. Đó là tâm thiện dục giới nó có liên hệ gián hay là trực tiếp. Tâm thiện dục giới, bản thân nó y cứ trên một là cõi dục, hai là y cứ cảnh dục, ba là quả của nó ít nhiều có liên quan. Mà đó là nói một cách tương đối thôi. Chứ người học A Tỳ Đàm sẽ hiểu thêm. Khi mình có một tâm ác thì chính cái tâm ấy nó tạo ra cái tâm đầu thai cõi khổ. Khi mình có cái tâm thiện thì nó sẽ tạo ra cái tâm đầu thai cõi vui. Nhưng cái đầu thai ở cõi vui có có 3 trường hợp:

Một là ngày xưa chúng ta làm phước bằng cái tâm thiện có trí tuệ đi cùng thì bây giờ chúng ta sẽ đi đầu thai bằng cái tâm đầu thai có trí tuệ đi cùng. Cho nên sanh ra làm người có khả năng đắc đạo đắc thiền. Đắc đạo quả thiền định thần thông đó gọi là tâm thiện. Ngày xưa mình làm thiện bằng cái tâm lành có trí đi cùng thì bây giờ sanh ra mình cũng đầu thai bằng tâm có trí đi cùng.

Hạng thứ hai là ngày xưa mình làm phước cũng dữ dội lắm nhưng có điều là không có trí đi cùng. Nên bây giờ sanh ra cũng làm bác sĩ, kỹ sư, nhưng mà đụng tới vấn đề tinh thần tâm linh, những chuyện đế vi huyền nhiệm, trên trời trên mây, trừu tượng, thì mình chịu chết. Làm bác sĩ, kỹ sư, kê toán, lý hoá, sử địa, cái gì cũng ra làm rót rót, nhưng mà đụng tới cõi tâm linh là nó đơ cái đầu liền. Tới chỗ đó là nó thót, nó chạm đến cái trần nhà liền. Đó là hạng thứ hai.

Còn hạng thứ ba là cũng do làm các việc lành nhưng đối tượng hạn chế, với cái tâm của mình cũng quá hạn chế. Có nhiều thuyết cho rằng đó là quả dư sót của một tâm thiện lớn. Chỗ này thì cho rằng đó là trường hợp đối tượng, bản thân việc phước, việc công đức mà mình làm nó quá nhỏ. Cái việc mình làm quá nhỏ, cái tâm mình quá nhẹ và đối tượng cũng không ra gì. Tôi tạm ví dụ. Mình đứng bên bờ cái miệng cống mình thấy có một miếng bánh mì khô nằm ở đó, rồi thấy có một con chuột nó bò ở dưới. Mình lấy chân hất xuống, đá xuống cho nó ăn. Tiện cái chân, đúng ra nó không có vì động từ, động lực nào hết, mà là nó tiện cái chân. Thấy miếng bánh mì nằm ở đây, dơ dơ, tiện chân mình đá một cái, sẵn cho nó ăn luôn. Thì con chuột không phải là đối tượng gì ghê gớm. Miếng bánh mì dư rớt, cũng không phải là một tặng phẩm ghê gớm. Và cái tấm lòng lúc mà mình đá miếng bánh mì cũng không phải là tấm lòng ghê gớm hào sảng đáng quý cao siêu mầu nhiệm gì hết. Thì ba cái tầm thường đó: đối tượng tầm thường, tâm trạng tầm thường, hành động tầm thường, sẽ cho ra một cái quả không đáng kể.

Cho nên tôi nói quả lành nó có ba, cõi lành dục giới có ba:

  1. Tam nhân: Sanh ra làm người có trí tuệ đủ đắc đạo chứng quả thiền định

  2. Nhị nhân: Làm người học hành thông minh nhưng không chạm vào cảnh giới cao siêu được.

  3. Vô nhân: Những người sinh ra tàn tật bẩm sinh, ví dụ như bị bệnh tâm thần đồng ảnh, hay là Down syndrome.

Kalama xin tri ân bạn Phố Nghèo ghi chép
Trích bài giảng KTC.6.86 Chướng Ngại


Thánh | | Bốn giải pháp

Thiếu Định | | Mì gói nước phông tên

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com