sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Nguồn Chú GiảiNgài Hatthisāriputta là một nhân vật rất là đặc biệt. Ngài đi xuất gia không có bao lâu mà Ngài đã nhanh chóng thuộc lòng Tam tạng và chú giải của A tỳ đàm.
Tôi nói tới đây thế nào cũng có người nhảy dựng lên nói hồi đó làm gì có chú giải. Đó là cái bệnh của người Việt nam không có đọc sách, mà cứ ăn rồi cứ một là ngồi tưởng tượng, còn hai là quơ đại ông sư phụ nào đẹp trai, mặt hiền hiền, giọng nói truyền cảm, cắm đầu, gục mặt tin theo.
Làm sao không có chú giải? Tôi hỏi các vị chú giải chúng ta đang học đây là ở đâu? Xin thưa, nó từ 3 nguồn:
Nguồn 1: Là từ đệ tử của Ngài Xá lợi phất, Ngài Mục kiền liên, Anan, Ca diếp v v... Nghe thầy nói cái gì, hoặc nghe Phật giảng cái gì mà họ không hiểu thì họ bèn hỏi lại. Thì cái phần hỏi lại này được gọi là chú giải. Các vị có hiểu không? Là họ hỏi ngay cái người vừa dạy cho họ, thì cái phần giải thích đó được gọi là chú giải và họ cũng học thuộc lòng luôn. Hoặc họ nghe Ngài Xá lợi phất nói rồi họ đi hỏi Ngài Mục Kiền Liên, họ nghe Ngài Mục Kiền Liên họ đi hỏi ngược lại Đức Phật, họ nghe Đức Phật họ đi kiếm Ngài Anan họ hỏi. Còn hỏi tại sao họ không hỏi thẳng thì nhiều ký do lắm: nhiều khi vì lòng tôn kính họ sợ họ không có hỏi, hoặc lúc đó họ thấy vị kia đang bận không có thời gian, thấy vị kia cần nghĩ ngơi, hoặc bản thân họ lúc đó họ không có nghĩ ra cái chỗ để hỏi. Không nghĩ ra cái chỗ để hỏi, mai nó về nó ngấm, mưa lâu thấm đất, bắt đầu họ mới nghĩ ra, Ồ cái chỗ này mình nghĩ chưa có thông - thế là họ đi họ hỏi.
Thế là chú giải có ba nguồn, nguồn 1 là họ hỏi trực tiếp Đức Phật hoặc các vị thánh thời Đức Phật. Rồi cái phần chú giải này khi kết tập, các vị thánh họ không có kết tập bởi vì phần này nó quá rời rạc, mà tại sao không có kết tập là bởi vì nó có vấn đề lớn thế này: Chỉ trùng thuật những gì chính Đức Phật thuyết giảng hoặc được Đức Phật ấn khả xác định, xác nhận. Còn cái phần chú giải này trong đó nó rất là tạp, có những cái phần của Ngài Xá Lợi Phất, Anan, Ca diếp, đúng, nhưng cũng có những phần là do phàm phu hoặc là do tam quả, sơ quả, nhị quả.
Thì tôi hỏi bây giờ trong buổi kết tập làm gì có thời gian mà lập ra? Thưa các bố thế này, các vị thời xưa thì, trong kinh ghi rõ, thời đó đắc chứng đạo quả rất dễ mà đồng thời cái cường trí, trí nhớ thời đó phải nói là cực kỳ kinh dị. Thì các vị đó ráng nhớ, thì vị nào nhớ được bao nhiêu thì nhớ, có vị sở trường về trung bộ, trường bộ, tăng chi, tương ưng, tiểu bộ. Cho nên đây là lý do vì đâu mà trong kỳ kết tập 1, sau khi kết tập xong trung bộ kinh thì chư tăng đồng thuận phần này giao cho đệ tử của ai, giao cho các vị trưởng lão mà trong đó nó gồm có Ngài Xá Lợi Phất, Ngài Anan, Ngài Kassapa và Ngài Anurudha. Họ giao cho các vị đó. Giao đây có nghĩa là chẳng những thuộc chánh kinh mà làm ơn nhớ luôn chú giải để đệ tử có hỏi thì làm ơn giải thích dùm. Nhưng mà kết tập thì vẫn cứ chép kết tập phần chánh tạng thôi, nhớ nha. Cái chỗ này phải nhớ, chớ không thôi cứ đơ đơ ra, mai mốt bắt đầu bị cái bệnh học giả là một, mà vô học là hai. Học giả tức là đọc một hai cuốn gì đó rồi cho là đủ.
Tây có một câu hay lắm: "Người không đọc sách đáng sợ mà người đọc có một cuốn còn đáng sợ hơn", quí vị nhớ. Trên đời tôi run nhất là 2 cái loại này: một là không đọc sách, nói chuyện với nó như nói chuyện với đầu gối vậy, còn hai nữa là nó chỉ đọc có một cuốn là mệt lắm nha. Cả đời nó lấy cây thước 8 tấc nó đi đâu nó cũng lấy cây thước đó nó đo. Hễ cái nào mà dưới 8 tấc thì nó kêu là ngắn, còn cái nào hơn 8 tấc thì nó kêu là quá dài. Tôi sợ nhất là cái loại tâm thần trí thức.
Cái nguồn 1 là trực tiếp từ các bậc thánh, từ Đức Phật.
Cái nguồn 2 là đời sau, cái chú giải đời 1 nói là chú giải mà thật ra có nhiều cái điểm phải nói là không được nhắc tới. Cho nên đời 2 là các vị đời sau họ phải y cứ trên toàn bộ Tam tạng để mà họ chú thích những cái chỗ mà chưa được nói tới trong chú giải, đó là nguồn 2.
Nguồn 3, các vị nghe cái chỗ nguồn 3 này mới run nè. Trong cái quyển Tâm Thức Gió Lùa (tức là Chuyện Phiếm Thấy Tu 2) chúng tôi sẽ nó tuốt tuồn tuột, tất tần tật mấy cái vụ này, bà con đón đọc. Thì nguồn 3 này, tôi biết tôi nói nhiều người vừa đập máy, văng tục chửi thề văng nước bọt bỏ đi, nhưng tôi vẫn nói. Bởi người Việt Nam mình 4 ngàn năm văn hiến mà là như vậy. Bởi vì chạm vô cái dốt, cái ngu của mình là mình chịu không nổi. Cái nguồn 3 này mới là ghê nè.
Tôi nhắc lại, nguồn 1 là trực tiếp học từ Đức Phật và các bậc thánh đương thời Ngài. Nguồn 2 là các vị tổng hợp đối chiếu với những gì mà trong chánh tạng và chú giải nguồn 1 họ mới tạo ra chú giải nguồn 2.
Cái nguồn 3 này tại sao tôi phải giới thiệu dài dòng bởi vì nguồn 3 này nó hơi nặng: là sự vay mượn từ văn hóa, triết học, tư tưởng, thậm chí ngôn ngữ và khoa học đương thời. Là đương thời nào?
Vào thế kỷ thứ 8, có một vị trưởng lão viết cái quyển luận thư mà nó bàn về Trung bộ kinh thì lúc đó các vị đó đã đưa vào ở trong Trung bộ kinh những cái điều mà kiến thức đương thời của vị đó. Thí dụ như cái thời đó là họ biết xài xe lửa hơi nước, thời đó là họ bắt đầu là có ca nô, thời đó họ biết xài xuồng hơi, tôi ví dụ nha. Thì khi mà viết chú giải, vị đó đưa cái đó vào, rồi chưa hết vị đó đem vào những tác phẩm mà vị đó đọc được.
Thí dụ như thời này, cái vị viết chú giải không ngần ngại đưa vào trong đó một hai câu hay hay của nhà thơ, nhà văn bây giờ. Chẳng hạn có một câu mà tôi tâm đắc vô cùng, của Nguyên Sa đó là:
Áo nàng vàng anh về yêu hoa cúc,
Hễ mình thích cái gì là mình sẽ lấy cái thích đó mình trùm lên bao nhiêu thứ khác.
Có một câu của Vũ Quần Phương mà mới hôm giảng bên Mỹ tôi có nhắc:
Anh đợi Em bên cầu.
Cái câu này rất là hay, rất là Phật Pháp. Tại sao mà ta đợi nhau một ngày mà đất lạ thành quen? Là khi buổi đầu mình thương nhau quá, thì tất cả những gì thuộc về người thương của mình, mình đều thấy nó của mình, nó thuộc về mình, mình thấy nó cả đường đi lối về của cả bao nhiêu tâm tư, tình cảm của mình, bao nhiêu buồn vui của mình đều gắn trọn lên con người ấy. Cho nên: Ta đợi nhau một ngày, đất lạ thành quen. Nhưng ta đợi nhau một đời, đất quen thành lạ. Khi ta ở với nhau lâu quá nó mới lòi ra, mình thấy tụi mình thì ra hai đứa hai cõi quạnh hiu, rất mực riêng tư. Cái chuyện đồng sàng dị mộng là chuyện đương nhiên. Lúc mới quen nhau thấy: Ta đợi nhau một ngày, đất lạ thành quen, nhưng mà, Khi ta đợi nhau một đời, đất quen thành lạ, là ở chỗ đó. Ta mới hiểu nhau, ta tưởng quen nhau là tri âm tri kỷ, tri âm tiền kiếp, bây giờ trùng phùng tái ngộ ở cõi này để làm nên cái nợ ba sinh, nhưng mà không có hề hiểu nhau. Rồi thì chúng ta mới nhận ra một chuyện động trời: Thì ra hai đứa là hai con đường riêng, you đi đường you mà tôi đi đường tôi, you go your sugar, I go my sugar. Có nghĩa là càng hiểu nhau để càng thấy mình là lạ với nhau lắm lắm, mình không có thuộc về nhau. Bản thân tôi, tôi còn không hiểu làm sao tôi hiểu you. Yeah.
Thì những cái vị viết chú giải họ thấy cái câu đó hay, họ không ngần ngại bỏ vào. Hoặc là như ông Cung Trầm Tưởng: Ta ôm em hôm nay mà nhớ em ngày sau. Rất là hay. Là bởi vì trong mỗi sát na em không còn tồn tại nữa. Hoặc là Du Tử Lê có một câu: Vết răng tháng chạp mà dấu bầm tháng hai. Câu đó quá hay luôn. Cái vết răng tháng chạp mà dấu bầm tháng hai, bị cắn hôm tháng chạp mà qua tháng hai nó mới bầm. Bữa nay người ta nói mình câu gì đó mình hỏng có đau, nhưng mai này, một ngày nào đó mình nhớ lại mình đau quá. Rõ ràng là Vết răng tháng chạp mà dấu bầm tháng hai. Hoặc là mình nghe cái câu đó mình hỏng thấy gì hết, nhưng mà một ngày nào đó mình chia tay rồi, mình về mình nhớ mình thương. Ồ, thì ra người ta nói câu đó người ta có ý mà sao lúc đó mình ngu dữ vậy ta? Trời ơi, sao mình khờ, tại sao mình cô phụ một tấm lòng vậy ta?
Như vậy thì một lúc khi Vết răng tháng chạp mà dấu bầm tháng hai, là nhiều khi cái chuyện nó cũ sì rồi mình mới bắt đầu mình giận, để cho tâm sân nó đến muộn hoặc có lúc mình để cho tâm tham nó đến muộn. Lẽ ra mình đã thương người ta ngay từ ánh mắt ban đầu lưu luyến ấy rồi, nhưng mà để về sau một tháng, hai tháng, một năm, hai năm mình nhớ lại mình bắt đầu ngậm ngùi, tiếc thương. Thì như vậy là mình đã để cho tâm tham nó đến muộn. Như vậy, tôi quá thích cái câu đó, cái câu đó quá hay: Vết răng tháng chạp mà dấu bầm tháng hai. Thì những câu đó ở trong quý vị đây nhiều người gọi là dân đoan chính, thục nữ nghe là họ nổi điên: Tại sao giảng kinh mà lại đem mấy cái này vào? Tại vì cái não trạng của các vị đó có vấn đề, cái đầu chỉ để đội nón, để trang điểm. Chớ lẽ ra thì tùy cái nhận thức của mình mà mình nhìn đâu cũng thấy Phật Pháp dầy đặc hết trơn á.
Đó, thì mấy cái vị mà viết chú giải cũng vậy đó. Khi mà họ viết, họ không ngại đưa vào trong đó cái này cái kia. Cho nên, tôi nói thẳng luôn đó là trong Thanh Tịnh Đạo, chẳng hạn như cái phần giải về Phật, trong đó Ngài Buddhaghosa giảng về chữ Bhavaga (Thế Tôn) có 6 ý nghĩa. Mà 6 ý nghĩa đó chúng ta lại bắt gặp ở trong bộ Yoga Sutra của Patanjali được viết bằng tiếng Sankrit. Và tôi cũng chưa hề thấy một tác giả Phật giáo nào nhắc tới điểm này. Tôi không dám nói rằng tôi là người pháp hiện ra điểm này, và tôi cũng không dám nhận tôi biết chữ Sankrit, tôi biết rất là đại khái mơ hồ. Tôi biết qua bản tiếng Anh thôi, mà tôi đọc tôi giật mình. Tức là cái quyển đó, bản dịch của Yoga Sutra không hề nhắc tới Phật giáo, nhưng mà tôi đọc tôi giật mình, tôi: Ồ! thì ra 6 cái này được nhắc đến trong đây mà Yoga Sutra là một trong những tác phẩm kinh điển của Ấn giáo. Mà bây giờ nó nhắc tới như vậy đó thì sao? Mà Patanjali cũng là một nhân vật lớn bên Ấn giáo nói chung.
Thì bây giờ xin hỏi bà con trong đây, ở đây ai mượn của ai? Tôi không nói là Ngài Buddhaghosa mượn của Ấn giáo, tôi cũng không có hồ đồ mà tôi nói Ấn giáo mượn của Ngài Buddhaghosa. Mà tôi chỉ hỏi bà con như vậy. Và chuyện nữa, bà con làm ơn, bà con nào mà đọc cái Ngàn Lẽ Một Đêm và Kinh Bổn Sanh của Phật Giáo mình, nó có nhiều cái kinh nó giống nhau gọi là tàn canh gió lạnh, giống nhau đến độ chỉ có nước là khóc thôi. Chưa hết, cái huyền thoại mà coi như Âu Cơ mà đẻ trăm trứng, dạ xin thưa, đã có trong Kinh Bổn Sanh của Phật giáo rồi. Và hôm nay chúng ta biết rằng huyền thoại trăm trứng không phải chỉ có trong Việt sử, mà nó có trong truyền thuyết của rất là nhiều nước, đặc biệt là những nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn độ.
Cho nên bà con nhớ thế này, nước nào cũng bắt đầu, dân tộc nào cũng bắt đầu bằng những huyền thoại cả, và những huyền thoại đó đôi khi nó xuất phát từ cái môi trường sinh hoạt, cái bối cảnh trước mắt, nhưng đôi khi nó được vay mượn từ một dòng chảy giao thoa nào đó giữa các nền văn hóa, văn minh mà bây giờ nó đã mất dấu rồi.
Cho nên hôm nay chúng ta có 3 nguồn chú giải:
Nguồn 1 là trực tiếp từ thời Đức Phật.
Nguồn 2 là sự đối chiếu so sánh, kết hợp, tổng hợp từ nguồn 1.
Nguồn 3 là sự vay mượn các nguồn của đời sau. Đặc biệt là ở những vùng đất mà bộ sách đó được viết và ở bản thân cái người viết.
Cho nên báo trước bà con đọc chú giải đừng có sốc. Sốc là thấy nó nhiều cái chỗ kỳ quá. Thí dụ như chỗ nói về vũ trụ quan, Đức Thế Tôn khi nói về vũ trụ quan, Ngài nói đến sự hiện hữu của vô lượng vũ trụ, Ngài nói rất là gọn và cách nói của Đức Thế Tôn hôm nay khoa học chỉ có cúi đầu thôi. Trong khi đó, vũ trụ quan mà được nói tới trong Thanh Tịnh Đạo, được nói trong chú giải là chỉ có kêu trời thôi, mình ráp không được với cái nền văn minh hôm nay, cho bà con biết như vậy. Mà tôi phải nói huỵch toẹt ra không phải là vì cái lòng báng bổ mà vì tôi quá yêu đạo Phật, tôi quá kính thờ Đức Phật, bắt buộc tôi phải nói ra chuyện đó, để bà con làm ơn mai này có bất mãn thì bất mãn ai đó, đừng bất mãn Thế Tôn vì Thế Tôn có nói thế bao giờ.
Trích bài giảng ngày 26.05.2019 KTC.6.59 Người Bán Củi
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english