sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Buông BỏĐi chợ, đi shopping về là mình có hai cái vui: Cái vui thứ nhất là mình mua được nhiều cái mình thích; cái vui thứ hai là sau khi mình leo một đoạn dốc, tay cầm, vai vác nặng nề, về đến nhà liệng hết mọi thứ xuống đất nó khỏe dữ lắm, nó đã lắm. Thì như vậy, mình thấy rằng cái chuyện mua được cái mình thích nó cũng là cái sướng, mà liệng bỏ cái mình thích cũng là cái sướng. Trong đời người đàn ông, có hai ngày trọng đại đó là cái ngày lấy vợ và cái ngày xa vợ vĩnh viễn. Cái ngày xa vợ vĩnh viễn là cái ngày vợ chết hoặc là ngày mình ly dị; nó hạnh phúc lạ lắm bởi từ đây về sau mình không cần phải trách nhiệm, bổn phận, mình có thể đi sớm về khuya thoải mái; không có ai mà chận đầu đón ngõ hỏi han, sách mé, hỏi đon hỏi ren, mệt lắm. Như vậy tôi đã nói rất là nhiều lần đó là hạnh phúc trên đời nó có hai nguồn: do có cái gì đó và do không có cái gì đó. Và đau khổ nó cũng có hai nguồn: do có cái gì đó và do không có cái gì đó mà mình mới đau khổ. Cho nên cái hạnh phúc ở kẻ phàm phu là họ nghĩ đến chuyện sở hữu cái gì đó, được sống sở hữu, được sống hưởng thụ là hạnh phúc, nhưng mà họ quên mất một chuyện trên đời không có hạt cơm miễn phí. Hỏng có! Cái gì ở đời cũng phải có cái giá để trả, người tu hành và các bậc hiền thánh chính vì thấy rõ chỗ này, thấy rằng mọi thứ đều có cái giá phải trả. Để có được một bữa cơm tối bên vợ chồng con cái, các vị phải trả một cái giá đắc lắm các vị có biết không? Đắc lắm. Tôi ở Mỹ tôi biết có những cái nhà bạc triệu, một là pay off trả hết thì hai vợ chồng cũng đâu có ở nhà; nói gì cái nhà down payment mỗi tháng trả bao nhiêu, bao nhiêu đó. Mua cái nhà cho bự, cho bằng chị, bằng em; rồi tưởng sao, sáng hai vợ chồng đi biền biệt tới tối mịt mới về, riết quên mất cái nhà nó màu gì, không nhớ. Cái giá để trả cho việc sở hữu một căn nhà nó mệt như vậy đó quí vị. Đi đâu mà muốn được thiên hạ cúi đầu biết tên tuổi, báo chí truyền thanh, truyền hình mà nó biết tới mình, để có cái đó nó mệt lắm quí vị biết, mệt lắm. Và sau cùng để có được tấm thân này, chúng ta phải làm bao nhiêu chuyện để có thể duy trì nó, để kéo dài cái tuổi thọ cho nó, là mệt lắm. Ai từng đi bệnh viện, bác sĩ, từng mổ xẻ, từng uống thuốc, từng chích thuốc, từng trị liệu một cái gì đó mới biết. Nói chung là có mặt trên đời này là khổ, còn gồng gánh phiền não, còn thích cái này ghét cái kia là còn khổ. Cho nên ở đây một trong những đặc điểm của người tu hành là: Thấy buông hết là an lạc. Nó khác ở ngoài đời. Ngoài đời là tay cầm, tay xách, nách mang cái gì đó mới thấy đã. Tay xách, nách mang, vai vác, đầu đội. Ngoài đời nó bốn cái: tay thì xách, nách thì mang, vai thì vác, đầu thì đội; nó mới sướng. Nhưng mà người học đạo, hiểu đạo thì biết rằng trên đời không có gì miễn phí. Để có được một cái mà đời gọi là niềm vui gì ấy, chúng ta phải trả một cái giá không rẻ, không hề rẻ, không hề nhẹ. Cho nên cái đặc điểm của người tu là tìm vui trong sự buông bỏ, tìm vui trong sự giã từ, tìm vui trong sự chia tay, tìm vui trong những bến bờ xa lạ, tìm vui trên những bến giang đầu, trên những bến đò, trên những đầu cầu, chớ không phải như phàm phu. Phàm phu tìm vui trên những mái hiên hẹn hò, tìm vui trong những mái ấm gia đình, trên những bữa ăn tối, nó khổ như vậy. Còn người xuất gia là tìm vui trên những bến bờ viễn xứ, trong những lần chia tay, trong những lần buông bỏ cả vật chất lẫn tinh thần, nó khác nhau nhiều lắm quí vị. Cho nên ở đây, một trong những đặc điểm của người tu hành, đặc điểm mà cũng là điều kiện để mà tu hành giải thoát là trong đó có thích buông bỏ. Trích bài giảng ngày 11.06.2019 KTC.6.78 Lạc Hỷ
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english