tk || bài giảng || suy gẫm || kalama || sách | ||||
| ||||
![]() | ![]() | |||
Người Phát Hiện mọi sự ở đời là khổ,Với niềm tin sắc son vào bốn sự thật này, chắc chắn, đương nhiên, cố nhiên, mặc nhiên, dĩ nhiên, và tất nhiên là đời sống của quý vị sẽ thay đổi rất rất lớn. Mặc dù quý vị vẫn tiếp tục nghèo hèn, mỗi ngày vẫn phải cầm cọc vé số trên tay và coi như tối về ăn mì gói, khuya đói bụng dậy mở nước máy ra uống cầm hơi rồi đi ngủ tiếp, sáng dậy bất chấp nắng mưa đi bán vé số tiếp. Nhưng cái tâm tư của mình lúc bây giờ nó an lạc lắm. Xui cái là quý vị không đủ phước duyên ba la mật nên các vị không tin chuyện đó. Các vị lại tu bằng cách nương đỗ nhờ cậy người khác. Có nghĩa là phải kiếm thầy bà tăng ni chùa miễu quỳ lạy khấn vái xì xụp tùm lum hết thì mới yên lòng. Quý vị không tin đời sống chánh niệm và trí tuệ là đời sống an lạc bậc nhất. Sống gọi là "wireless" không cần dây. Chúng ta là đứa bé, chúng ta đã được cắt dây rốn rồi. Biết được chánh pháp, biết được đường tu thì chúng ta là đứa bé đã cắt dây rốn. Lúc đầu nhờ mẹ đút cơm, cầm bình sữa cho bú; nhưng về sau sẽ có một ngày tự mình đi bằng đôi chân của mình, tự ăn bằng cái miệng của mình và tự mình kiếm sống bằng đôi bàn tay của mình. Thì người học đạo y chang như vây. Buổi đầu sơ cơ thì nhờ thầy bà tăng ni chùa miễu chuông tượng các cái, nhưng phải có một ngày bà con phải tự đi bằng đôi chân của mình. Vì Đức Như Lai chỉ là người dẫn đường mà thôi. Người cầm đuốc phải là mình hoặc là mình phải nương theo ngọn đuốc của Ngài nhưng phải đi bằng đôi chân của mình. Chứ không thầy bà nào cõng mình được hết trơn. Nếu mà cõng được thì các ngài đã cõng sạch không còn sót một mạng nào trên hành tinh này hết. Nhưng khổ cái là cõng không nổi. Mẹ có thể cõng con, bà có thể cõng cháu, nhưng bất hạnh là các bậc thánh không thể cõng phàm phu nào lên cảnh giới giải thoát được hết. Nhớ nhé! Cho nên, niềm tin ở đây phải là niềm tin chánh tín, niềm tin phải đi đôi với trí tuệ. Chớ cái thứ tin mà tào lao bí đao, cái thứ đó thì thôi, thua.
Đằng này mình đến với đạo mình phải có nghiên cứu, mình phải có tìm hiểu, mình phải có lắng nghe, mình phải có tiêu hoá, mình phải có thấm thía cái nền tảng thì mai này trời có sập xuống, mình có bị đốt ra tro đi nữa, thì mình vẫn là người Phật tử đúng nghĩa. Và tôi nhắc lại một lần nữa. Đức Phật không hề có ý muốn thu nạp đệ tử, Ngài không có ý muốn dụ dỗ ai theo Ngài hết, ngay lúc còn sống Ngài đã không thèm rồi, bây giờ Ngài tịch rồi thì làm sao có chuyện đó. Nhưng có một điều đó là tin vào Phật không phải là tin vào một cá nhân, một con người, một ông hoàng Ấn Độ đi tu 26 thế kỷ trước mà tin Phật là tin vào cái lẽ thiện ở đời mà Ngài là người đưa ra những đề nghị sống thiện. Nhớ nhé! Chớ còn tin Phật theo cái kiểu tin vào một cá nhân là chết rồi. Thí dụ như hôm nay mình tin ông Albert Einstein cha đẻ của thuyết tương đối, hay là ông Robert Oppenheimer phát minh H-bomb của Mỹ hay ông Stephen Hawking, thì mình thương kính họ không phải là thương kính cá nhân bằng xương bằng thịt mà mình thương kính sự nghiệp tinh thần tâm linh, những đóng góp về công nghệ, những đóng góp về khoa học của họ để lại cho mình chứ còn cái thân xác họ có còn đâu. Ở đây cũng vậy, tin Phật thờ Phật là tin vào cái lẽ thiện ở đời mà Ngài là người phát hiện, Đức Phật không phải là người tạo ra các nguyên tắc sống thiện mà Ngài là người phát hiện. Bởi vì trước Phật và sau Phật không ai làm được chuyện đó hết. Nghĩa là ngài mở ra cho mình thấy: con từ đâu đến, con sẽ đi về đâu, con là ai, bây giờ con phải làm gì.
Trích bài giảng ngày 17.06.2019 KTC.6.86 Chướng Ngại
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english