sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Hành Trì Chánh Pháp KTC 6. 5. 69. Vị Thiên Nhân Tôn kính học pháp là sao? Ở đây là tôn kính tam học đó. Ở đây thế nào cũng có người ngạc nhiên nói "Ủa sao pháp mà tách riêng tam học?" Không phải. Ở đây là nói trên khía cạnh hành trì. Bây giờ hỏi người cư sĩ có tôn kính pháp không? Có. Nhưng mà qua tới tôn kính tam học thì người cư sĩ không bì được với người xuất gia. Là vì sao? Là vì cái giới học, định học và tuệ học ở người cư sĩ vô cùng hiếm, hiếm khi có cơ hội mà có thể sánh bằng người xuất gia, tôi đang nói người xuất gia đàng hoàng. Cho nên trong trường hợp này phải hiểu rằng tôn kính pháp tức là một cái niềm tin chung về những gì Thế Tôn đã giác ngộ, đã dạy cho chúng ta. Nhưng mà qua tới tôn kính tam học ở đây tức là tôn kính con đường hành trì của mình, thì về điểm này mình thấy tôn kính pháp thì tăng, tục có thể giống nhau nhưng mà tôn kính điều học thì khác nhau. Là vì sao? Vì người cư sĩ họ có thể coi nhẹ cái giới học, coi nhẹ cái định học, coi nhẹ cái tuệ học. Bởi vì nếu mà họ coi nặng là đã cạo đầu lâu lắm rồi. Tôn trọng tam học có nghĩa là trân quí từng cái học giới, trân quí từng cái khoảnh khắc thiền định, trân quí từng cái khoảnh khắc quán chiếu tứ niệm xứ. Không có dám lơ là dễ ngươi, không có dám coi nhẹ một phút một giây thời gian. Phải hiểu rằng cơ hội làm người rất khó, cơ hội sa đoạ rất dễ, cơ hội gặp chánh pháp lại càng khó hơn. Phải hiểu như vậy đó. Có nhiều cái câu mà đáng để chúng ta đọc làm thần chú: "Khó thay được thân người, khó thay gặp Phật Pháp, khó thay có điều kiện học và tu đúng lời Phật". Chớ đừng có tưởng là được thân người rồi gặp chánh pháp là ngon. Nó còn cần hai cái sau nữa: được học chánh pháp và có cơ hội hành trì chánh pháp. Cho nên mang thân người là khó, được gặp chánh pháp là khó, học được chánh pháp là khó và cái thứ tư đó là có cái cơ hội, cái điều kiện để sống theo chánh pháp, khó vô cùng. Đấy! Có hiểu như vậy mới được gọi là biết tôn kính học pháp là chỗ đó. Học đây là tam học đó quí vị, khó lắm. Tôi hỏi các vị một câu nhẹ nhàng không có ý gì khác ở đây. Bây giờ các vị trong đây tôi nghĩ chắc nhiều vị cũng khá giả; tới mức nào tôi không biết nhưng mà ít nhất cũng dư ăn, dư mặc, trong đây tôi nghĩ có. Vậy chứ bây giờ các vị tìm dùm cái chỗ nào mà các vị có thể an dưỡng tinh thần, sống buông hết để mà tu tập thiền định trong ba tháng, trong một điều kiện tương đối thoải mái về thức ăn, về nhiệt độ, về phòng ốc, về vệ sinh, các vị tìm ra không? Không phải dễ đâu. Nói thì dễ chứ nó khó lắm. Chứ bây giờ tìm ở đâu? Ở đây ai mách dùm tôi được không? Mách dùm đi, tôi đã nhiều lần có cái ý tôi tìm cái chỗ mà như vậy đó, ước gì có cái chỗ nào mát mẻ một chút, sạch sẽ một chút, rồi ăn uống cũng hơi dễ nuốt một chút, ăn uống đồ Việt Nam. Ở đâu có? Thì chúng tôi hy vọng là Kalama sẽ là câu trả lời. Thiền viện Kalama sẽ là cái chỗ mát mẽ, sạch sẽ, có đồ ăn thức uống Việt Nam. Nói thì nghe đã lắm, nhưng có người họ chống báng mình. Nhưng mà mai này tôi cầu nguyện cho những người đó đừng có bao giờ đặt chân tới Kalama. Những phường bất nghĩa xin đừng đến, Thà để rêu nó mọc nhưng mà xin các vị đừng có mà đại giá quan lâm mà làm rối loạn lòng tôi. Có người còn chửi tôi là đã gọi đó là cái "resort." Cái chữ resort là tôi nói để cho các vị hình dung thôi chứ tiền đâu mà làm resort? … Cái chữ resort đây có nghĩa là bà con giấc trưa ra ngồi, bà con ngồi bà con nhìn thấy nước, thấy sỏi, thấy một tí sen, một tí súng của quê hương trong cái thiền viện đó, nên gọi đó là cái resort. Chứ sort gì đó mà sort? Trong thời gian đầu, một năm tôi về đó tối đa chỉ có ba tháng thôi, rồi từ từ tôi mới về nhiều hơn. Còn chín tháng kia là quí vị ở đó dầm dề chứ không phải tôi. Và tôi không có chức quyền gì ở đó hết. Nội quy đầu tiên của Kalama Nhân bữa nay tôi cũng nói trước, một cái điều nội qui bằng vàng, được khắc bằng máu, nội qui đầu tiên treo ở cổng vào Kalama; là tất cả chư tăng vào đây không có nhận tiền bên trong Kalama. Quí vị mà lén lút mà chèn, mà nhét là các vị đang phá hoại, các vị là quỷ phá đàn trai, các vị là ma vương, xin nhớ như vậy. Cái chỗ đó không phải là cái chỗ để mà ông sư nhận tiền của cư sĩ. Muốn cái gì thì nhận ở chỗ khác, hẹn nhau ở ngoài chợ. Bởi vì cái chỗ đó, nếu mà Kalama là cái chỗ các vị đem bao thơ vào trong đó sẽ có nhiều cái bậy lắm. Thứ nhất, những người đặt chân vào đó chưa gì hết họ sẽ có cảm giác rằng mình phải tốn tiền để cúng dường mà mình thì hỏng có tiền. Đó là cái đáng thương nhất, nhiều người họ ngại lắm. Ở Mỹ, mà quí vị biết, có nhiều trường hợp đau lòng lắm. Người ta không có tiền cash, họ không có tiền tươi, họ không có tiền mặt, cho nên họ đi chùa họ khổ lắm. Nhiều người họ làm gì họ có sẵn? Họ đi làm tiền lương nó chuyển hết vào trong nhà băng của họ. Bây giờ mỗi lần đi chùa, mỗi lần đi gặp ông sư, họ phải chạy đi nhà băng họ rút tiền hay sao? Tội nghiệp lắm. Nên thứ nhất là vì lòng đại bi đối với người nghèo. Thứ hai, là đối với người có tiền, khi mà họ nghĩ rằng ông sư đang trông đợi mình móc túi cúng cái bao thơ đó, nó mất cái đẹp đi. Các vị mà nhà giàu nghĩ rằng ông sư chắc dòm mình để trông đợi mình cho bao thơ, một suy nghĩ rất là bậy, rất là phạm thượng. Cho nên đối với tên nhà giàu mình ngừa cái suy nghĩ trịch thượng đó. Còn đối với người nhà nghèo thì mình cũng ngừa cái mặc cảm của họ. Cho nên cách dàn xếp đẹp nhất là tất cả tăng ni nào có mặt ở trong cái thiền viện không có nhận tiền và các vị cũng làm ơn không có móc tiền tươi, tiền cash mà bỏ bao thơ cúng cho bất cứ tăng ni nào trong đó. Mình phải làm sạch cái chỗ này, thì có như vậy, mình nhìn nhau mình mới trọng nhau được. Trọng hai phía, quí vị nhìn tôi quí vị cũng trọng, tôi nhìn quí vị tôi cũng trọng, trọng qua trọng lại. Còn đằng này tôi nghĩ các vị đang coi thường tôi và tôi cũng ngược lại, tôi cũng nghĩ các vị háo danh, háo cái gì đó các vị mới đem cho tiền tôi. Có trường hợp đó. Họ không có cho lén mà họ lựa khi trước đám đông họ cho không hà. Đó là háo danh đó. Cho nên tốt nhất là một cái điều nội qui được viết bằng máu treo trước Kalama là bà con vào đây không có cúng tiền mặt cho bất có tăng ni nào ở đây. Và tăng ni ở đây cũng không có quyền nhận trong thời gian ở tại đây để tránh mấy cái trường hợp mà người giàu nghĩ rằng mấy vị tăng ni đang trông đợi mình, còn nhà nghèo thì họ cảm, tội nghiệp. Cho nên tốt nhất là phải như vậy, đó là cái điều nội qui đầu tiên bằng vàng, bằng máu được ghi ở trước Kalama, còn lý do tôi đã giải thích rồi. Khi mà cái chỗ đó là cái chỗ giống như bao nhiêu nơi khác, cứ gặp là móc tiền ra thì nó không có đẹp nữa mà cũng dở lắm. Mình có lòng thương quí nhau dễ ẹc hà. Quí vị cho tiền điện đi, cho tiền maintenance, tiền bảo trì các điều kiện vận hành hoạt động của thiền viện là các vị đã bở hơi tai rồi. Bây giờ các vị chỉ trả tiền cho người ta chăm sóc vườn, tức là dầu có hành giả về hay không thì vẫn có một số năm ba người Miến Điện thường xuyên vào đó chăm sóc vườn, làm cỏ, tỉa hoa, thay nước, quét dọn. Đó! Có ngon thì cúng cái đó. Rồi tiền điện, tiền nước, có ngon thì giúp cái đó. Rồi cái hàng rào Kalama thì tôi phải nói rõ bây giờ mình chỉ có khả năng chạy một góc, một cạnh tường. Bốn cạnh tường mà chúng tôi chỉ chạy được có một cạnh là khu dân cư thôi, chứ còn hai cạnh mà giáp rẫy và một cạnh giáp đường là chịu thua. Đó! Giờ có ngon nhào vô làm cái đó. Chớ đừng có bao giờ tiền đó thì không chịu cho, mai mốt mà gặp tăng ni cứ đè móc ra cho mà trong khi cái chánh, cái lớn thì không chịu làm.
Trích bài giảng ngày 05.06.2019 KTC.6.65 Vị Bất Lai
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english