Tăng

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Tăng

KTC 6. 5. 69. Vị Thiên Nhân
- Này các Tỷ-kheo, đêm nay có một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng, chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta, rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên nhân ấy bạch với Ta: "Có sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn vị Tỷ-kheo đi đến không thối đọa. Thế nào là sáu? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp, tôn kính Tăng, tôn kính học pháp, tôn kính thiện ngôn, tôn kính thiện bằng hữu. Sáu pháp này, bạch Thế Tôn, dắt dẫn Tỷ-kheo đi đến không thối đọa". Này các Tỷ-kheo, vị Thiên nhân ấy nói như vậy, nói như vậy xong, đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
AN 6. 5. 69. Devatāsuttaṃ
– ‘‘imaṃ, bhikkhave, rattiṃ aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yenāhaṃ tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā maṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho, bhikkhave, sā devatā maṃ etadavoca – ‘chayime, bhante, dhammā bhikkhuno aparihānāya saṃvattanti. Katame cha? Satthugāravatā, dhammagāravatā, saṅghagāravatā, sikkhāgāravatā, sovacassatā, kalyāṇamittatā – ime kho, bhante, cha dhammā bhikkhuno aparihānāya saṃvattantī’ti. Idamavoca, bhikkhave, sā devatā. Idaṃ vatvā maṃ abhivādetvā padakkhiṇaṃ katvā tatthevantaradhāyī’’
Khi mà anh có lòng tôn kính Phật, Pháp, Tăng, như là tôi đã giải thích, có nghĩa là anh phải có một cái nội hàm như thế nào đó, anh phải hiểu và anh phải hành lời Phật tới một mực độ nào đó, thì lúc bấy giờ anh mới có cơ hội thấy Phật, Pháp, Tăng là một khối. Mà nếu là một khối thì dầu đó là cái vai của bức tượng hay là đầu gối của bức tượng hay là bàn chân của bức tượng hay là cái đỉnh tóc của bức tượng đều đáng kính hết. Là vì sao? Vì tất cả những bộ phận ấy đều là một phần trên một khối thống nhất. Quý vị có hiểu cái đó không?

Khi mà mình hiểu mái tóc, bờ vai, bàn tay và gót chân là một phần của bức tượng thì tự nhiên cái phần nào mình cũng quì lạy được hết. Thì ở đây cũng vậy khi mà mình thấy Phật, Pháp, Tăng là một khối thống nhất thì tự nhiên kính Phật, kính Pháp và kính Tăng.

Tăng ở đây tôi nhắc lại là những bậc Thánh. Nhiều người họ có cái ngây ngô như vầy: họ không chịu nghiên cứu kinh điển nên họ không biết cái định nghĩa Tăng ở đây là Thánh; bắt tôi phải nhét cái phàm Tăng vô, đó là cái bậy. Trong kinh rất cẩn thận khi mà định nghĩa. Tăng phải là Thánh; dầu là người có tóc vẫn được gọi là Tăng.

Khi mà Tăng được định nghĩa như vậy đó thì niềm tin của mình đối với Tăng đời đời bất diệt. "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng niềm tin ấy không bao giờ thay đổi." Là vì sao? Vì bậc thánh không có hai mặt. Còn nhét phàm tăng vô thì dĩ nhiên cũng OK. Trong tạng luật, trong tạng kinh thì chữ Tăng là chỉ cho các tỳ kheo. Đúng. Nhưng khi nói về Tăng bản thể, Tăng rốt ráo, là chỉ tính Thánh nhân. Là vì sao?

Vì một vị Tăng phàm phu có thể hoàn tục, vị Tăng phàm phu có thể lên cơn điên loạn và tự phủ nhận cái giá trị bản thân. Vị Tăng phàm phu có thể mất sạch mọi thứ khi mà từ trần, khi bị tâm thần hoặc bản thân người ấy tự ý phá nát mọi thứ. Nhưng mà riêng một vị Thánh Tu đà hườn không thể nào mắc vào một trong ba trường hợp đó. Vị Thánh Tu đà hườn dầu có chết cũng không có mất sạch. Vị Thánh Tu đà hườn không có thể bị tâm thần, vị Thánh Tu đà hườn không có tự mình phá hủy những gì, những pháp hạnh nào mà mình đã có, nhớ nha.

Người phàm thì có. Người phàm đổi đạo, người phàm nổi điên, người phàm mê gái, người phàm mê tiền, người phàm mê danh, có thể hủy sạch giới luật, phá tang hoang hết. Có. Người phàm có cái đó. Hoặc là người phàm chết rồi làm con heo, con chó là xong. Người phàm bị tâm thần, xong. Nhưng riêng bậc Thánh không có ba vụ này. Vị Thánh chết rồi không phải là mất sạch. Bậc Thánh không có bị tâm thần. Bậc Thánh không có cái vụ tự mình phá hủy những cái mình có.

kalyāṇa: thiện
mittatā: bằng hữu

Chính vì hiểu được Phật, Pháp, Tăng là một khối cho nên mới có cái thứ sáu. Đó là vị tỳ kheo nói riêng và người tu Phật nói chung rất trân quí thầy bạn. Cái thứ sáu là trân quí đồng phạm hạnh. Tại sao vậy? Bởi vì khi tôn trọng kính Phật, Pháp, Tăng thì mình cũng phải hiểu rằng đồng phạm hạnh chính là những người mà đại diện cho Phật, Pháp, Tăng trong chỗ này, trong thời điểm này.

Khi mà mình có lòng quí Phật, quí Pháp, quí Tăng thì mình gặp ai mà có cái dấu hiệu tu học là mình quí vô cùng vì mình đã thấy ở đó có bóng dáng lấp lánh ánh sáng lung linh của châu báu, mình thấy ở họ là một vùng nước phản chiếu ánh trăng, mình có thể mình quì mình lạy được nếu mình yêu trăng.

Đấy! Trong khi đó nếu Phật Pháp hiểu không tới nơi thì Phật mình kính không nổi, Tăng mình kính không nổi, và nếu Tam bảo mình kính không nổi thì tam học mình kính không nổi. Mà nếu tam học mình kính không nổi thì khả năng tiếp nhận của mình ở đâu mà có? Và khi anh không có khả năng tiếp nhận thì sao? Anh coi thầy bạn như rác vậy đó, anh hiểu không? Khi mà anh không có những cái đó thì anh coi thầy bạn như rác. TNhưng nếu mà anh có một nội hàm tu dưỡng ngon lành, anh có một kiến giải Phật học ngon lành, anh có cái lòng kính tin Tam bảo ngon lành, thì tự nhiên anh sẽ rất tôn quí thầy bạn. Anh thấy thầy bạn là những vùng nước phản chiếu ánh trăng.

Thầy bạn là những tấm gương mà xuyên qua đó, thông qua đó anh thấy cái bóng dáng của Chư Phật, của Chư Thánh ba đời mười phương. Anh thấy trong đó cái bóng dáng của đạo giải thoát, của con đường giác ngộ, anh thấy ở đó một điểm tựa cho mình khi cần thiết, những khi mình sa cơ yếu lòng.

Trích bài giảng ngày 05.06.2019 KTC.6.65 Vị Bất Lai
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép


Chánh Niệm và Tỉnh Giác | | Tư Niệm Thực

Ray Rứt | | Vô Ra

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com