sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||||||||||||
| ||||||||||||||
Gánh NặngMột người còn trông đợi, còn hy vọng, còn nuôi ảo mộng kiếm tìm một cái gì vĩnh cửu thường hằng ở trong cái cuộc đời này thì cái người đó không thể nào mà chạm tay được cứu cánh giải thoát. Không thể được. KTC 6. 3. 98. Vô Thường Chỗ này rất quan trọng. Trước hết là chánh niệm. Phải sống chánh niệm cho nó đủ mạnh để cho cái tuệ nó làm việc. Và khi cả hai cái này nó đủ mạnh thì mình mới thấy được một điều vô cùng quan trọng. Đó là cái sự hiện hữu này nó là một cái gánh nặng, nói vậy không sai, nó là một cái gánh nặng mình phải mang vác nó đi từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm. Nó còn là một cái nhà ngục, một cái nhà giam. Là bởi vì ngay trong chính hình hài này chúng ta muốn vượt thoát ra ngoài những hệ lụy của nó không được. Hễ còn mang thân này là chúng ta phải chấp nhận những hệ lụy của nó. Nhẹ nhẹ là đói, khát, nóng, lạnh, tê, mỏi, nhức, buốt, ngứa ngáy, là nhẹ đó. Rồi có cái thân này chúng ta phải ăn uống, tiểu tiện, tắm rửa, rồi áo quần, rồi nhà cửa, giày dép, xe cộ, tùm lum hết. Bao nhiêu là vấn đề, bao nhiêu là hệ lụy đi ra từ đó. Phải là người có chánh niệm họ mới thấm cái đó. Còn bây giờ mình không sống chánh niệm, mình sống lăng xăng lăng xăng, thất niệm và phóng dật, thì cái đó nếu mà chúng ta có nghe giảng 100 năm đi nữa thì chúng ta cũng không có thấy sợ đâu, không thấy sợ; nhưng mà phải sống chánh niệm chúng ta mới thấy cái thân này nó là gánh nặng. Rồi cũng với chánh niệm và trí tuệ, chúng ta thấy cái khía cạnh thứ ba. Đó là cái sự vô nghĩa, đó là cái sự tẻ nhạt, đó là cái sự vô vị của sự hiện hữu này. Chỉ với đời sống chánh niệm chúng ta mới thấy được những khía cạnh đó:
Hiểu được cái chỗ đó thì mình mới lìa được cái tư tưởng mà đi tìm một cái thường còn. Cái ý niệm tìm một cái gì đó vĩnh cửu khởi đi từ cái chuyện mà mình còn thấy trên đời này nó có cái gì đó nó hay hay, nó ngọt ngọt. Mình thấy nước Mỹ nó là cái gì đó, nước Nhật, nước Đức, nước Thụy sĩ nó là cái gì đó mình mới có ý định cư, mình xin cái quốc tịch. Chớ còn nếu mà cái đất nước đó mà mình thấy nó là Syria, nó là Li băng, nó là Iraq, nó là Campuchia, nó là một cái xứ Ethiopia, Somalia, Uganda ở bên Châu Phi đó, nếu mình thấy nó như vậy thì mình không có hứng thú mà nghĩ đến chuyện định cư lâu dài, một sự nghiệp trường kỳ ở những nơi chốn đó đâu quí vị. Tôi khẳng định như vậy. Chỉ khi nào mình thấy nó là Úc, nó là Mỹ, nó là Nhật, nó là Pháp, nó là Thụy sĩ, nó là một xứ Bắc Âu ngon lành nào đó thì mình mới có ý định cư. Ở đây cũng vậy khi mà mình còn thấy cái thế giới này nó là cái gì đó còn có chỗ ngọt ngào, còn có chỗ tin cậy, tín nhiệm, trông đợi, hoài vọng được thì chúng ta mới còn có ý tưởng, mới còn có ý tưởng đi tìm kiếm cái gì trường hằng vĩnh cửu. Cho nên ở đây nói rất là gọn: vị tỳ kheo nào còn thấy các hành, thấy vạn vật là thường hằng thì vị đó không có khả năng chứng ngộ thánh quả. Cái đó nói gọn nhưng mà nói cho tới nơi thì nó như thế này: Sở dĩ mà anh còn thấy cái gì đó nó còn trường tồn là bởi vì anh chưa thấy mọi sự nó là khổ, mà khi anh chưa thấy mọi sự là khổ thì có nghĩa là anh chưa thấy khổ đế là gì, mà một người chưa thấy khổ đế thì làm sao mà thấy được tập đế, làm sao mà thấy được diệt và đạo đế? Mà một người không thấy bốn đế thì làm sao mà chứng thánh được. Khổ quá, chuyện đó rất là đơn giản, rất là tiểu học, rất là sơ đẳng. Khi mà anh có lòng đi tìm một cái trường cửu nghĩa là anh không chịu thấy rằng mọi sự nó là nhà ngục, nó là sự giam hãm, nó là sự mệt mỏi, tẻ nhạt, vô vị, vô nghĩa, và trên hết nó là gánh nặng. Khi mà thấy được nó là gánh nặng, nó là nhà giam, nó là sự vô nghĩa thì chúng ta không có ý đi tìm cái này. Chúng ta còn trông đợi vào một cái gì vĩnh hằng cũng có nghĩa là chúng ta chưa thấy được cái nọ, chưa thấy được mọi sự là khổ. Nhớ nha. Cái này rất là quan trọng.
Trích bài giảng KTC.6.99 Khổ
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english