sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Hậu Báo Nghiệp* Hiện nghiệp là nghiệp trổ quả ngay đời này. * Sanh báo nghiệp là nghiệp trổ quả ngay đời kế tiếp. * Hậu báo nghiệp là nghiệp trổ quả từ đời thứ hai trở về sau, sau nữa. Chúng ta hãy nhớ rằng tất cả phàm phu ngày nào mà chưa có niết bàn thì mỗi người có tới một núi cái Hậu báo nghiệp. Phần đó mình nhiều lắm và đương nhiên là cái phần nghiệp ác nhiều hơn nghiệp thiện. Nhiều người họ nghe tôi nói vậy họ sợ, họ hỏi: "Sao kỳ vậy Sư?". Tôi nói đâu có gì đâu mà kỳ. Thì các vị ngồi nghiệm thử coi. Các vị là Phật tử, đúng không? Biết Phật Pháp, đúng không? Tin lý nghiệp báo, sợ trời, sợ Phật tùm lum hết, đúng không? Vậy chứ bây giờ trong một ngày các vị có bao nhiêu phần trăm thời gian có tâm lành, bao nhiêu phần trăm thời gian sống bằng tâm xấu? Đó là trên đầu có thờ Phật, trong tim có kính Phật, mà một ngày mình còn bất thiện chừng ấy phần trăm thời gian, thì thử hỏi những kiếp mà không biết Phật Pháp thì quí vị còn bậy bạ, còn tội lỗi tới cỡ nào nữa? Cho nên trong cái kho chứa tiền nghiệp mình móc ra mình xài lai rai, lai rai mỗi ngày đó, thì coi như là nghiệp ác nó nhiều gấp không biết bao nhiêu lần cái nghiệp thiện. Nhưng mà sở dĩ mà hôm nay các vị thấy mình hồi nhỏ lớn mình đâu có bị cái gì đâu, là mình phải hiểu nó là một cái khoảng trống may mắn. Tại vì nó không phải khít rịt luôn luôn mà nó có lúc thưa lúc nhặt, lúc thưa lúc nhặt, lúc thưa lúc nhặt, chớ không phải lúc nào nó cũng dầy đặc. Có lúc thì cái quả lành nó trổ dồn dập, dồn dập, dồn dập. Có lúc thì cái quả ác nó trổ dồn dập, dồn dập. Có lúc nó thưa rểnh thưa rảng thì cả đời nghèo nghèo, tàng tàng, không có gì đặc biệt. Cũng có đủ ăn, đủ mặc, không có gì đặc biệt. Nhưng mà qua tới giai đoạn nhặt đó, qua cái giai đoạn nhạt nhòa này là nó sẽ tới giai đoạn dồn dập mình không biết lúc nào. Nó dồn dập, mà không biết nó dồn thiện hay dồn ác mình không biết. Có lúc đại họa lâm đầu nó đổ tới ào ào, ào ào, phải nói là "cuốc đất trồng khoai quạ vô ăn chuối" ... À không, "Phước bất trùng lai họa vô đơn chí". Có nghĩa là cái phước hiếm khi nó tới hai lần mà cái họa thì nó tới coi như dồn dập. Lý do không có gì lạ hết. Lý do là tại vì cái tâm bất thiện mình nó nhiều hơn chớ không có lý do gì khác hết. Người ngoài họ biết cái câu đó. Họ biết "Phước bất trùng lai họa vô đơn chí". Nhưng họ không hiểu lý do tại sao. Thì mình phải hiểu theo nhà Phật rất đơn giản là bởi cái tâm tào lao của mình luôn luôn nó nhiều, nhiều dữ lắm, nhớ như vậy.
Trích bài giảng ngày KTC.6.63. Pháp Môn Quyết Trạch
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english