sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Bát Phong Xuy Bất ĐộngPhải nhớ rằng chết không phải là kết thúc mà chết nó còn là sự bắt đầu. Bắt đầu cái gì? Bắt đầu một hành trình mới. Vấn đề của ta là làm hai việc: một là làm sao đừng tái sanh nữa; hai là nếu còn phải đi tiếp đoạn đường còn lại, thì ta đã có đủ hành trang chưa? Có passport, có visa và có ngoại tệ trong túi chưa? Cái đó là chuyện quan trọng. Sân ga nào rồi cũng là cái chỗ mà chúng ta lìa bỏ, không có sân ga nào là chỗ ở hết, có đúng không? Phi trường và sân ga là chỗ ghé. Kiếp người, dầu mái ấm gia đình nào cũng chỉ là sân ga, là phi trường, là bến phà hết. Ghé đó rồi đi. Cho nên phải chuẩn bị tâm lý cho một ngày chúng ta buông hết mọi thứ. Nhớ cái đó. Ở đây chuyện đầu tiên là tôi treo hai cái móc, hai cái món mà tôi cứ nhìn hoài. Cái móc thứ nhất là làm sao mình thay đổi cái nhìn về cái chết. Thứ hai, cái này nó nhẹ hơn, là làm sao dửng dưng trước thị phi. Cái thứ hai tôi tin rằng ít nhiều tôi đã thành công. Tánh tôi đa nghi, tôi là cháu đời thứ 18 của Tào Tháo. Bao nhiêu cái nụ cười, bao nhiêu lời ngon ngọt luôn luôn tôi đón nhận nó bằng một dấu hỏi: Mình có đáng hay không? Người ta có thiệt hay không? Họ khen mình xong rồi mình được cái gì? Khen mình xong họ về họ trùm mền họ ngủ, còn mình ôm cái khen đó mình thức hoài. Nó quá ngu đi. Mà suy nghĩ kỹ, có đúng là ngu không? Thứ nhất, họ có khen thật lòng không? Thứ hai, mình được gì từ lời khen đó? Thứ ba, họ khen xong về họ quên mất, mình có nên ôm cái cục đó hay không? Cái chê cũng y chang như vậy. Họ chê xong về họ cũng quên mất, còn mình ôm cục chê đó mình hận suốt đêm, lên máu. Cái thứ hai nữa, họ chê đúng hay không? Nếu họ chê đúng, đó là bài học, mà nếu họ chê sai thì coi như là gió thổi qua tai. Cứ nhớ vậy. Trong truyện Tàu có kể một câu chuyện rất là sâu. Nhà thơ Tô Đông Pha là một trong bát đại thi hào của nhà Tống, ổng chơi rất thân với hòa thượng Phật Ấn, thân lắm. Ổng giỏi giáo lý lắm, mà cả hai người trao đổi Phật học, trao đổi thơ ca, văn học, chính trị, văn chương, xã hội, tư tưởng triết học mỗi ngày, thân lắm. Thân vì vừa là thầy trò vừa là bè bạn. Bữa đó, ổng nổi hứng làm sao đó, ổng lấy cây quạt ổng viết mấy chữ, ổng viết chữ đẹp lắm: "Bát phong xuy bất động" [ 八風吹不動 ], nghĩa là tám ngọn gió đời không làm xao động lòng ta. Viết xong ổng kêu đứa đày tớ đem qua chùa đưa cho hòa thượng Phật Ấn khoe chữ đẹp, mà cũng khoe bây giờ ổng là Phật tử thứ thiệt rồi. Bát phong xuy bất động (xuy là thổi). Thì ông hòa thượng ổng dòm cây quạt ổng cười khẩy, ổng ghi lại mấy chữ: Bát phong xuy bất động, nhưng tiếng đánh rắm đủ làm Ngài bị động. Đánh rắm là "fart". Tô Đông Pha nổi điên lên, tức tốc cho người chèo thuyền từ bên nhà qua bên chùa hỏi vậy chứ tại sao mà ghi cái câu bỉ bạc, mà phun vô mặt người ta như vậy. Mà nhất là ghi như vậy lỡ đầy tớ nó mở ra coi mặt mũi của tôi để đâu. Ổng tính qua ổng cự, mặt mày ổng hầm hầm. Ổng vừa qua thì thấy hòa thượng đang đứng chờ trên bến. Ngài nói: “Tôi nói đúng mà, bát phong xuy bất động mà chỉ có hai chữ “đánh rắm” nó thổi ông từ bên kia qua bên đây”. Chuyện nó sâu như vậy. Cho nên trong đáy lòng của chúng ta, chúng ta nói Phật Pháp bằng trời đi nữa nhưng mà nhớ: Thánh nhân thấy rõ điều mình tin nên tin chết bỏ điều mình thấy. Còn phàm phu thì sao? Nó thấy không rõ cái điều nó tin nên nó tin lờ mờ cái điều nó thấy. Cho nên miệng nó nói vô ngã, vô thường mà đứa nào đụng vô túi tiền nó đánh chết luôn. Đồng tiền nó liền khúc ruột. Miệng nói vô ngã, vô thường mà nó làm phước theo kiểu vắt chày ra nước, nó kẹo banh xác. Sẵn đây tôi nói luôn, bà con ủng hộ thiền viện là ủng hộ chỗ tu thiền cho hết thảy đại chúng. Và sau khi tu học xong, khi bà con đi về làm ơn cho em xin lại chìa khóa thiền thất để em cho đứa khác nó vào nó ở. Và một điều nữa, tất cả các thiền thất đều cất giống nhau y chang. Có một điều là Lê Văn Tèo cho tiền thì phía trước cốc để là Lê Văn Tèo để đặc biệt là cho gia đình họ tới thấy ông cố, ông nội nó có từng cúng dường ở đây. Điều quan trọng nhất là các thất đều cất giống nhau, để chi? Cốc của Lê Văn Tèo giống y như Nguyễn Văn Tý để lần sau Tèo qua mà cốc của Tèo bận thì Tèo qua cốc của Tý ở, lòng không bị sốc vì mọi thứ tắt đèn có thể mò thấy y chang nhau. Vô đó là tắt đèn nhà ngói như nhà lá vì nó giống nhau y chang. Cho nên nếu có cái ông Tèo nào nói bây giờ tôi phải ở cái cốc có tên tôi. Được. Chịu khó bịt mắt lại, dắt nó lại, đưa nó chìa khóa. Nó mở xong, rồi giờ mò đi. Nó mò thấy y chang. Nó mò xong sáng nó dậy nó mới biết nó ở cốc gắn tên thằng Tý. Cho nên cái ngã chấp thủ là sao? Cái này nó sâu dữ lắm, ngã chấp thủ nó có nhiều hạng: Hạng thấp, người không biết Phật Pháp chấp cái tôi trong những thứ tầm thường, bậy bạ nhất. Cơn đau này là của tôi, tôi đang bị đau, tôi đang được mát mẻ, tôi đang được sung sướng, tôi đang ăn ngon, tôi may mắn, tôi xui rủi, tôi bất hạnh, v v ... là cấp thấp. Còn hạng cao hơn: Tôi là người tu hành, tôi là người biết Phật Pháp, tôi là người hiểu lý vô ngã. Các vị hiểu không? Lẽ ra lý vô ngã là phải xóa cái “tôi” đi, mà đằng này: Tôi là người hiểu lý vô ngã, tôi là người hiểu lý duyên khởi. Lẽ ra mình học giáo lý duyên khởi để mình thấy rằng là mình chỉ là một cái "process." "There is nobody here. We are nothing but relationship." Chúng ta không là cái gì hết mà chúng ta chỉ là mối quan hệ, nhớ nha. Mà đằng này vì mình không có học giáo lý cho nên mình cứ tưởng mình là thứ gì đó ghê gớm. Rồi đứa nào nó đụng tới mình là nó đụng tới cái rún cuả vũ trụ. Nhưng thật ra chúng ta chẳng là cái gì hết. Tôi nói rồi. Nó quên thở trong vòng 15 phút, đem liệng xuống cống. Chúng ta không có nói tiếng nào hết. Đúng không? Mà lúc nó còn sống, nó nhổ bãi nước bọt trước mặt mình là mình nổi điên lên ba ngày ba đêm. Nó gặp mình mà nó quên chào mình là mình nổi điên lên. Nó gặp mình mà nó háy nguýt, lườm liếc là mình nổi điên lên. Nhưng mà khi mình chết rồi nó liệng mình xuống cống, mình không có nói gì hết. Đúng không? Đấy! Hiểu được cái đó thì mới buông được. Thì từ cái 6 ái nó mới nẩy ra tứ thủ. Tứ thủ gồm có 4:
Nhưng mà thật ra tất cả chỉ là đồ ráp thôi, nó chỉ là đồ ráp. Cái tâm của mình, cái mind của mình lúc thiện, lúc ác, lúc buồn, lúc vui. Còn cái thân của mình thì sao? Nó biến động liên tục. Cái mà tôi gọi là "chemical reaction" diễn ra liên tục và liên tục suốt từng phút từng giây và nó đẩy mình càng lúc càng đến gần cái chết hơn mà mình không ngờ. Hiểu thì ai cũng hiểu, nhưng mà vừa tan buổi học bước ra xe là bắt đầu mình quay lại cái tôi của mình, vì sao? Vì mình không hiểu lắm điều mình tin nên không tin lắm điều mình hiểu. Rồi. Giảng xong cái này cho bà con về ngủ. Từ tứ thủ nó sanh ra hai hữu. Hai hữu là cái gì? Là nghiệp hữu và sanh hữu. Nghiệp hữu ở đây là các nghiệp thiện ác, còn sanh hữu là các tâm đầu thai. Như vậy các vị thấy nó quay trở lại phải không? Có không? Có thấy không? Tức là do Vô minh nó tạo ra các nghiệp thiện ác, rồi từ nghiệp thiện ác nó tạo ra tâm đầu thai. Rồi do tâm đầu thai mới có 6 căn, từ 6 căn mới có 6 xúc, 6 thọ, 6 ái. Rồi 6 ái mới lòi ra 4 thủ, rồi ra 2 hữu, mà 2 hữu nó gồm có nghiệp hữu và sanh hữu. Xong chưa? Bây giờ mình mới thấy luân hồi là gì? Luân hồi là lòng vòng: Vân Tiên cõng mẹ chạy ra, Cái lòng vòng là vậy đó.
Trích bài giảng Duyên Khởi KTC 8. 1. 6. Tùy Chuyển Thế Giới Tám ngọn gió đời:
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english