Dừng lại nửa chừng

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Dừng lại nửa chừng

KTC 6. 80. Lớn Mạnh
Thành tựu sáu pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu chứng đạt sự lớn mạnh, sự tăng trưởng trong các thiện pháp. Thế nào là sáu? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhiều ánh sáng, nhiều quán hạnh, nhiều hoan hỷ, nhiều không tự bằng lòng, không từ bỏ gánh nặng đối với các thiện pháp, đi thẳng đến bờ kia.
ÂN. 6. 80. Mahantattasuttaṃ
“Chahi, bhikkhave, dhammehi samannāgato bhikkhu nacirasseva mahantattaṃ vepullattaṃ pāpuṇāti dhammesu. Katamehi chahi? Idha, bhikkhave, bhikkhu ālokabahulo ca hoti yogabahulo ca vedabahulo ca asantuṭṭhibahulo ca anikkhittadhuro ca kusalesu dhammesu uttari ca patāreti.”

santuṭṭhi: biết đủ, là tự thỏa mãn.
asantuṭṭhi: không có thỏa mãn, không có biết đủ.

Asantuṭṭhibahuloti kusalesudhammesu có nghĩa là lòng thiết tha vô bờ đối với thiện pháp, có nghĩa là không có dừng lại nửa chừng.

Tôi nói rất là nhiều lần, tôi trích dẫn đoạn kinh gọi là aparihāniyā dhamma trong Đại bát niết bàn, Đức Phật Ngài dạy rằng: "Cho đến bao giờ chúng tỳ kheo đệ tử Như Lai không có bị rơi vào hoàn cảnh gọi là antarāvosānaṃ āpajjissanti tức là dừng lại nửa chừng cái công phu đạo nghiệp thì khi đó chúng tỳ kheo mới phát triển được, mỗi cá nhân mới phát triển được, mới tiến bộ, mà mỗi cá nhân có tiến bộ thì Tăng đoàn mới tiến bộ."

Chứ còn mỗi cá nhân đều sớm thỏa mãn với những thành tựu của mình thì không được. Chẳng hạn như mình thấy bên Thái lan. Hồi nhỏ ráng học giỏi có được cái bằng payoka (bằng Pali cao nhất, lớp Pali 9). Khi có cái bằng đó mỗi tháng Vua cúng cho ba, bốn ngàn Baht để tiêu vặt. Rồi thường hễ có cái bằng payoka người ta mời làm trụ trì, rồi người ta giao cho một cái chức vụ nào đó ở trong Giáo hội, quởn quởn đi họp hành, rồi mấy đại gia thí chủ họ cũng khoái mời mấy vị đó đi trai tăng. Rồi xong. Trong chùa có một cái cốc nó hơi sang trọng, có tủ lạnh, có máy lạnh. Rồi cứ ngày ngày có đại gia thỉnh đi cúng dường, có xe đưa đón tùm lum vậy đó, Giáo hội lâu lâu họp hành thì tới để gọi là góp mặt một tí. Là xong. Coi có cái bằng đó là xong rồi đó. Hoặc có được trụ trì là xong rồi đó.

Hoặc một thành tựu khác. Thí dụ như là cứ mỗi ngày đều vậy, sáng ngồi mấy tiếng, chiều ngồi mấy tiếng. Cho như vậy là tu xong rồi. Thì cái đó hỏng được.

Phải có lòng thiết tha vô bờ là asantuṭṭhibahulo, không có thỏa mãn với thiện pháp đạt được. Gọi là đi lên, đi nữa, đi mãi, đi hoài, đi về phía trước, đi lên trên cao. Đó là asantuṭṭhibahulo.

Cái tiếp theo nữa đó là anikkhittadhuro nghĩa là không có buông xuôi cái gánh nặng bổn phận hay gánh nặng trách nhiệm, có nghĩa là ngày nào mà mình còn là phàm phu thì cái gánh nặng đạo nghiệp cũng còn trên vai. Nếu mình có khả năng hoằng pháp thì cái chuyện hoằng pháp nó là cái gánh nặng trên vai; nếu mình có một đóng góp nào cho Tăng đoàn thì cái khả năng đóng góp ấy, cái nhiệm vụ đóng góp ấy là cái trách nhiệm, là gánh nặng trên vai. Trách nhiệm đối với mình, đối với thầy bạn, đối với cư sĩ và đối với giáo pháp. Tôi nhắc lại, trách nhiệm đối với mình, với thầy bạn, với cư sĩ và với giáo pháp; nhưng mà dĩ nhiên trong cái chừng mực hợp lý, chớ hỏng phải nói vậy rồi ăn rồi cứ cắm đầu lo cho người ta là hỏng được. Ở đây có trách nhiệm, người tu hành có 3 trách nhiệm là học đạo, hành đạo và hoằng đạo, có ba cái đó chớ không có bỏ rơi, không có buông rơi cái trách nhiệm.

Như vậy mình thấy có mấy điều này, là ở vị tỳ kheo hoặc người tu tập cầu giải thoát, cầu tiến bộ trong giáo pháp, điều thứ nhất ālokabahulo là phải có trí tuệ, thứ hai yogabahulo là tinh tấn, thứ ba vedabahulo là tìm thấy được niềm vui trong đạo nghiệp, cái thứ tư là asantuṭṭhibahulo kusalesu dhammesu là lòng thiết tha vô bờ đối với thiện pháp và cái thứ năm là anikkhittadhuro kusalesu dhammesu không có buông rơi cái gánh nặng trong thiện pháp. Và cái thứ sáu là uttari ca patāreti.

Trích bài giảng KTC.6.80 Lớn Mạnh
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép

Trường Bộ Kinh - 16. Kinh Ðại Bát-Niết-Bàn (7)
Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bày pháp bất thối khác, hãy nghe và suy nghiệm kỹ. Ta sẽ nói. - Xin vâng, bạch Thế Tôn! Những vị Tỷ-kheo đáp ứng Thế Tôn. Thế Tôn nói:
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích làm thế sự, không hoan hỷ làm thế sự, không đam mê làm thế sự, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích phiếm luận, không hoan hỷ phiếm luận, không đam mê phiếm luận, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích ngủ nghỉ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không ưa thích quần tụ, không hoan hỷ quần tụ, không đam mê quần tụ, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không có ác dục vọng, không bị chi phối bởi ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không bạn bè ác dục vọng, không thân tín ác dục vọng, không cộng hành với ác dục vọng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào chúng Tỷ-kheo không dừng ở nửa chừng, giữa sự đạt đáo những quả vị thấp kém và những quả vị thù thắng, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Này các Tỷ-kheo, khi nào bảy pháp bất thối này được duy trì giữa các vị Tỷ-kheo, khi nào các vị Tỷ-kheo được dạy bảy pháp bất thối này, thời này các Tỷ-kheo, chúng Tỷ-kheo sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm.
Digha Nikaya - 16. Mahāparinibbānasuttaṃ (7)
‘‘Aparepi vo, bhikkhave, satta aparihāniye dhamme desessāmi, taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasikarotha, bhāsissāmī’’ti. ‘‘Evaṃ, bhante’’ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. Bhagavā etadavoca –
‘‘Yāvakīvañca, bhikkhave, bhikkhū na kammārāmā bhavissanti na kammaratā na kammārāmatamanuyuttā, vuddhiyeva, bhikkhave, bhikkhūnaṃ pāṭikaṅkhā, no parihāni.
‘‘Yāvakīvañca, bhikkhave, bhikkhū na bhassārāmā bhavissanti na bhassaratā na bhassārāmatamanuyuttā, vuddhiyeva, bhikkhave, bhikkhūnaṃ pāṭikaṅkhā, no parihāni.
‘‘Yāvakīvañca, bhikkhave, bhikkhū na niddārāmā bhavissanti na niddāratā na niddārāmatamanuyuttā, vuddhiyeva, bhikkhave, bhikkhūnaṃ pāṭikaṅkhā, no parihāni.
‘‘Yāvakīvañca, bhikkhave, bhikkhū na saṅgaṇikārāmā bhavissanti na saṅgaṇikaratā na saṅgaṇikārāmatamanuyuttā, vuddhiyeva, bhikkhave, bhikkhūnaṃ pāṭikaṅkhā, no parihāni.
‘‘Yāvakīvañca, bhikkhave, bhikkhū na pāpicchā bhavissanti na pāpikānaṃ icchānaṃ vasaṃ gatā, vuddhiyeva, bhikkhave, bhikkhūnaṃ pāṭikaṅkhā, no parihāni.
‘‘Yāvakīvañca, bhikkhave, bhikkhū na pāpamittā bhavissanti na pāpasahāyā na pāpasampavaṅkā, vuddhiyeva, bhikkhave, bhikkhūnaṃ pāṭikaṅkhā, no parihāni.
‘‘Yāvakīvañca, bhikkhave, bhikkhū na oramattakena visesādhigamena antarāvosānaṃ āpajjissanti, vuddhiyeva, bhikkhave, bhikkhūnaṃ pāṭikaṅkhā, no parihāni.
‘‘Yāvakīvañca, bhikkhave, ime satta aparihāniyā dhammā bhikkhūsu ṭhassanti, imesu ca sattasu aparihāniyesu dhammesu bhikkhū sandississanti, vuddhiyeva, bhikkhave, bhikkhūnaṃ pāṭikaṅkhā, no parihāni.


Hữu | | Thân Hành Niệm

Ngoan Cố | | Đất Nước Lửa Gió

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com