Trách Nhiệm và Tranh Công

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Trách Nhiệm và Tranh Công

Trong Kinh Pháp cú, Phẩm Người Ngu có nói: Tỳ kheo thiếu trí luôn thích ăn trên ngồi trước trong chúng tăng và luôn luôn muốn người khác biết cái chuyện hay ho này do chính ta làm, luôn tranh công, muốn cho thiên hạ biết cái đó của tôi làm, của mình làm. Một vị tỳ kheo chân chánh không có như vậy. Việc gì tăng chúng nhờ cậy giao phó mà mình làm được thì mình làm, làm bằng tinh thần trách nhiệm và khiêm tốn. Vì tôi có mặt trong đoàn thể này tôi phải có đóng góp theo sức của tôi, không đùn đẩy trách nhiệm, không lánh nặng tìm nhẹ và cũng không có ý tranh công với bất cứ ai. Việc đó tôi làm được thì tôi làm, bởi vì mai mốt cái việc khác tôi làm không được thì sẽ có người khác làm, cho nên tôi không thể nào có ý niệm tranh công ở chỗ này hết.

Hễ ngày nào tỳ kheo còn có ý niệm tranh công, còn có ý đùn đẩy trách nhiệm thì Ngài nói là giáo pháp không có khá được. Giáo pháp cần đến những vị tỳ kheo trách nhiệm, cần một bàn tay khỏe mạnh nhưng luôn luôn mở ra. Có nghĩa là khỏe mạnh để làm việc nhưng mở ra để không có nắm chặt cái gì hết. Giáo pháp đang cần vị tỳ kheo đó. Còn thích ăn trên ngồi trước, thích cho người ta biết mình xếp sòng cái này xếp sòng cái kia, là sai là thuộc về thế gian. Ngay cả trong thế giới của cư sĩ như vậy cũng đã tệ rồi. Có mặt trong một đoàn thể có tóc mà mình lánh nặng tìm nhẹ, người khác làm mình tranh công mà lúc nào cũng muốn mình là cây đinh trong đám đông, cái rún của vũ trụ.

Chỉ nghe tôi tả các vị thấy nó nản cỡ nào. Khi vị tỳ kheo bị kẹt vô trong mấy cái này thì khá không nổi. Ngược lại, vị tỳ kheo không bị kẹt vô trong mấy cái này thì đạo nghiệp vị đó mới khá được và hễ đạo nghiệp của mỗi cá nhân mà khá thì đương nhiên là giáo pháp được nhờ.

Phật giáo Miến Điện cực thịnh là vì sao? Vì có những cá nhân tỳ kheo xuất sắc, phải nói như vậy. Chính vì cái chuyện cộng hưởng, cộng tác, cộng sinh, cộng trú của những cá nhân, cá thể xuất sắc nó mới làm nên một đoàn thể, một tổ chức, một cộng đồng xuất sắc. Và khi mà Phật giáo Miến Điện có những đoàn thể, những tổ chức xuất sắc thì mới trở thành nguồn sức mạnh cho cả Phật giáo Miến Điện. Cái mạnh của Phật giáo Miến Điện nằm chỗ đó.

Trích bài giảng

KTC.7.25 Bảy Pháp Tưởng
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép

Khuddaka Nikaya
Dhammapada
V. Balavagga
Tiểu Bộ Kinh
Kinh Pháp Cú
V. Phẩm Ngu

73. Asantaṃ bhāvanamiccheyya, purekkhārañca bhikkhusu; Āvāsesu ca issariyaṃ, pūjā parakulesu ca.

73. Ưa danh không tương xứng, Muốn ngồi trước tỷ kheo, ưa quyền tại tịnh xá, Muốn mọi người lễ kính.

74. Mameva kata maññantu, gihīpabbajitā ubho; Mamevātivasā assu, kiccākiccesu kismici; Iti bālassa saṅkappo, icchā māno ca vaḍḍhati.

74. "Mong cả hai tăng, tục, Nghĩ rằng chính ta làm. Trong mọi việc lớn nhỏ, Phải theo mệnh lệnh ta" Người ngu nghĩ như vậy. Dục và mạn tăng trưởng.

budsas.org


Dính | | Vì Sao Là Miến Diện?

Tĩnh Giác Chi | | Năm Đại Mộng Bồ Tát

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com