sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Tà Tư DuyToàn bộ sanh tử đi ra từ 3 cái Tà tư duy.
Một tỳ kheo rốt ráo không có đào đất, đốn cây, nhổ cỏ là như vậy đó. Dĩ nhiên đó là vật vô tri, nhưng anh phải làm sao đó anh mới có cái nhẫn tâm để làm cái chuyện đó. Các vị nói xài chữ "nhẫn tâm" nghe nặng quá nhưng mà đó là sự thật. Nếu mà quí vị tu tập Từ Bi Hỷ Xả và Chánh niệm rốt ráo thì các vị thấy cái chuyện mà đào đất, đốt lửa, đốn cây nó cần có một chút nhẫn tâm ở trong đó. Dĩ nhiên người không có tu tập ngồi bàn suông thì mình không có thấy. "Ủa cái đó có gì đâu mà nhẫn tâm?" Khi các vị có lòng đại Bi với chúng sinh các vị có đành lòng chọt cái giá vô đất không? Trúng cái con gì ở dưới các vị biết không? Tôi nghe một nhân chứng sống kể. Cái ông này bên mật vụ của Việt Nam Cộng Hòa hồi xưa. Mỗi lần ổng đi vô khu Củ Chi dưới chân ổng ổng biết hầm hố không, mà ổng biết rõ một chuyện là có thể có bà con của ổng đi theo Cách mạng Miền Nam. Ổng nghĩ trong bụng vậy. Ổng nhìn ổng biết là lúc nhúc ở dưới đó mà bây giờ thẩy một trái lựu đạn là không chết thằng Tèo cũng chết thằng Tý. Nhưng ổng nghĩ trong bụng "Biết đâu có con của Dì Sáu, cháu Dì Tư nằm ở dưới đó". Các vị nghĩ coi lỡ "Con Dì Sáu, cháu Dì Tư" của mình nó nằm ở dưới đó thì sao? Chứ còn mà dắt chó đi nó ngửi ngửi, hễ nó sủa là cứ liệng xuống là dính, đúng không? Mà vì nhớ đến "Con Sáu, cháu Dì Tư" nên ổng đại khái sơ sơ là ổng rút liền. Ai muốn làm gì làm, hễ tới phiên ổng đi hành quân thì rất là nhanh. Người ta tưởng ổng sợ chết. Nhưng thật ra là vì ổng nghĩ có "Con Dì Sáu, cháu Dì Tư" nằm ở dưới. Khi mà mình có lòng đại Bi thì ở dưới chân mình, chung quanh mình cành lá cây cỏ đều là chỗ ở của chúng sinh, đều là sinh mệnh, cuộc sống của chúng sinh. Chỗ ở và sinh mệnh của chúng sinh thì mình có đành hay không? Vô hại tư duy, Bất hại tư duy là chỗ đó. Đoạn diệt Tưởng là vị ấy thấy rằng ta không thể tiếp tục sống Dục tư duy, Sân tư duy và Hại tư duy. Các vị biết khi mà đắc tới A na hàm là dứt khoát cắt bỏ Dục tư duy, Sân tư duy. Còn vị Tu đà hoàn tuy Dục tư duy, Sân tư duy còn nhưng còn một phần nhỏ thôi. Nghĩa là họ chỉ còn Dục tư duy ly Tà, không có Tà kiến đính kèm trong đó. Cái Sân tư duy của họ không đủ để làm hại chúng sinh khác. Họ chỉ bực mình vậy thôi. Chửi họ họ có bực, có nghe khó chịu, có thể nói một hai câu nhưng cái nóng của họ không đủ ác và không có mong làm cho người khác phải bị đau khổ, phải bị rơi lệ, đổ máu. Vị Tu đà hoàn không có khả năng đó. Vị Tu đà hoàn còn Dục, còn Sân nhưng không đủ để vi phạm giới mà mình đang thọ trì. Năm giới, tám giới nếu vị này đang là cư sĩ; tỳ kheo giới nếu vị này đang thọ tỳ kheo. Cho nên, hành giả cứ nhớ rằng ta không thể tiếp tục sống với Tà Tư duy. Suy niệm như vậy được gọi là Đoạn Diệt Tưởng, pahānasañña. Không học cái này mình hoang mang không biết Đoạn diệt là cái gì. Đoạn diệt là luôn luôn tâm niệm ta không thể sống với Tà Tư duy, cái này quan trọng lắm. Mình đang nằm trên giường nghĩ tới chuyện gì đó mình bực, mình nhớ liền: Đây là Sân Tư duy. Mình tính ngồi dậy viết một tin nhắn mình chửi cho nó banh xác luôn nhưng mình thấy không được: Đây là Hại Tư duy. Mình mất ngủ một mình mình thôi chứ còn mình không thể làm cho nó mất ngủ, làm cho nó đau lòng. Phát hiện ra mình đang có lòng thích thú trong cái gì, mình biết rõ: Đây là Dục Tư duy. Khi mình nhận diện được nó thì nó không có cơ hội tiếp tục tồn tại cũng không có cơ hội đi xa hơn nữa. Khi mình phát hiện được nó thì, một là nó biến mất, hai là tối thiểu mình cũng giảm được sức mạnh của nó, để nó không đi xa hơn nữa trong ước muốn bậy bạ. Như vậy Tưởng Đoạn diệt là hành giả luôn luôn tâm niệm rằng ta không thể sống với 3 cái Tà Tư duy. Trích bài giảng KTC.7.25 Bảy Pháp Tưởng KTC 7. III. Phẩm Bạt Kỳ (VII) (25) Tưởng
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english