Tam Tứ Ngũ Thất Bát

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Tam Tứ Ngũ Thất Bát

Có một hiểu lầm rất là lớn ở những người nghiên cứu kinh Phật không kỹ. Họ tưởng rằng Bát chánh đạo là khác hẳn Thất giác chi, mà Thất giác chi khác hẳn Tứ niệm xứ. Người sơ cơ đã đành rồi mà ngay cả cái người có học chút ít vẫn có thể nghĩ như vậy, họ vẫn có thể nghĩ mấy cái đó khác nhau.

Nhưng thật ra nó như thế này: Tùy trường hợp mà Đức Phật Ngài phân tích cái con đường giải thoát thành 3 gọi là Tam học, hay thành 4 như Tứ Niệm xứ, Tứ Chánh cần, Tứ Như ý túc hoặc thành 5 là là Ngũ căn, Ngũ lực, hoặc 7 là Thất giác chi, hoặc 8 là Bát chánh đạo.

Rồi nhiều người họ nghe họ hiểu lầm, họ tưởng là mấy cái đó nó khác nhau, hoặc là có người họ coi trong kinh họ hiểu lầm một cái chỗ khác rất là căn cơ, có nền tảng hiểu lầm. Thí dụ như Ngài dạy rằng khi tu 4 Niệm xứ là sẽ hỗ trợ cho Thất giác chi. Mình thấy rõ ràng nó khác nhau, vì khi Thất giác chi được tu tập có nghĩa là Bát chánh đạo cũng được hỗ trợ, cũng được tu tập, và Bát chánh đạo được tu tập thì Tứ Chánh cần cũng được tu tập. Và từ đó có nhiều người họ đọc cái chỗ đó họ hiểu lầm là Thất giác chi là khác, Tứ Chánh cần là khác.

Nhưng mà thật ra một người tu tập Tam học Giới Định Tuệ ngon lành có nghĩa là người đó đang tu tập Bát chánh đạo. Không bao giờ có cái chuyện một người tu tập Bát chánh đạo mà lại thiếu Thất giác chi, chuyện đó không có, không bao giờ có. Và cũng không bao giờ có chuyện một người tu tập Thất giác chi ngon lành mà lại thiếu sót về Tứ niệm xứ, chuyện đó là không có.

Mặc dù nó có trường hợp này, tức là cái chữ Định. Thí dụ có người cái Định của họ là đắc được các tầng thiền. Sơ Nhị Tam Tứ thiền. Còn có những hành giả Tứ niệm xứ thì họ không có đắc thiền, "có những" nhưng không phải tất cả. Thì mình thấy rõ ràng cái Định của vị A với vị B nó khác nhau nhưng mà nó là các tầng thiền chứng. Chớ còn cái Định để mà đủ để xài cho Tứ niệm xứ thì bắt buộc phải có.

Và ở đây tôi cũng phải nói thêm là Định được chia thành 3 là Sát na Định, Cận Định và Kiên cố Định. Định từ Sơ thiền trở lên thì được gọi là Kiên cố Định. Thì trong 3 cái đó ngon lành nhất là Kiên cố Định. Tu thiền chỉ samatha mà đắc từ Sơ thiền trở lên thì được kể là Kiên cố Định. Tuy nhiên trong lúc tu tập Tuệ quán thì Định mà chúng ta xài không có cần tới Kiên cố Định mà mình chỉ cần Sát na Định thôi, cần tới đó thôi. Dĩ nhiên cái người có đắc thiền thì cái Sát na Định của họ ngon lành hơn người không có đắc thiền, nhớ cái này cho kỹ. Ai nghe không rõ thì nghe tôi nói lại.

Ở đây có 2 chuyện phải nhớ: Tu Tứ niệm xứ mình không có xài tới cái Định trong các tầng thiền. Mình chỉ cần Sát na Định thôi, tức là cái Định tạm thời trong từng phút từng phút. Nhưng cái Sát na Định ở cái người có đắc thiền nó tốt hơn là của người không đắc thiền. Tại vì một bên là họ lấy con dao ra từ cái kho nhà giàu còn một bên là mình lấy ra từ nhà bếp của nhà nghèo. Cả 2 đều là con dao. Con dao nào cũng cắt được hết nhưng mà dĩ nhiên mình phải hiểu ngầm là con dao mà ở trong bếp nhà giàu thì nó ngon lành hơn.

Trích bài giảng KTC.7.28 Thất Giác Chi
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép


Bánh Mì Nguội | | Trổ Quả

Trăng | | Cọng Dây Kẽm

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com