Pháp Môn Niệm Xứ

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Pháp Môn Niệm Xứ

  1. Thân Quán Niệm Xứ
    Tập chú vào hơi thở ra vào.

  2. Thọ Quán Niệm Xứ
    Ghi nhận từng cảm giác xảy đến trong lúc quán niệm hơi thở.

  3. Tâm Quán Niệm Xứ
    Để cảm giác qua một bên và nhận diện tâm mình đang là thiện hay bất thiện.

  4. Pháp Quán Niệm Xứ
    Nhận diện các vấn đề của tâm như cảm giác hay tính thiện ác của tâm qua các thế tài Uẩn, Xứ, Giới, Đế, Giác Chi và Thánh Đạo.

Ngoài Tứ Niệm Xứ không còn con đường nào khác dẫn đến giải thoát.

Trong lúc tu tập Tuệ Quán các Tà Tư Duy (suy nghĩ bất thiện gồm Dục, Sân, Hại Tư Duy) luôn luôn chực chờ xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Cách đơn giản nhất để ngăn chận Tà Niệm xuất hiện trong tư tưởng là chú ý hơi thở. Chánh Niệm luôn tuyệt đối cần thiết trong công phu đó.

Tất cả cúng sanh phàm phu đều mơ hồ về dòng luân hồi của bản thân trong 3 đời (quá khứ, hiện tại, tương lai). Sự mơ hồ đó được gọi là Vô Minh. Nó tạo ra dòng luân hồi và chỉ có thể diệt trừ được bằng pháp môn Tuệ Quán thông qua năm quyền tức sự trau dồi 5 yếu tố tinh thần gồn Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ. Hành giả phải nỗ lực ghê gớm lắm thì 5 thiện pháp này mới đủ mạnh để loại trừ Vô Minh.

Khi hành giả bắt đầu thấy buồn ngủ, hoặc khi nhận ra tâm mình đang phóng dật thì việc duy nhất phải làm là tập chú hơi thở. Đừng để tâm lang thang, chuyện này khó nhưng phải làm. Trí tuệ chỉ có được thông qua sự tập trung tư tưởng. Ngay cả ở một người đã có thiền định Chánh niệm luôn luôn cần thiết để phát triển và duy trì nó.

Phải giữ Niệm và Định. Hai pháp này càng nhiều thì sự an lạc càng lớn.

Chỉ có người thu thúc lục căn mới có được trí tuệ đúng mức. Pháp môn Tuệ Quán giúp ta sử dụng 6 Căn một cách thông minh. Đức Phật đề nghị hành giả khi tiếp xúc 6 trần phải luôn tỉnh táo để nhận rõ: cái ta thấy là cảnh sắc, cái ta chạm là cảnh xúc ... Người không tu học thì bị 6 Cảnh dẫn dắt sai đường: cái đó là của tôi, kia là người đàn bà, cái chân tôi đau ...

Tu Tứ Niệm Xứ không thể thiếu hiểu biết về Tứ Đại:

  1. Đất là bất cứ cái gì choán chỗ trong không gian.

  2. Nước là cái gì có tính liên kết.

  3. Lửa là cái gì phát ra bức xạ hay nhiệt độ.

  4. Gió là bất cứ cái gì trong vật chất mang tính chuyển động xê dịch.

Tứ Đại không thể rời nhau, có điều là tùy chỗ mà cái nào nổi bật. Bất cứ sự biến đổi nào của vật chất mà ta có thể cảm nhận được bằng giác quan vật chất hay những gì bị tác động trực tiếp từ các điều kiện vật chất thì đều gọi là Sắc Pháp. Hành giả phải nắm vững định nghĩa này để trong lúc tu tập có thể nhanh chóng ghi nhận đây là Sắc Pháp (rūpa) hay Danh Pháp (nāma).

Trong lúc ta đang thiền định các cảm giác của ta sẽ tùy lúc bị tác động bởi cái nào trong Tứ Đại. Kinh nghiệm này sẽ kéo dài cho đến lúc cận tử, ta sẽ ra đi với sự chấn động của một trong Tứ Đại.

Khi Địa Đại có vấn đề ta sẽ thấy nặng nề, vướng víu, đau nhức.

Khi Thủy Đại có vấn đề ta sẽ thấy đường tiêu hóa của mình bị trục trặc, nhiều mồ hôi, đờm dãi và nước mũi.

Khi Hỏa Đại có vấn đề ta sẽ thấy nóng, lạnh bất thường.

Khi Phong Đại có vấn đề ta sẽ thấy ngứa ngáy, run rẩy, tứ chi không thể kềm giữ.

Trong đời sống bình nhật, một người thiếu Chánh Niệm đối với Tứ Đại của mình thì lúc ra đi dễ bị hoảng loạn. Hãy nhớ ta sống ra sao thì chết như vậy. Để vượt qua những cảm thọ khốc liệt kiểu đó, hành giả phải biết thay đổi cách nhìn của mình từ Tục Đế sang Chân Đế, mọi chuyện sẽ được dễ dành và nhẹ nhàng hơn.

Tê nhức, đau buốt, cảm giác nặng nề đều là cảm thọ. Mũi dãi, lạnh cóng, ngứa ngáy, sự run rẩy cũng đều là cảm thọ. Khi 6 Căn biết 6 Trần thì Thọ xuất hiện, ta chỉ đơn giản nhận thức mọi cảm giác là cảm thọ mà thôi. Các ý niệm Tục Đế bày vẽ ra vô vàn cảm giác với đủ thứ tên gọi, nhưng các ý niệm ấy chỉ là Chế Định. Chỉ duy nhất có cảm thọ là Chân Đế. Việc hành giả phải làm ở đây là Chánh Niệm ngay trên chính cảm thọ Chân Đế; không nên bận tâm chạy theo bất cứ một ý niệm Tục Đế nào.

Hình thức và màu sắc của vật chất không bao giờ đứng yên, chúng luôn thay đổi. Ta đừng áp đặt bất cứ một ý niệm nào lên chúng. Cứ đơn giản nhìn thẳng vào bản chất của chúng: đang sanh hoặc đang diệt. Với cây cỏ, đất đá, nhà cửa, phong cảnh cũng đều phải vậy.

Không có gì là còn hoài. Nên mọi thứ ta thấy chỉ là cái gì đó đang thay đỏi từ tình trạng này sang tình trạng khác. Ngay cả thân xác của thánh nhân cũng là bất tịnh, bất mỹ nói gì là những nét đẹp của phàm phu. Tất cả những gì đẹp xấu đều thuộc về Tục Đế tức Chế Định, không có trong Chân Đế. Bởi chỉ có trong Tục Đế nên những đẹp xấu đó mới có thể bị thay đổi.

Hãy thử quan sát một xác chết đang bị phân hủy để thấy được kiếp người là mong manh đến dường nào và thế giới là phù du ra sao. Vì cái gì ờ đời cũng dựa vào con người nên khi con người đã nằm xuống thì mọi thứ đều vô nghĩa. Khi nhì thấy một bô xương, hành giả không thấy đó là xương mà chỉ là bản chất vô thường của xác người.

Dầu ta có bao nhiêu cảnh đề mục đi nữa thì nói rất ráo cũng chỉ có một đề mục duy nhất mà thôi, đó là những gì đang xảy ra.

Khi ta giữ lâu một tư thế, cảm giác khó chịu chắc chắn sẽ xuất hiện. Hãy thử làm ngơ nó bằng cách quan sát nó với tất cả khả năng chịu đựng của mình cho đến khi nó biến mất mới thôi. Hãy thử một lần đi, mọi cảm thọ sẽ biến mất một cách đơn giản như cách chúng đã xuất hiện.

Trích Kinh Nghiệm Tuệ Quán của Thae Inn Gu Sayadaw

(Kinh Ngiệm Tuệ Quán - tập I)


Asādhāraṇena | | Trổ Quả

Mahānāma | | Hạnh Phúc Phật Pháp

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com