sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
May Mắn Trích bài giảng Cấu trúc và vận hành của Thế giới (3) ngày 20.01.2020 trên youtube. Đối với người biết đạo thì cái quan trọng nhất vẫn là cái gì? Cái lợi nhỏ vật chất không bì được với lợi lớn vật chất. Lợi lớn của vật chất không bì được với cái lợi của tỉnh giác. Và đem ra so thì cái mạng cùi của mình không thể bì được với Phật Pháp. Là vì sao? Vì một lý do rất là technical (kỹ thuật). Đó là những gì mà ta hiện có bây giờ mà ta thấy nó hay hay là nó đều do ngày xưa ta từng tu hành. Thí dụ như được mang thân người, được ở xứ tự do, có được một tí tiền, mặt mũi ngó cũng được được, ... là toàn là do mình hồi xưa từng đã tu hành làm sao đó. Chứ còn không thì bây giờ là đã đi ở một cái xứ trời ơi nào rồi. Quý vị có biết quý vị rất là may mắn không? Người ta nói nếu mà các bạn trừ hết mọi thứ nợ nần mà mỗi thàng các bạn có trong túi được một trăm đô la là các bạn đã giàu hơn hàng trăm triệu người trên thế giới này. Chưa hết. Các bạn chỉ cần có một hàm răng mà không cần phải đi nha sĩ là các bạn đã may mắn hơn hàng trăm triệu người trên hành tinh này, trong dó có tui. Các bạn có bộ thận không có vấn đề, có cái bao tử không cần phải mổ, các bạn có trái tim không cần phải mổ, là đã khá hơn mấy trăm triệu người. Các bạn biết đọc biết viết, có thể communicate (trao đổi) bằng một ngoại ngữ nào đó cho dầu dở ẹc, miễn thằng Mỹ nó hiểu thôi là đã may mằn hơn nhiều người rồi. Thí dụ mình nói chết lên chết xuống là "die up die down", hay "you go your sugar, I go my sugar". Thì dầu vậy ít ra cũng còn đỡ. Khi mà anh biết nói một hai chữ như vậy thì anh đã hơn hàng trăm triệu người trên thế giới không biết tiếng Mỹ. Cho nên phải nhớ là mình may mắn dữ lắm. Mà những gì mình có bây giờ là do mình có tu. Vì sao mình phải trọng pháp hơn là trọng cái mạng của mình? Phải nhớ thế này: Vì cái gì tôi đang có là do Pháp đem lại. Pháp ở đây chính là công phu tu hành. Nhưng con người thường thì lại rất là bậy. Thích sống sướng mà gieo toàn nhân khổ. Thích ăn sầu riêng mà trồng toàn hổ qua. Đứa nào cũng khoái ăn sầu riêng măng cụt mà toàn đi trồng mắt mèo không thôi. Đại khái như vậy. Cho nên vị Tu Đà Huờn họ thấy cái đó họ chán. Họ thấy hễ ngày nào mà còn sống trong cái cuộc đời này là còn dính mắc trong cái thương cái ghét. Và cái thương cái ghét là do Vô Minh, tức không thấy được những cái gì tôi vừa nói. Họ thấy cho dù có sanh vào cảnh giới nào đi nữa thì cũng chỉ quẩn quanh trong sướng và khổ. Không có cái sướng nào bền, không có cái khổ nào là thiên thu, không có cái sướng nào là vĩnh cửu. Rồi sướng khổ cứ đắp đổi cho nhau. Siêu rồi đọa, đọa rồi siêu ... cuối cùng nó đi về đâu? Và cứ lập đi lập lại một điệp khúc tẻ nhạt như vậy. Nó lâu đến mức mà cái lượng sữa mẹ mà mình bú trong vòng luân hồi nó nhiều hơn nước trong bốn biển. Cái lượng máu và nước mắt mà mình đổ tuông trong vòng luân hồi nó nhiều hơn nước ttong bốn biển. Thì vị Tu Đà Huờn họ thấy sao? Ớn quá. Ngán quá. Chính vì vị đó thấy được sướng khổ đều là do các điều kiện mà ra, từ đó vị đó mới thấy thấu suốt và mới buông được. Thì cái thoát khổ của ông thứ tư này mới là đặc biệt, mới là cần thiết nhất. Trong đời này chúng sanh chia ra làm bốn hạng. Bất cứ hạng nào đi nữa khi lọt lòng đều có ba cái này (tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, môi trường sống). Dầu nó là con giun, con dế hay là một ông giáo hoàng hay tổng thống Mỹ đều có cái số ba đó hết. Nhưng có một điều là ta làm gì với cái số ba này. Đó là chuyện của mỗi người. Do tiền nghiệp nên sanh ra có cái này cái kia, vậy đủ chưa? Chưa. Rồi khuynh hướng tâm lý của mình như thế nào? Đủ chưa? Cũng chưa. Còn cần cái thứ ba này nữa, tức là cái môi trường sống. Môi trường sống có hai trường hợp: Một là do mình lựa chọn. Do cái khuynh hướng tâm lý của mình mà mình tìm đến cái môi trường như thế nào. Trường hợp hai là cái đọa không phài do mình chọn mà là do hoàn cảnh. Thì lúc đó coi chừng chính môi trường sống đó nó có tác dụng lên cái khuynh hướng tâm lý. Như vậy cái đầu tiên (tiền nghiệp) nó đưa mình đến cái chỗ nào đó. Còn cái thứ hai (khuynh hướng tâm lý) và cái thứ ba (môi trường sống) hai cái đó có thể tác động lẫn nhau. Một là khuynh hướng tâm lý nó đem mình tới môi trường sống. Hai là môi trường sống nó thay đổi cái khuynh hướng tâm lý của mình. Hai trường hợp đó chưa hẳn cái nào tốt cái nào xấu. Có nhiều khi cái chỗ ở đó mình không có lựa được nhưng mà khi mình về đó thì mình lại tìm cách để mà mình vương lên. Có nhiều người thì nghịch cảnh lại là điều kiện tốt. Còn có nhiều người thì cái thuận duyên lại là cái điều kiện xấu. Có nhiều người do vì thiếu họ lại dễ thương. Có nhiều người do no đủ họ lại trở nên tệ. Nhưng không phải mộ trăm phần trăm như vậy. Có nhiều người do đầy đủ họ lại tốt hơn. Có nhiều người do đầy đủ họ lại tệ hơn. Có nhiều người do khó khăn họ lại tốt hơn. Có nhiều người do khó khăn họ lại tệ hơn. Khó nói. Đó là do cái gì? Các điều kiện: tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý, và môi trường sống.
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english