Cái Dùi Chuông

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Cái Dùi Chuông


Video trích từ bài Cấu trúc và Vận Hành Thế Giới (2) ngày 20.01.2020 trên youtube.

Thời gian có hai thứ, thời gian tâm lý và thời gian vật lý. Thời gian vật lý là thời gian mình có thể cân đong, đo đếm bằng đồng hồ. Có một thời gian thứ hai đó là thời gian tâm lý. Mình muốn thấy nó lâu thì nó lâu, mình muốn thấy nó mau thì nó mau.

Có quý Phật tử hỏi tôi: "Con đi nghe Pháp con muốn nguyện thành Phật lắm. Một là con thỏa được cái trí tò mò muốn biết tất cả. Thứ hai là con cũng muốn có lòng giúp chúng sinh. Con muốn nguyện thành Phật mà con thấy thời gian nó lâu quá. Sư cho con một gợi ý để con đủ cái gan để con đi, đi trong thời gian dài như vậy để con đừng có sợ." Tôi nói: "Tôi không phải là Phật, tôi không phải là Bồ Tát. Tôi không có tư cách để nhắc anh, nhưng nếu anh muốn tôi chỉ giúp anh một câu thôi." Ổng nói: "Con muốn trở thành Phật quá mà con thấy lâu quá Sư ơi! Gì mà mấy chục A Tăng Kỳ tùm lum hết." Tôi hỏi: "Giờ anh biết nó khó không?" - "Con biết, nhưng miễn sao mà thấy nó đừng có lâu là được rồi." Tôi hỏi ảnh thế này: "Mấy chục A Tăng Kỳ nó lâu thiệt nhưng mà bây giờ tôi hỏi anh nha. Nếu bây giờ anh được sanh về một cảnh giới nó sướng như tiên, anh ở trên đó suốt hai chục A Tăng Kỳ rồi sau đó anh đời đời bị chìm vào hỏa ngục, thì hai chục A Tăng Kỳ nó lâu hay mau?". Dĩ nhiên là quá mau. Cũng vậy, một người mà chịu khổ để mà thành Phật, đồng ý mấy chục A Tăng Kỳ nó lâu thiệt nhưng sau đó thì vĩnh viễn không còn luân hồi nữa. Mất hai chục A Tăng Kỳ để rồi vĩnh viễn không luân hồi nữa, lấy hai chục mà đổi lấy cái vĩnh viễn thì nó cũng đáng, đúng không?

Tôi nói hoài: Đừng bao giờ tự hào tự đắc với cái mình biết bởi vì cái mình biết so với cái mình không biết nó nhỏ hơn hạt cát trên sa mạc. Bởi vì cái hạt cát nó là limit, mà sa mạc cũng limit, sa mạc mình tính được diện tích của nó mà. Nhưng mà cái mình không biết thì unlimit. Cho nên dầu mình có tám cái bằng tiến sỹ đi nữa thì mình cũng không nên tự đắc. Thứ nhất, cái mình biết nó không bao nhiêu hết, nhiều lắm mình chỉ hơn mấy đứa dở hơn mình thôi. Cái thứ hai, cái này tôi nói các vị mới thấy khiếp. Bất cứ một lãnh vực nào dầu các vị có bằng tiến sỹ thì kiến thức của vị tiến sỹ đó chưa thấm vào đâu so với cái tận cùng của lãnh vực đó. Thí dụ, các vị biết đây là một cái dùi chuông bằng gỗ Mahogany hay là gỗ Teak. Các vị nghĩ đơn giản là một ông tiến sỹ ổng hiểu hết cái này. Sai. Nó có bao nhiêu chuyện liên hệ với cái này các vị biết không? Thí dụ, như là ảnh hưởng của nó với điện từ. Thứ hai, nó được sinh trưởng từ vùng đất nào? Tại sao vùng đất A không có mà vùng đất B có? Vùng đất A nó có cái gì mà mọc được cây này, vùng đất B không có cái gì mà không mọc được loại cây này? Và cái cây này nó thuộc về cái họ nào, cái family của nó có bao nhiêu cây khác? Cây nào có thể mọc ở nhiều nơi và cây nào cũng family đó mà mọc ít hơn, tại sao? Rồi thời nào người ta biết xài chuông mà mới có cái dùi này?

Mà nguyên thủy vì đâu mà có cái chuông? Các vị có biết bàn về cái chuông nó lớn chuyện lắm không? Nhiều người Phật tử không biết vì sao có cái chuông. Cái chuông hồi đầu nó có nghĩa là 'announcement', rồi sau nó có nghĩa là 'remind', tới phiên mình bây giờ thì nó là 'religious rite', qua tới nghi thức rồi. Chứ cái chuông hồi đầu nó chỉ có nghĩa là 'announcement'. Chư tăng ở trong khu rừng rộng mênh mông, hồi đó không có phone thì kêu bằng cách nào? Gõ chuông. Nhưng mà dần dần cái chuông được nâng lên một chiều cao mới, nó cộng thêm một ý nghĩa mới đó là sự nhắc nhở. Một là người ta dùng chuông gió, từ chuông đánh chuyển qua chuông gió. Có nhiều chùa hoặc là tự viện người ta phải cử người đánh chuông mỗi một giờ, hoặc mỗi nữa giờ cũng phải đánh để tất cả chư tăng hoặc những người ở trong khu đất đó mỗi lần nghe chuông là nhớ đến chánh niệm. Ngoài giờ hành thiền ra là mình ngồi mình mộng mơ, mình nhớ đến con Lan, con Lan nó nhớ thằng Điệp, thằng Điệp nhớ đến con Lan. Còn đằng này cứ mỗi lần nghe 'beng' là mình niệm trở lại. Cứ lâu lâu mình thất niệm là nghe cái 'beng' vậy đó.

Rồi có nhiều chùa không tìm ra được người để giao phó nhiệm vụ đánh chuông nên họ đành dùng cái phong linh (wind chime). Nhiều người không biết tưởng phong linh là để trang trí. Sai. Phong linh từ chùa ra. Mỗi lần gió thổi hành giả nghe cái tiếng rung chuông đó là phải nhớ "niệm! niệm !". Còn mình bây giờ để treo phong thủy, để treo trang trí, là sai. Có nhiều cái trong chùa ra mà người đời xài không biết. Rồi bây giờ từ chỗ nhắc nhở chánh niệm nó chuyển qua phong thủy mới ghê chứ. Trớt quớt. Sai bét.

Hồi xưa họp chúng là nhờ cái chuông. Cái mõ cũng vậy, cái mõ bằng gỗ, cái chuông bằng kim loại. Cái mõ buổi đầu từ đâu nó ra? Vì có những địa phương người ta không có kim loại thì làm sao? Muốn đúc một cái chuông quý vị phải có tiền, có thầy thợ đúc. Vừa có nguyên liệu, thầy thợ, muốn có nguyên liệu và thầy thợ thì phải có tiền. Thì có những người nghĩ rằng người tu mà kiếm tiền, thầy thợ, nguyên liệu thì quá khó. Họ để ý những gốc cây bọng trong rừng, gõ vào đó nó cũng có tiếng động vậy. Nguyên thủy nó đơn giản như vậy. Trước khi nhà chùa mượn cái đó thì chính dân bộ tộc, bộ lạc đã nghĩ ra cái đó. Họ thấy khi gõ vào mấy cái cây bọng nó kêu và tiếng kêu nó vang rất là xa. Và họ muốn liên lạc hoặc là báo cho nhau biết có kẻ thù xâm nhập hay là có thú để đi săn hoặc là liên lạc nhau để họp mặt giải quyết chuyện của bộ lạc, ... Thế là họ gõ vào những gốc cây bọng. Gốc cây bọng là nó ở đâu thì nó nằm yên đó. Còn mình phải có cái gì đó để xê dịch thì cái cây đó tiện hơn. Họ mới tìm những gốc cây nhỏ họ khoét. Từ đó mới truyền ra dân gian bên ngoài mới biết xài mõ. Nhà chùa mới thấy cái đó hay quá mới đem về xài. Những vị sư trong rừng họ không có tiền để kiếm chuông thì với con dao họ có thể có cái mõ. Nếu mà mình có lòng, còn nếu quý vị làm biếng thì thôi "alô", nó đém năm chục cái mõ vô, cái đó thì nói làm chi. (Nói gì tôi đi xa quá vậy! Từ đâu tôi qua chuông mõ. Dễ sợ, một rừng người tôi quên, quý vị cũng quên)

Trích Cấu Trúc và Vận Hành của Thế Giới (2)
Kalama xin tri ân bạn hongha7711 ghi chép.


Vô Ra | | Dấu Chân Bò

Trốn Khổ Tìm Vui | | Tu Đúng

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com