sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Vô Lượng PhậtĐức Phật ngài là bậc Chí Tôn Chí Thắng, Vô Thượng Điều Ngự Thiên Nhân Sư, ngài là Tứ Sanh Chi Từ Phụ, nhưng mà Ngài vẫn dạy đường giải thoát cho người xuất gia, vẫn dạy cái gia đạo cho người ở ngoài đời. Đức Phật không ngừng xây dựng thế giới. Chứ đâu phải Ngài chỉ dạy người ta Niết Bàn. Bởi vì tuy cái đầu nó nghe tới Niết Bàn nó không có hiểu nhưng ít ra dạy nó sống làm người đàng hoàng cũng đỡ khổ cho chúng sinh. Trên đời tôi sợ nhất là cực đoan, tôi sợ nhất là đóng khung cái đầu của mình. Một là tu sĩ mà quá mê chuyện hành chánh xã hội là không nên. Đầu trọc lóc mà nách hai đứa côi nhi, cái đó tôi chống. Kinh điển không chịu học mà chỉ ăn rồi biết con nít thôi, cái đó tôi chống. Nhưng mà tôi cũng chống những vị khư khư cho rằng tu là đóng cửa, bịt mắt, không nhìn chuyện đời, tôi cũng chống. Mình tùy vào cái điều kiện mình có, tùy vào giới phẩm, vị thế, địa vị của mình, mình vẫn đóng góp cho đời theo cách có thể, tốt nhất như có thể. Tôi chống những vị "nhập thế" quá cỡ thợ mộc. Tôi cũng chống luôn những vị xuất thế hơi vội. Cuộc đời chung quanh nó khổ, mình phải là Quán Thế Âm chứ. Thay vì mình đi thờ lạy Quán Thế Âm, mình phải là Quán Thế Âm. Mình phải lắng nghe cuộc đời để mình giúp ích được bao nhiêu mình giúp. Thay vì thờ Quán Âm, đeo tượng Quán Âm, niệm Quán Âm, tôi năn nỉ quý vị ngay bây giờ hãy làm Quán Âm. Lắng nghe ở đâu khổ mình biết mình giúp, đó là tu hạnh Quán Âm đó. Cái xui là Phật tử Việt Nam không được nghe cái đó. Cứ toàn là kêu đúc tượng, đeo tượng, rồi thờ hình tượng, niệm Hồng danh, trong khi cái hạnh Quán Âm thì không được học. Sẵn đây tôi nói luôn, theo Phật giáo Nam Tông, không có một Quán Âm mà có vô số Quán Âm. Bất cứ vị nào muốn thành Phật đều phải có khả năng lắng nghe tiếng réo gọi của cuộc đời thì mới thành Phật được, vì thành Phật không phải cho một mình Ngài mà cho vô lượng chúng sinh. Mà từ chỗ tinh thần Quán Âm bị hiểu sai thành là có một cá thể tên là Quán Âm. Giống như con bồ câu là biểu tượng cho hòa bình, mình cứ đè con bồ câu ra mình thờ, vậy có nên không? Mấy con chim khác dẹp hết, chỉ treo hình bồ câu thôi, chỉ nuôi bồ câu thôi. Sai! Con bồ câu nó chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Nó là symbol, hoa hồng cũng là symbol, hình trái tim cũng là symbol, mình không thể lấy mấy cái symbol này mình treo nó lên coi như là toàn bộ vũ trụ. Là sai! Đó chỉ là symbol. Cái chữ "A Di Đà" rất là hay, hay vô cùng. Ý nghĩa nó hay đến một tỷ lận, mà người không học Đạo chỉ hiểu được một trên một tỷ thôi, quý vị nghĩ có đau lòng không? Nguyên thủy chữ A Di Đà là "Amita", có nghĩa là countless, "Namo Amita Buddhanam", là "con xin kính lễ Vô lượng chư Phật". Thay vì niệm "Nam Mô A Di Đà Phật" thì mình niệm là "Nam Mô Vô Lượng Phật" có phải hay hơn không? "Amita" là vô lượng. Mà không dám dịch vì ngờ dịch ra người ta hiểu, mà hiểu thì nó không còn linh nữa, không còn hấp dẫn nữa, thế là đành phải để nguyên mà niệm "Nam Mô A Di Đà", để nguyên chữ âm đó thôi. Chứ cái chữ đó phải dịch là "Nam Mô Vô Lượng Phật". Mà từ đó người ta mới phăng thêm "Nam Mô Vô Lượng Thọ", "Nam Mô Vô Lượng Quang", tùm lum. Khi mà mình cố ý nói "Vô Lượng Thọ", "Vô Lượng Quang" là mình cố tình thu nhỏ vấn đề. Lẽ ra là "Vô Lượng Chư Phật" thì hay quá. Còn đằng này mình gom lại "Vô Lượng Quang", "Vô Lượng Thọ" có nghĩa là chỉ còn một vị thôi. Mà thật ra cái "Vô Lượng Quang", "Vô Lượng Thọ" cái nghĩa rất là hay mà lại bị hiểu sai. "Vô Lượng Thọ" họ nói là sống đời đời không chết. "Vô Lượng Quang" là hào quang không có biên giới, không có ngăn ngại, không bờ mé, không giới hạn. Thật ra, trước hết "Namo Amita Buddhanam" là con xin kính lễ "Vô lượng chư Phật". Quá hay! Mà đã nói vô lượng là sao? Là ba đời mười phương gồm những vị đã ra đời, đang ra đời và sẽ ra đời, con lạy sạch. Và đặc biệt con lạy các vị đã ra đời để con học cái hạnh lành. Còn con lạy những vị chưa ra đời để chi? Để con có lòng tôn kính tất cả chúng sinh, để con đè cái "tôi" của con xuống. Hay quá! Cho nên "Nam Mô Vô Lượng Phật" là vậy. Còn "Vô Lượng Quang" là sao? Là chư Phật có trí tuệ không giới hạn. Nhưng không phải mình nói như vậy mình xưng tán chư Phật không là chưa có đủ. Khi mình niệm "Nam Mô Vô Lượng Quang" có ý nghĩa thế này: Trí tuệ thực sự là trí tuệ không bị đóng khung mới gọi là "Vô Lượng Quang". Khi mình niệm "Nam Mô Vô Lượng Quang" có nghĩa là con xin đảnh lễ cái trí tuệ không bị đóng khung, trí tuệ không có bị lệch, không bị biên kiến. Biên kiến là gi? Là cái kiểu hiểu biết extreme, một chiều. Ví dụ như tôi là Hồi giáo, tôi thông minh bằng trời, thì tôi có nghĩ cái gì đó cũng không ra ngoài kinh Koran. Tôi là Bắc Tông, tôi cũng nghiên cứu kinh điển mà tôi sợ nghiên cứu kinh Nam Tông vì nghe nói cái đó là Tiểu Thừa, học cái đó nó mất đi cái hạt giống Bồ Đề, hạt giống Phật Đạo. Mà trong khi mình không chịu bỏ công mình coi Nam Tông họ nói cái gì. Chưa gì hết nhét người ta vô cái đống Tiểu Thừa, không dám đọc kinh của người ta, mình mắc vào cạm bẫy của Bà La Môn giáo mình không hay. Cái đó gọi là đóng khung. "Vô Lượng Quang" là gì? Khi mình niệm "Nam Mô Vô Lượng Quang" có nghĩa là con xin tu theo cái hạnh phát triển trí tuệ không biên giới, trí tuệ "sans frontieres". Nghĩa là cái gì phải đóng khung thì đóng thôi chứ không tự đóng khung. Đóng khung là phải suy nghĩ theo cái lề lối cứng ngắc nào đó, tức là "tôi phải lấy ông nội tôi, bà ngoại tôi làm chuẩn". Là sai. Bởi vì cái hay, cái đẹp, cái đúng trên thế giới này nó nhiều lắm, chứ đâu thể lấy ông nội, ông ngoại mình làm chuẩn được.
Trích bài giảng Thiện Ác
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english