sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Lượm RácCó 3 cái lớn: Tâm nghĩ đến chuyện lớn, làm Nghiệp lớn với Đối tượng lớn. Tâm nghĩ đến việc lớn là sao? Biết nghĩ đến đại chúng, biết nghĩ đến đại cuộc, biết nghĩ đến đại thể. Ba chữ "đại". Đại thể, đại cuộc, đại chúng. Tâm biết nghĩ đến ba cái này thì mới ra Đại Sự được. Đại thể là gì? Biết nghĩ cái chung. Ví dụ trong nhà gây gỗ. Mình giận thằng em lắm, đúng ra mình phải phang một câu mới đã. Nhưng thấy con cháu ngồi đó, mình phải nghĩ "Không nên, chớ để cho tụi nhỏ thấy người lớn gây gỗ". Đó là đại thể. Trong khi mình bực, mình là chị hai, mình có quyền nạt nó. Nhưng không được! Mình phải nghĩ đến chuyện lớn hơn, lớn hơn chuyện của hai chị em, mà chị nghĩ đến chuyện của dòng họ, gia tộc. Bây giờ mình sạc thằng em mình thì dĩ nhiên là thỏa chí quá rồi nhưng mà phải lôi nó vô phòng mà đập nó. Chứ đứng trước mặt mấy đứa cháu mà sạc vậy là không nên. Đó là đại thể. Còn như tôi, trong nhà sao cũng được hết, nhưng tôi biết ở đây có ghi hình, ghi video, bắt buộc tôi phải đắp y áo nghiêm túc. Hoặc khi tôi bước ra đường, ở trong nhà riêng tôi sao cũng được, nhưng bước ra đường tôi phải nghĩ đến cái màu áo của Phật giáo, tôi phải giữ cái thể chung. Đó là đại thể. Còn đại cuộc là sao? Đại cuộc là làm sao giúp được cho người nghèo. Chứ không phải là mỗi ngày tôi đi chợ gặp bà già nghèo ngồi ăn mày, tôi cho bà chút đỉnh tiền, thì cái đó không phải là đại cuộc. Đại cuộc là tôi phải tính làm sao tôi khắc phục vụ đó. Tôi thấy lối đi này hình như thiếu thùng rác. Thì phải khắc phục. Thiếu nhà cầu công cộng, phải khắc phục. Tôi thấy ở đây thiếu sân chơi cho con nít, tôi thầy cần khắc phục. Thế là tôi móc tiền ra tôi kêu gọi họp nhà làng tôi nói những chuyện cần làm đó. Thì đó là đại cuộc. Chứ còn tự nhiên thấy thằng Tèo còn của bà kia dễ thương thế là lâu lâu kêu nó lại: "Nè, kẹo nè con." Đó không phải đại cuộc! Lát qua gặp thằng cháu nội của ông kia: Nè, bánh nè con. "Cái đó không phải đại cuộc. Đại cuộc là nghĩ đến cái gì lớn lao. Giờ tới đại chúng. Đại chúng là đối tượng không có giới hạn. Không có nhắm tới một cá nhân, một nhóm nhỏ mà nghĩ đến thiên hạ. Đại thể, đại cuộc, đại chúng. Tất cả những gì hướng đến ba cái này, dù lặng lẽ ân thầm cách mấy nó vẫn là đại sự. Lặng lẽ cũng là đại sự. Cho nên thấy một mình tôi lặng lẽ làm gì đó. Thí dụ tôi đắp y tôi đi xuống phố. Cái đó đâu có um sùm, không kèn trống. Nhưng lòng tôi nghĩ làm sao cho thiên hạ đừng coi thường Phật giáo. Tuy âm thầm thiệt, vì suy nghĩ trong đầu tôi tôi đâu có nói với ai. Nhưng mà đó chính là đại sự. Cái người sống vì đại thể đại chúng thì nó mới dẫn đến đại sự. Mà hễ đại sự thì nó ra đại sự nghiệp. Làm đại sự nó mới dẫn đến đại sự nghiệp. Cho nên mình thấy tại sao có những người có sức ảnh hưởng lớn? Là vì họ nghĩ đến đại thể, đại cuộc, đại chúng cho nên họ làm chuyện nhỏ xíu cũng thành đại sự. Bà Teresa bả nói một câu tôi thích lắm: "Bạn có thể không làm được chuyện lớn, nhưng bạn có thể làm chuyện nhỏ với một tấm lòng lớn."* Tấm lòng lớn chính là ba cái này. Đang cho xe chạy thấy cái rác, lượm liệng vào thùng. Cái đó là chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn. Là tại sao? Vì không muốn người ta vào trong parking người ta khó chịu. Muốn lên xe lắm nhưng thấy miếng rác ráng lượm bỏ vô thùng rồi mới lên xe. Cái đó là bà Teresa gọi là: "Chuyện nhỏ nhưng làm bằng trái tim lớn." Tôi nói thẳng luôn, người trong xứ chậm tiến thiếu giáo dục họ không biết cái đó. Họ không hiểu "Làm chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn" là thế nào. "Làm chuyện nhỏ nhưng bằng trái tim lớn" là như vậy. Mà khi mình làm riết mình quen. Mỗi lần mình lượm được cục rác bỏ vào thùng rác công cộng mình thấy nó sướng. Mình thấy mình đang được văn minh. Làm sao dạy cho họ cái thói quen đó? Đừng có dùng tiền bạc mà khích lệ người dân. Họ tự thấy sung sướng khi họ làm việc thiện. Họ tự thấy hãnh diện khi họ có văn hóa. Phải dạy người dân như vậy chứ không phải họ thấy sợ họ mới làm. Thế là dở. Đó là hạ sách. Thượng sách là phải để người ta người ta làm một cách sung sướng, hãnh diện. Làm sao để người ta dù lúc có một mình họ cũng không lén lút xả rác, không lén xâm phạm tài sản công cộng. Và họ cảm thấy hãnh diện khi họ là một con người văn minh. Không cần ai dòm ngó, không cần pháp luật trừng trị, không cần được tuyên dương, khen thưởng. Tự bản thân họ trong sự âm thầm lặng lẽ họ thấy họ hạnh phúc vì họ là người văn minh. Cái đó là cái giáo dục thành công. Chứ còn vì muốn khen thưởng rồi mới làm, sợ hãi trừng phạt răn đe mới né tránh, thì coi như là chưa khá. Đất nước mà phải đòi tới khen thưởng tuyên dương, trừng phạt gắt gao thì chưa khá. Phải làm sao cho cái văn minh lịch sự nó thấm vào trong máu dân chúng. Thì tu hành cũng vậy. Sẽ có một ngày mình không còn nhớ đến giới 5, giới 8, giới 10 mà mình sinh hoạt một cách rất tự nhiên, mà trong đó nó không sót cái 5 cái 8 cái 10. Tùy thuộc vào cấp độ tu hành mà khi anh sanh về các cảnh giới cõi trời anh đi cõi nào. Trong kinh nói có 3 trai giới trong bát quan: Trai giới ngoại đạo, trai giới người chăn bò và trai giới thánh nhân. Trai giới ngoai đạo là trai giới hạn chế. Cái chữ này bắt nguồn từ Ấn Độ. Thời đức Phật cũng có những đại gia có bát quan trai. Hạn chế là sao? Là chỉ giữ tới 3 giờ chiều thôi, thí dụ như vậy. Vì nó nói với sư phụ là "Con có hẹn với bạn nên 3 giờ chiều nay con có chuyện đi ăn có nhậu." Đó là giữ giới hạn chế về không gian và thời gian. Giữ giới vậy gọi là giữ giới ngoại đạo. Còn giữ giới chăn bò là sao? Ráng giữ 8 giới cho đến sáng mai. Đi làm sáng ráng sao chiều về giao đủ bò cho chủ 18-20 con gì đó. Có nghĩa là miễn làm sao chiều giao đủ bò cho chủ, còn buổi trưa là tôi đá banh, tôi hái trái, tôi tắm suối, tôi đá dế, tôi đi câu, kệ chuyện của tui, miễn sao chiều về tui giao đủ 18 - 20 con bò cho chủ không mất con nào, không gãy sừng, không bị trầy xước, thương tích, là xong. Cái giữ giới kiểu đó là kiểu tà đạo quỷ thần. Còn hạng thứ ba là giữ trai giới kiểu thánh nhân. Là sao? Thứ nhất, họ không bị hạn chế không gian thời gian. Thứ hai, họ cảm thấy hạnh phúc khi họ giữ trai giới. Họ thấy họ được bảo vệ, họ thấy họ được an toàn khi an trú trong trai giới. Và họ không bị gò bó trong con số 8. Mà họ tu trong con số 6. Số 8 là 8 giới, còn số 6 là 6 căn. Mà các vị có đồng ý với tôi là mình tu lấy 6 căn nó rộng hơn 8 giới. Đúng không? Con số 6 nó nhỏ hơn số 8 mà nó rộng hơn số 8. Trích bài giảng Các cảnh giới tái sinh 1
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english