sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Vì Sao Là Miến Diện?Có nhiều người hỏi tôi vì sao có vẻ yêu vì xứ sở và dân tộc Myanmar một cách đặc biệt, thậm chí gần như thiên vị khi đem so sánh với các nước Phật giáo khác ở Á Châu. Câu trả lời chung là ngoài những gì được tận mắt nhìn thấy ở đó, với những trung tâm học viện và thiền viện tại Miến Điện, cùng tấm lòng ngoan đạo vô điều kiện của người dân xứ này, có lẽ ta phải đọc lại một bài báo của BBC viết về xứ sở này qua những kết quả điều tra chính thức và uy tín nhất của một cơ quan truyền thông có tầm cỡ quốc tế. Họ đã viết gì ? Trong địa chỉ BBC trên đây, độc giả sẽ thấy ngay rằng người Miến Điện đã vượt mặt các dân tộc khác trên toàn hành tinh về tấm lòng hào sảng. Họ xem việc giúp đỡ người khác là một phần trách nhiệm trong đời sống thường nhật. Chúng ta có thể vội vã cho rằng chỉ vì họ thích cầu phúc cho bản thân mà sống kiểu vậy. Nhưng xin hỏi có dân tộc nào trên thế giới lại không thích thế. Đặc biệt trong gần một tỉ Phật tử trên toàn cầu ai cũng tự nhận mình tin chuyện nhân quả báo ứng, nhưng liệu ngoài người Miến có dân tộc nào rộng tay chia sẻ vật chất ít ỏi của mình cho người khác một cách hào phóng như họ ? Ở Myanmar, nơi phần lớn dân chúng đều có thu nhập dưới mức trung bình so với mặt bằng kinh tế các nước, ta có thể thấy hầu hết người dân ở đây dám bỏ ra một phần tư thu nhập mỗi ngày để làm việc bố thí. Bố thí mỗi ngày từ thu nhập hạn chế của mình xét ra khó làm hơn là lâu ngày mới quẳng ra một số tiền lớn. Bởi nếp hành động đó đòi hỏi một tâm lý hào sảng bẩm sinh, tự nhiên và thâm hậu. Nó đã trở thành một nền tảng tâm thức không cần đến một điều kiện tác động đặc biệt nào. Người Miến chỉ thấy ngon miệng khi trong ngày đã giúp ai đó có cái ăn, họ sẽ ngủ ngon hơn nếu trong ngày đã làm ai đó được vui. Từ nhiều thế hệ, trong ngàn năm qua, tâm hồn của họ được nuôi dưỡng trong một nền văn hóa nhân bản rằng niềm vui mỗi người chỉ trọn vẹn và bền vững khi được xây dựng trên niềm vui của người khác. Họ được dạy rằng mỗi người là một ngọn đèn hay một đốm lửa. Ánh sáng và hơi ấm từ ngọn lửa chỉ có thêm mà không bị mất đi khi nó được nhân rộng. Họ nghèo mà vui vì từng muỗng cơm mà họ chia sẻ mỗi ngày cho ai đó sẽ giúp đồng bào của họ tiếp tục sống còn, xã hội dễ thương của họ tiếp tục tồn tại, ánh lửa Tam Bảo tiếp tục hiện hữu để soi sáng cho chính họ và các thế hệ dân tộc. Chỉ cần nghĩ vậy, những gì họ trao ra không phải là mất đi mà là có thêm. Họ vui là vì thế và cứ vậy, người dân Myanmar tự nhiên trở thành dân tộc hào sảng bậc nhất hành tinh, trên cả các dân tộc giàu có vẫn mang những đôi giày nghìn Mỹ kim và đi lại trong những dinh cơ bạc triệu ! Mong lắm vậy thay ! Toại Khanh
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english