Con Đường Thoát Khổ

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Con Đường Thoát Khổ

Toàn bộ những gì chúng ta cần biết thì có nhiều cách nói lắm. Và dĩ nhiên tui chọn cách nói của Đức Phật: Cả đời Như Lai mấy mươi năm hoằng đạo Như Lai chỉ nói có hai chuyện thôi. Đó là cái khổ và con đường thoát khổ.

Tôi vẫn thường nói một câu đó là "con đường vào rừng chính là con đường ra rừng". Nói như vậy có nghĩa là con đường thoát khổ nó không có rời con đường đau khổ, con đường sanh tử trầm luân. Nó không có rời. Là sao? Nó không rời như thế nào? Trong vô số kiếp luân hồi mình đam mê ở trong 6 căn với 6 trần, trong vô số kiếp luân hồi mình đam mê nó. Vậy con đường giải thoát là gì? Con đường giải thoát vẫn tiếp tục là 6 căn và 6 trần nhưng mà cộng với cái nhàm chán. Còn cái kia là 6 + 6 mà cộng với cái thích. Cái chán trong 6 + 6 thì đó chính là con đường giải thoát, còn cái thích trong 6 + 6 đó thì đó là con đường sanh tử. Nghe kỹ chỗ này. Thì chính vì mình thích ở trong 6 + 6 tức là thích ở trong 6 căn 6 trần cho nên nó mới dẫn tới cái hệ quả này.

6 căn 6 trần + với cái thích ghét chính là con đường sanh tử.

6 căn 6 trần + với cái nhàm chán thì đó là con đường giải thoát.

Đó là cái mục A.

Bây giờ mình học qua cái mục B.

Thế giới có 2 cách nhìn. Cách một là cách nhìn tục đế, cách 2 là chân đế. Tục đế là thế giới hiện tượng, còn chân đế tức là thế giới của bản chất. Trong vô số kiếp luân hồi mình chỉ sống ở trong cái đầu tiên (tục đế) không thôi. Mình chỉ quan sát thế giới này qua cái khía cạnh hiện tượng thôi. Khi ta chỉ quan sát thế giới qua thế giới hiện tượng thì chúng ta chỉ có dẫn đến cái hệ quả đầu tiên là thích hay là ghét. Mà thích và ghét hai cái không có rời nhau. Nó không có rời nhau. Ngay bây giờ các vị nghe nó rối lắm nhưng mà tối về nghe lại các vị sẽ nhớ.

Chính vì vô số kiếp mình chỉ nhìn thế giới này từ cái góc độ thích. Mà hễ thích ở đâu thì ghét ở đó. Chính vì mình nhìn thế giới này từ góc độ thích ghét cho nên là mình chỉ thấy cái vỏ ngoài của nó thôi.

Thí dụ như Đức Phật Ngài nhìn một cái lá đó Ngài thấy rằng đó là "đất, nước, lửa, gió." Cái hình dáng của cái lá, cái màu sắc của lá, của cây, của cành, của nhánh. Ngài biết đó là thế giới của hiện tượng được quan sát qua 5 cái giác quan vật chất. Nhưng xét về cái bản chất rốt ráo của một chiếc lá thì nó chỉ là 4 đại thôi. Vậy thì Đức Phật, bậc Chư Thánh, các Ngài nhìn thế giới ở cái góc 2 này nè. Nhưng mà riêng mình thì mình chỉ biết có cái góc nhìn 1. Trong khi các Ngài có cả hai. Và vì mình chỉ biết thế giới này qua cái góc nhìn 1 à nên từ đó mình mới có thích, có ghét. Bây giờ mình biết Phật pháp rồi thì mình tập sự, mình nhìn ngắm thế giới qua 2 khía cạnh này. Và khi mà mình nhìn thế giới này qua 2 khía cạnh này đó thì mình mới có thể đưa đến cái chán được. Còn nếu không thì mình chỉ có nhìn thế giới qua khía canh hiện tượng thì mình không thể nào mình chán được hết; không cách nào mình chán được.

Cái con đường nào để giúp cho mình quan sát được thế giới qua khía cạnh chân đế? Đó chính là con đường Tứ Niệm Xứ. Chỉ có Tứ Niệm Xứ nó mới giúp cho mình có được cái nhìn chân đế này. Còn cái nhìn bằng tham bằng thích nó chỉ đẩy cho mình chìm sâu trong thế giới hiện tượng. Chuyện này là chuyện thứ 2.

Giờ nói chuyện thứ 3. Cái thứ 3 của bài học này là gì? Từ cái chuyện mà mình thích, mình ghét trong 6 trần nó mới dẫn đến chuyện là làm ác hay là làm lành làm thiện. Làm thiện nó có 2 nhánh. Thập thiện tức là thiện sơ cấp còn thiện thứ hai là thiền. Từ cái chỗ mà mình không hiểu hai cái tôi đã nói ở trên nó mới dẫn đến chuyện mình làm ác hay làm thiện. Làm ác ở đây tức là thập ác. Còn làm thiện nó gồm có 2 đó là thập thiện và tu thiền. Nhớ cái đó.

Như vậy thì toàn bộ giáo pháp của Phật đó là gì? Ba lời dạy của Chư Phật: Không làm các điều ác, làm các hạnh lành, giữ gìn tâm trong sạch.

Thì bây giờ mới thấy rõ ràng chưa? Khi tui giảng tới cái thứ 3 nó mới lòi ra nè: Không làm các điều ác là tránh những cái này (thập ác).

Làm các điều lành tức là làm thiện đó nó gồm có 2: một là thập thiện, hai là tu thiền.

Thì 3 cái này trong giáo lý Duyên khởi gọi nó bằng một cái tên gọi là 3 hành.

Nãy giờ tui đang giảng ở cái cột sanh tử thôi.

Còn 3 hành là gì?

  1. Phi phúc hành: Làm ác thì bị lọt xuống các cõi đọa.

    Còn làm thiện thì nó có 2 nhánh:

  2. Phúc hành: Làm thiện để sanh về các cõi ngũ uẩn và

  3. Bất động hành: Làm thiện sanh về các cõi tứ uẩn.

Cõi ngũ uẩn tức là cái cõi mà có hình danh sắc tướng có thân có tâm thì gọi là cõi ngũ uẩn. Còn cái cõi tứ uẩn là cái cõi chỉ có tâm thôi, chỉ có thọ, tưởng, hành, thức thôi.

Trích: Vũ trụ quan - Cấu trúc Tâm pháp
Kalama xin tri ân bạn loantrinhtp ghi chép.


Tốt và Xấu | | Akkosaka

Tu Lầm | | Độc hành

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com