Làm

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Làm

Bài kinh Ví Dụ Lõi Cây này được Đức Phật thuyết giảng cho đại chúng tỳ kheo ngay sau sự cố Đề Bà Đạt Đa.

Đức Phật ví dụ Danh lợi giống như những cành lá của một cội cây, Giới luật trong sạch được xem giống như vỏ ngoài của cây, các tầng thiền định được xem giống như lớp vỏ trong của cây, Chánh tri kiến (Trí tuệ thiền quán và kiến thức Phật Pháp nói chung) được xem như phần xác cây và Thánh tâm Thánh trí được ví dụ như lõi cây. Ngài dạy rằng một người thiếu khôn ngoan khi đi vào rừng tìm lõi cây danh mộc rất dễ dàng bị đánh lừa và quyến rũ bởi những thứ không phải là lõi cây. Một tỳ kheo tầm đạo giải thoát ngày nào còn là phàm phu sẽ rất dễ dàng mắc vào những cạm bẫy do chính mình giăng ra bằng cách tự hào, hài lòng và thỏa mãn với những thứ có được trong đời tu để rồi suốt kiếp bị mắc cạn ở đó không thể đi xa hơn.

Tu mà mắc danh lợi nghĩ cũng đáng thương như trường hợp những người giữ giới trong sạch quá thấy chung quanh không ai giữ bằng họ thế họ thấy họ là nhất rồi. Nhưng họ quên một chuyện. Đó là học Tam Tạng mà không học Vi Diệu Pháp thì rất dễ bằng lòng quá sớm. Thí dụ như tôi nói tôi trong sạch không phạm giới rồi tôi tự hào mà tôi quên ngồi ngó lại coi tại sao tôi không phạm giới. Có ít nhứt là ba lý do. Thứ nhất là không có điều kiện. Thứ hai tại sao nó không đáng để tự hào? Là vì giữ giới được thì nên vui chớ không nên tự mãn. Mình giữ giới trong sạch là mình chỉ mới có ngăn ngừa sự vắng mặt của ác pháp thôi. Ác pháp đây nghĩa là của khẩu hành và thân hành thôi. Chớ nếu nói tôi trong sạch vì tôi không phạm giới thí chưa đủ. Cái chuyện anh không làm bậy nó khác với chuyện anh làm điều tốt. Như bây giờ tôi không đánh bài, không đánh lộn, không uống rượu, không chơi gái, ăn rồi tôi cứ đắp mền tôi ngủ hoài thì đó chỉ là tôi không làm bậy chớ không có nghĩa là tôi đang làm chuyện tốt. Làm chuyện tốt là tôi đi ra ngoài tôi đem đồng tiền manh áo cho gia đình tôi, cho tha nhân, đó mới gọi là không làm ác mà làm thiện. Chớ tôi ăn rồi tôi ngủ vùi ngủ dập rồi lát nữa tôi dậy ăn nữa; thì tôi có làm buồn ai đâu? Rồi cho vậy là giữ giới là nói bậy.

Cho nên giữ giới trong sạch mà hiểu lý siêu pháp nữa thì mới thấy rõ. Còn nếu nói về Đạo thì mình giữ giới trong sạch là mới hành được chánh Nghiệp thôi. Cho một cái nữa là chánh Mạng. Còn chánh ngữ: mình không nói dóc nhưng mình lại đi nói phù phiếm. Cho nên giới trong tạng Luật nó hẹp hơn giới trong Tạng Vi Diệu Pháp. Giới trong tạng Luật Tỳ kheo 227, Sa di 105, Tỳ kheo ni 311, cư sĩ 8 hoặc 10 hoặc 5. Nhưng bên tạng Vi Diệu Pháp, Giới là cái gì mà là nhân sanh tử thì phải biết nhàm chán nó, biết bỏ nó, biết ly thân, ly dị nó.

Cho nên có giới mà hài lòng quá sớm thì chết. Nếu chỉ có giới mà không có tri kiến thì khổ mình khổ người. Phật nói có những người sanh ra đời họ đem lợi lạc cho chúng sanh, nhưng có những người sanh ra đời họ đem lại đau khổ cho chúng sanh. Tôi nhớ hoài câu ngày xưa sư cậu nhắc hoài: "Thầy thuốc lầm thì giết chết một người. Nhà giáo lầm giết chết một thế hệ. Nhà chính trị lầm giết chết một thế hệ dân tộc. Nhưng người tu lầm thì họ hủy nguyên con đường giải thoát luân hồi luôn."

Có câu: "Người không từng phạm lầm lỗi chính là người vô tích sự, chưa từng làm gì hết." Nhưng mà câu này nếu hiểu theo Vi Diệu Pháp thì nói thêm là: "Người không phạm lầm lỗi điều đó có nghĩa người này không làm gì hết." Và bậc A La Hán chính là người không phạm lầm lỗi, bởi vì ngài không làm gì hết. Không làm gì nghĩa là không phúc hành, không phi phúc hành, không bất động hành ... Cho nên người nào còn phạm lỗi thì người đó còn luân hồi. Bởi vì anh ta còn phạm lỗi có nghĩa là anh ta còn làm cái việc gì đó. Mà giải thoát chính là mình từ chối mình không muốn có mặt nữa và mình không làm gì hết. Trên đời này hễ mình còn làm thì mình còn bậy.

Thí dụ giờ tôi bố thí, bố thí thì tốt hay xấu? – Tốt. Tức là lòng tôi hướng về trời người. Mà khi tôi sanh làm trời người thì sau tôi lại tiếp tục sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, uống rượu rồi vẫn tiếp tục là tham, sân, si. Đó là đang nói về bố thí trì giới chớ không nói tôi đi giết người. Còn nói tôi đi giết người nghĩa là tôi cũng có việc làm chớ gì nữa? Và bắt đầu tôi sa đọa. Còn A La Hán thì sao? – A La Hán là người không có phạm lầm lỗi, bởi vì ngài chẳng làm gì hết.

Cho nên bài Kinh Lõi Cây này Đức Phật ngài nói rằng: Đừng dừng lại quá sớm bằng cách tự hào, hài lòng, thỏa mãn quá sớm đối với những gì mà mình thủ đắc nếu mình chưa là Thánh nhân.

Trích bài giảng Tam đề nhân
Kalama xin tri ân bạn buithibuukim ghi chép


Câu Nói | | Hành Giả Đúng Mức

Hộ Niệm | | Thường Lạc Ngã Mỹ

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com