sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Xúc Thọ Tưởng TưCái chuyện tu hành mình có nhiều cách, mình có ngàn lẻ một cách để mình nói về cái đường tu.
Thứ nhất mình nói tu có nghĩa là hành trình chuyển hóa từ phàm sang thánh. Tu hành là hành trình tu tập tam học giới, tịnh, tuệ - đúng. Tu tập là hành trình tu tập thất giác chi - đúng. Tu tập là cái hành trình tu tập 5 quyền tín, tấn, niệm, định, tuệ - đúng. Là cái hành trình tu tập bát chánh đạo, chánh kiến, chánh tư duy - đúng. Cái gì cũng đúng hết.
Rồi bữa nào mình nổi cơn mình lên mình nói tu hành là cái hành trình giải quyết một chữ thôi: chữ xúc thôi. Có được không? Được quá đi chứ. Có nghĩa là tôi chẳng thèm nói gì về tam học giới, định, tuệ hết. Tôi chẳng thèm nói về 37 pháp trợ bồ đề. Bữa nào tôi khùng lên tôi nói tu hành nó chỉ giải quyết một chữ xúc thôi. Nói vậy không có sai là vì sao? Là vì tôi hỏi quý vị một câu thôi nè. Các vị có đồng ý với tôi là mình giữ bát quan trai là mình không có được nghe nhạc đúng không? mình không có ăn chiều đúng không? Rồi hành giả tứ niệm xứ là nên sống ở trú xứ này mà không sống ở trú xứ kia. Cái đó không phải xúc chứ còn cái gì nữa. Là mình tránh những cái xúc không cần thiết.
Khi mình định nghĩa xúc là tâm sở xúc thì nó không có trật nhưng mà đem xài không có được. Nó khô quá, nó máy móc quá. Mà hiểu như vậy thì cũng khó lắm. Tôi không có chê cái định nghĩa đó nhưng mà trong cái đời sống tu tập thực tiễn mà mình chỉ biết có một cái định nghĩa như vậy thì nó khổ lắm. Trong khi theo lời Phật thì chữ xúc nó hay vô cùng tận. Cho nên mình cứ nhớ có nhiều cách để mình nói tới Phật pháp. Ở đây mình nói tu tập là hành trình giải quyết một chữ xúc thôi. Có nghĩa là sao? Khi mà mình không sát sanh thì mình tránh những cơ hội để mình có thể sát sanh. Khi mình không có trộm cắp, tà dâm, nói đối, uống rượu là mình tránh những cơ hội để cho tâm tư mình mình nó phải tiếp cận với những cái cảnh có thể gợi ý cho mình sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu.
Đức Phật ngài dạy rằng: Nhớ nha, không có giữ đồ ăn buổi chiều nha, không có giữ y dư nha. Một tỳ kheo nguyên thủy không có giữ bất cứ thứ gì được xem là tài sản như là vàng bạc, châu báu, đất đai, nhà cửa, ruộng vườn, gia xúc v.v... Khi mà Đức Phật ngài cấm vị tỳ kheo không được thế này không được thế kia có nghĩa rằng Ngài đang dạy vị tỳ kheo nên tránh những cái xúc nào. Xúc này hiểu theo nghĩa nào cũng được. Hiểu nghĩa A tỳ đàm cũng được, xúc đó chính là tâm sở xúc. Tức là mình không để cho cái tâm mình nó biết nhiều về một số cảnh sắc mà vị tỳ kheo không nên biết. Có những cái cảnh thinh mà vị tỳ kheo không nên biết, không nên để cho nó xảy ra. Cảnh khí, cảnh vị cũng vậy. Tại sao khi mình giữ bát quan trai mình không được sức dầu thơm? Mình thấy rõ ràng khí xúc ở đây mình có hạn chế rồi đó. Tại sao mình không có nghe nhạc? Ở đây mình thấy là cái nhĩ xúc rõ ràng có hạn chế, có giới hạn rồi đó. Tại sao? Là vì khi mình hạn chế cái "xúc" thì dĩ nhiên nó dẫn đến việc hạn chế cái "thọ". Có nghĩa là nếu mình cứ để cái xúc nó thoải mái thì cái thọ nó cũng xuất hiện thoải mái. Chữ "thọ thoải mái" ở đây có nghĩa là gì? Là lúc khổ, lạc, ưu, hỷ, xả. Rồi cái xúc ở đây có nghĩa là mình có thể để cho con mắt mình làm việc thoải mái, lỗ tai mình làm việc thoải mái, lỗ mũi làm việc thoải mái. Như vậy thì còn gì là tu nữa?
Cho nên chuyện tu ở đây nếu cần thì mình có thể nói mình tu có nghĩa là mình làm việc với mỗi chữ Xúc mà thôi. Còn cái chuyện mà mình nói rằng tôi tu bát chánh đạo, tôi tu thất giác chi nó không có sai. Đó là một cách nói thôi. Thí dụ như ở đây có Thiện Nhân họ có gợi ý cho tôi thân hành là hơi thở, khẩu hành là tâm ý, v.v...Nói gì thì nói đi nữa chúng ta phải nhìn nhận rằng mình tu hành là mình giải quyết một vấn đề cũng được, giải quyết một vấn đề thôi. Tôi còn nhớ tôi dùng cái ví dụ đó là chiếc xe 18 bánh hay là chiếc xe đạp thì trong lúc nó đang đi trên đường thì cái phần bánh xe mà nó tiếp xúc với đường nó không có bao nhiêu hết. Thì toàn bộ đời sống của mình ấy dầu mình là giáo hoàng hay mình là một thằng ăn mày thì cái mối liên hệ giữa đời sống của mình nó nằm ở đâu. Mình nhiều cách nói lắm nhưng mà có một cách nói dễ thấy nhất đó là cái hơi thở. Tôi nhắc lại giáo hoàng là chiếc xe 18 bánh, cái thàng ăn mày chỉ là chiếc xe đạp thôi. Nhưng mà 2 chiếc xe đó, 2 con người đó có điểm giống nhau đó là cái phần mà nó tiếp xúc với đường nó có chút xíu à. Mình cũng vậy. Mình nói mình là cái này cái kia ghê gớm, mình là thánh, mình là phàm, mình là sang, mình là hèn, là ngu, là trí, là nam, là nữ... tùm lum hết. Nhưng thật ra vấn đề của mình chỉ là vấn đề của xúc thôi. Giải quyết được cái xúc là giải quyết được toàn bộ. Mà hồi nãy tôi nói rồi. Khi mà mình có thể nói thế giới này là thế giới của tưởng, thế giới này là thế giới của xúc, thế giới này là thế giới của thọ thì điều đó hoàn toàn có nghĩa rằng thì là cuộc tu nó có thể chỉ là cái hành trình giải quyết một chữ thôi. Đó là chữ xúc; hay chữ thọ, hoặc chữ tưởng, hoặc chữ tư.
Các vị học A tỳ đàm các vị thấy chữ Tư ở trong A tỳ đàm nó ghê gớm dễ sợ lắm. Tư là 3 hành. Có nghĩa là vì mình không biết đạo mình chỉ cắm đầu ở trong phi phúc hành. Nhưng mà tới hồi mình biết đạo rồi thì mình hiểu thêm là không phải chỉ có phi phúc hành không mà nó còn có phúc hành rồi bất động hành. Đâu phải tới đó nó hết đâu; nó còn giải thoát hành nữa. Có nghĩa là mình không chỉ biết là mình biết có đam mê trong trần cảnh bất thiện. Mình biết rằng không phải chỉ có cái thiện dục giới thiện sắc giới để mà tái sanh về cái cõi lành ngũ uẩn. Và cũng không phải chỉ có thiện vô sắc giới sanh về cõi vô sắc. Mà nó còn có cái niềm đam mê nữa là niềm đam mê của hành giả tu thiền quán. Đó là sự nhàm chán. Đam mê ở đây, trong trường hợp này, thì tôi lại có ý tôi nói ngược có nghĩa là sự nhàm chán ở trong 3 cõi.
Trích Kinh Tranh Luận 1 |
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english