Tỳ kheo chơn chánh

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Tỳ kheo chơn chánh

Cái bài kệ đầu tiên gọi là Chánh Xuất Gia. Cái vị hóa Phật hỏi thế này:

Tôi hỏi bậc ẩn sĩ
Có trí tuệ rộng lớn
Để vượt qua bờ kia
Tịch tịnh tự an trú
Làm sao một tỷ kheo
Bỏ nhà bỏ các dục
Lại có thể chơn chánh
Du hành ở trên đời
Pucchāmi muniṃ pahūtapaññaṃ
tiṇṇaṃ pāragataṃ parinibbutaṃ ṭhitattaṃ,
nikkhamma gharā panujja kāme
kathaṃ bhikkhu sammā so loke paribbajeyya.

Đây là một trong những bài kinh mà tôi cho rằng thơ mộng nhất. Chúng ta thấy rồi. Đã nói là tỳ kheo trong ý nghĩa rốt ráo nhất là không nhà, không tài sản, không tình thân. Trước hết các vị phải có cái khái niệm này trước cái đã. Một tỷ kheo nguyên thủy, một tỷ kheo không phải của thời nay thì phải là một người không nhà, không tài sản, không tình thân. Không nhà có nghĩa là không có một trụ xứ nhất định sống chết buồn vui với nó; đó gọi là không nhà. Không tài sản có nghĩa là ngoài tháp cụ là tam y quả bát, đồ cạo tóc, ống đựng kim chỉ, một tấm vải lược nước, trừ ra những món này thì vị tỷ kheo không còn những món khác. Còn thuốc men thì bệnh đâu thuốc đó. Chứ không có phải đùm đùm đề đề như bây giờ: nào là thuốc bổ mắt, bổ xương, bổ da, bổ máu tùm lum hết, rồi máy móc, rồi xe cộ, v.v... và v.v... Còn các vị tỳ kheo nguyên thủy là tùy duyên, bệnh thì đi tìm thuốc, y rách thì đi tìm y, đền giờ ăn thì đi bát, việc xong rồi thì phủi tay buông hết, phủi chân ngồi xuống - đó lá tỳ kheo nguyên thủy.

Cho nên vị hóa Phật ở đây mới hỏi là:

Làm sao một tỷ kheo
Bỏ nhà bỏ các dục
Lại có thể chơn chánh
Du hành ở trên đời.

Các vị biết rồi, ở trong kinh Bẩy Mồi - Trung bộ kinh. Các vị vào đó sẽ thấy Đức Phật có giảng 4 bầy nai. Bầy nai thứ nhất tham ăn, u mê thấy ở đâu có mồi thì nhào tới thế là bị sa bẫy, sụp lưới của thợ săn. Bầy nai thứ 2 thì nó khôn hơn, tụi nó không có ham mồi như bầy thứ nhất mà nó bỏ đi thật là xa vào những cái vùng xa khuất, hoang vắng không dấu chân người, tưởng sao nó đi xa quá chổ đó không có thức ăn, đến lúc nó đói rã rời nó chịu không nổi đành quay trở ra đi tìm thức ăn và trong cái cơn hoảng loạn đói khát đó tụi nó mất cảnh giác. Cái hạn thứ nhất là chỉ biết ham cắm đầu đi kiếm mồi. Hạn thứ hai là biết trốn lánh nhưng mà trốn lánh theo kiểu cực đoan, theo kiểu trẻ con cho nên sau khi chịu không thấu mới quay trở lại mà lúc quay trở lại thì coi như hoàn toàn mất tự chủ, mất cảnh giác, thiếu tinh thần cảnh vệ cho nên là cũng bị sụp bẫy sa lưới. Cái hạng thứ ba khôn hơn 2 bầy trước, có nghĩa là không có tham mồi như là hạng thứ nhất mà cũng không có trốn tránh cực đoan như bầy thứ 2 mà coi như là mấy ảnh thấy ở đâu có ăn thì mấy ảnh cũng lai vãn ở đó kiếm tìm nhưng mà cái cách tiếp cận tìm thức ăn rất là thông minh, rất là khôn ngoan, rất là cẩn trọng và cách mà rút lui trú mình dấu thân cũng rất là cẩn trọng, rất là thông minh. Nhưng khổ thay cái khu vực của bầy nai thứ ba này ở nó vẫn chưa nằm ngoài cái khu vực nguy hiểm cho nên nó vẫn tiếp tục là nạn nhân của thợ săn. Chỉ riêng bầy thứ tư là ăn mồi một cách thông minh, tránh mồi một cách thông minh và cái chổ trú thân náu mình cũng nằm ngoài vùng nguy hiểm cho nên chúng có thể an lành sống đời.

Ở đây cũng vậy Đức Phật dạy có bốn hạng tỳ kheo ở đời. Thứ nhất là nghe mùi danh xưng lợi đắc là cắm đầu cắm cổ chết đuối trong đó. Hạng tỳ kheo thứ hai là có lý tưởng hơn, có đạo tâm hơn, có chủ trương hơn nhưng khổ thay cái chuyện mà trốn lánh nhân thế, trốn lánh trên đời lại có phần chủ quan, có phần cực đoan cho nên cũng chyên tâm giới luật thiền định nhưng mà đến lúc gày gò ốm yếu, thiếu thốn tùm lum hết thì quay lui. Lúc quay lui thì lại là sụp bẫy. Chẳng hạng như tôi biết có những vị phải nói là đời sống rất là trong sạch, rất là khả kính, tưởng sao rồi tới lúc không thèm tiếp xúc với Phật tử rồi ở một mình rồi tới lúc bệnh hoạn thì sao. Cơn đau đến bệnh hoạn thiếu thốn phải quay lui, và trong lúc quay lui là vị đó thiếu cảnh giác cũng chết. Rồi cái hạng thứ ba gọi là thọ dụng có cảnh giác, tránh đời có cảnh giác, nhưng mà cái khu vực sinh hoạt của vị này vẫn chưa nằm ngoài vùng nguy hiểm, có nghĩa là vẫn nằm trong cái chỗ lui tới của nhân gian, của những ân oán tình thù, của những cái chuyện buồn vui thế tục. Hễ cái vùng sinh hoạt vẫn còn nằm trong cái vùng nguy hiểm thì vị tỳ kheo này vẫn chưa thật sự an toàn. Và chỉ có hạng tỳ kheo thứ tư không có thọ dụng tiếp nhận các vật dụng một cách đắm đuối chủ quan, mà cũng không có trốn đời một cách chủ quan cực đoan mà vị này là đến đi trong chừng mực, đến đi trong cảnh giác và chổ trú thân cũng nằm ngoài vùng nguy hiểm.

Thì ở đây tôi nhắc bài kinh đó trong khi đang giảng bài kinh này thì là sao? Các vị hóa Phật hỏi Thế Tôn làm sao một tỳ kheo gọi là bỏ nhà, bỏ dục mà lại có thể sống du hành ở đời là như vậy. Vì chỗ này không thể nào không nhắc bài kinh Bẫy Mồi. Vị hóa Phật hỏi với tinh thần của bài kinh Bẫy Mồi.

Đức Phật mới trả lời như thế này:

Ai nhổ lên điềm lành
Như vậy, Thế Tôn đáp
Các sao băng mộng mị
Và các tướng lành dữ
Vị ấy đoạn trừ được
Các lỗi lầm điềm lành
Tỳ kheo ấy chơn chánh
Du hành ở trên đời.
Yassa maṅgalā samūhatā (iti bhagavā)
uppāta supinā ca lakkhaṇā ca,
so maṅgaladosavippahīno bhikkhu
sammā so loke paribbajeyya.

Người ta sống ở đời cứ đi tìm cái gì tốt nhưng mà khổ thay chữ tốt, chữ hên, chữ vui, những cái lành trong cái nhận định của thế gian, trong nhận thức của thế gian thì nó rất khác với Phật pháp.

Thí dụ như ở trong sớ giải thích thế này: "Ngoại trừ cái tinh thần của kinh Mangala sutta (kinh Hạnh Phúc) thì tất cả những gì thế gian gọi là hay là đẹp là tốt là hạnh phúc đều khả nghi, đều cần phải xét lại hết." Tôi xin nhắc lại bài giảng dành cho chúng sinh nặng về dục tính trong một trường hợp khác Thế Tôn sẽ có những đề tài khác. Thứ hai câu trả lời ở đây của Đức Phật cũng chỉ cho trường hợp này thôi, ở một trường hợp khác Thế Tôn sẽ nói khác. Làm ơn nhớ dùm chỗ này, tôi cứ nói đi nói lại vậy đó. Trong chỗ này Ngài nhìn thấy những người đang ngồi trước mặt Ngài thì Ngài thấy phải trả lời như vầy thì họ mới đắc quả được.

Thì Ngài nói thế này: Trong suốt thời gian 12 năm trước khi Thế Tôn ra đời thì ở trong thế giới này gồm 31 cõi - nói 31 nghĩa là trừ vô tưởng, vô sắc thì trừ 5 cõi đó ra còn lại 26 cõi. Thì râm rang trong 26 cõi đó là một làn sóng bàn cãi xem sống ra sao mới là sống hạnh phúc. Cũng giống như trong hiện tại người ta đặt nặng vấn đề bảo vệ môi trường như vậy. Thì trong thế giới, trong vũ trụ ở chiều vĩ mô rộng lớn hơn thì lâu lâu nó cũng có những trào lưu mà chư thiên và nhân loại cùng tìm hiểu về một đề tài nào đó. Chẳng hạn như hôm nay mình nghĩ phải giải quyết vấn đề khủng bố ra sao. Phải giải quyết vấn đề môi trường ấm nóng toàn cầu ra sao. Phải giải quyết những tệ nạn chích hút, phá thai, đồng tính ra sao. Thì trong vũ trụ ở một chiều rộng hơn thì cũng có lúc cũng có những đề tài lớn như vậy giữa chư Thiên. Thì 12 năm trước khi Thế Tôn ra đời thì trong vũ trụ này có một cái làn sóng tranh cãi về một cái đề tài duy nhất: Thế nào là một đời sống đẹp, thế nào là một đời sống hạnh phúc. Thì cái câu hỏi này kéo dài 12 năm trước khi Đức Phật thành đạo.

Khi mà Đức Phật thành đạo rồi thì có một vị trời mới xuống hỏi Thế Tôn là lâu nay trong các cảnh giới nhân thiên vẫn râm rang vẫn tồn tại một cái câu hỏi như vậy hôm nay chúng con đến gặp Thế Tôn xin một lời đáp cho "Sống như thế nào là sống hạnh phúc, thế nào gọi là điềm lành, thế nào được gọi là cát tường? Thì chúng con nghĩ rằng: Có người nói ăn ngon, mặc đẹp. Có người nói phải có cái này có cái kia mới là hạnh phúc." Đức Phật nói: "Không. Tất cả những hạnh phúc đó là cái quả, quả chỉ hưởng có một lần thôi. Hãy đi tìm các hạnh phúc nhân, cái hạnh phúc nhân nó quan trọng hơn." Mình cho người ta một rổ cá không bằng dạy người ta đi câu cá, lưới cá, đánh cá. Cũng vậy cho người ta bạc tiền, cho người ta một ngôi nhà không bằng cách hướng dẫn người ta cách kiếm tiền. Ở đây cũng vậy. Suốt 12 trước khi Thế Tôn ra đời năm cái câu hỏi làm sao mà sống an lạc được nó bùng nổ như là một hiện tượng dư luận trong Tam giới. Khi Đức Phật thành đạo Ngài giảng bài kinh 38 Pháp An Lành. Thì cái bài giảng đó nó được lan rộng trong các cõi. Đêm ấy thiên chúng về hầu Phật Đức Thế Tôn nhìn thấy cái quan điểm đó. Và nó vẫn là cái ám ảnh trong cái suy tư của các vị trời thế là trong chỗ này Ngài trả lời như vậy đó.

Trích bài giảng Kinh Chánh Xuất Gia 1
Kalama xin tri ân bạn tranngocdieu.nt ghi chép


Bố Thí | | Cảnh Giới Tái Sinh

Anatta | | Đơn Vị Gốc

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com