sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
21 CảnhTrong Vi Diệu Pháp, đối tượng của ý thức gọi là Cảnh sở tri.
Tâm thức là chỗ tương hội với Cảnh sở tri. Có tâm và sở hữu thì chắc chắn phải có đối tượng nhận thức của tâm và sở hữu. Nói hẹp thì Cảnh sở tri có hai (cảnh danh pháp và cảnh sắc pháp) hoặc sáu (sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp). Nhưng để tiện giải thích các vấn đề có liên quan đến tâm và cảnh, nên cảnh ở đây được chia rộng thành 21 dựa trên cơ sở 6 cảnh căn bản, nhằm lý giải các phạm trù thời gian và Pháp giới.
Xưa đến giờ mấy người không học Phật Pháp cũng biết một chuyện là nếu chịu khó lắng nghe cũng biết là khi được hỏi tâm là gì, thì nói tâm là sự biết cảnh và nhận thức đối tượng. Cảnh trong Phật học có bao nhiêu? – Mình nói cảnh trong Phật học có sáu. (Thí dụ Cảnh Sắc) Các vị nhìn thấy cái tượng ông mập thiệt mập, mặt hiền thiệt hiền có mấy thằng con nít nó bu? Tức là nói đến tâm thì phải nói đến cảnh. Sáu tâm thì 6 cảnh: tâm nhãn thức thì cảnh sắc, nhĩ thức cảnh thinh, tỷ thức cảnh khí, v.v… Nếu như vậy thì quá đơn giản, tuy đơn giản là tốt. Có điều là để giải thích một số vấn đề có liên quan nên trong A Tỳ Đàm Đức Phật ngài phân định thành 21 cảnh.
Thí dụ mình nói cảnh sắc, có bao nhiêu tâm biết cảnh sắc?
Mình nói 6 căn 6 thức 6 cảnh phải không? Lục căn lục thức lục cảnh. Vậy hỏi tâm nào biết được cảnh sắc? Có một tâm thôi, đó là tâm nhãn thức. Tâm nhãn thức có bao nhiêu sở hữu hợp? Các vị nhớ Ngũ song thức là một loạt tâm có sở hữu hợp ít nhứt mỗi tâm như vậy chỉ có 7 sở hữu thôi. Nói một cách đơn giản, hỏi tâm nào biết cảnh sắc ta sẽ không ngần ngại trả lời rằng chỉ có một tâm duy nhứt biết cảnh sắc đó chính là tâm nhãn thức cộng với 7 sở hữu. Như vậy đúng chưa? – Đúng thì đúng nhưng vẫn thiếu. Lý do, hồi nãy tôi có nói rằng nhằm giải thích vấn đề thời gian, thí dụ như để biết được cảnh sắc hiện tại thì tâm nhãn thức. Nhưng để biết cảnh sắc quá khứ phải dùng thức thứ 6 (ý thức) thôi. Để biết cảnh sắc tương lai phải biết bằng thức thứ 6 thôi. Và tôi đã nói đi nói lại rất nhiều lần: "Cảnh ngũ quá khứ và cảnh ngũ vị lai là cảnh pháp hiện tại". Cho nên tôi rất muốn ôn cái lớp này lại bằng cách mở khóa lại từ đầu, tức là năm ngoái mình bắt đầu lớp học bằng tháng nào ngày nào thì năm tới sẽ bắt đầu lớp vào ngày đó tháng đó. Trải qua 3 năm như vậy cho các vị ‘nhừ’ hết! Mà hỏng biết lúc đó bác sĩ Khoa còn hay không nữa? Một người thì trở về lòng đất còn một người gởi gió cho mây ngàn bay!!! (cười).
Cho nên ở đây, tôi đọc các vị nghe: cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp, cảnh ngũ, cảnh chân đế, cảnh tục đế. Ví dụ như các tâm này là tâm gì? (thứ hai): Thức vô biên; (thứ tư): Phi tưởng phi phi tưởng. Các vị biết hai tâm đó biết cảnh gì không? Biết cảnh quá khứ. Dễ sợ chưa, ai người ta cũng biết cảnh hiện tại hết mà riêng hai ‘ông’ này biết cảnh quá khứ. Còn ‘ông’ nào biết cảnh quá khứ nữa không? – Còn. A La Hán. Tâm tố là tâm làm những việc mà lẽ ra ta phải làm bằng tâm thiện. Như vậy thôi: tâm thứ hai, tâm thứ tư. Vì sao? Vì muốn chứng được 5 tầng thiền Sắc giới thì ta phải tu tập 30 đề mục thiền Chỉ. Nói 30 vì trong đó hết 10 đề mục kia không chứng được hết mấy tầng thiền. Bởi có những đề mục chỉ dẫn đến sơ thiền thôi. Có những đề mục đưa đến Ngũ thiền luôn, như là đề mục hơi thở đưa đến Ngũ thiền. Còn đề mục như bất tịnh chỉ đưa đến Nhị thiền rồi ngưng không đi nữa được. Cho nên niệm đề mục nào thì đắc thiền bằng đề mục đó. Và đề mục đó lúc nào nó cũng vẫn là cảnh hiện tại cả.
Hôm trước tôi nhớ lúc sắp nghỉ buổi trước tôi nói với các vị quá trình hành thiền của chúng ta trải qua các giai đoạn:
Thì bây giờ các vị hành thiền, chọn một đề mục. Thí dụ cái ly nước này, các vị niệm: "nước, nước, nước, nước, nước, …" niệm riết tới mức độ mà cái tâm mình với nước thành một, nhắm mắt lại vẫn còn thấy nước. Mà tôi phải nói thêm một chuyện, đó là với một người có đủ cơ duyên quá khứ kìa, chớ còn một người không đủ cơ duyên thì không có đắc. Như trong Kinh nói nếu mình muốn độn thổ thì niệm đề mục nước. Niệm lâu ngày nếu chứng được Ngũ thiền rồi thì [nhàm chán vật chất. Vật chất] là hữu hạn, chỉ có hư không là vô hạn. Vị này mới niệm ‘hư không là vô biên’ trong cái thời gian đó nếu có đủ duyên lành thì vị này chứng tầng thiền thứ nhứt của Vô sắc giới đó là Hư không vô biên. Sau đó vị này thấy rằng hư không vẫn còn bị tâm biết, cho nên thấy rằng tâm chưa thật sự là vô biên. Vị này mới niệm Thức là vô biên. Nhưng thật ra muốn thấy được ý nghĩa của Thức vô biên này, chính vì vị này thấy được cảnh cũ, nó là hữu hạn; luôn luôn tâm niệm về cái hữu hạn của tầng thiền trước cho nên mới chứng được tầng thiền này. Nói cách khác, lúc nào cũng ớn cái bà cũ muốn khắng khít với bà mới. Nhiều lúc cũng muốn quay về với bà cũ nhưng mà thấy ớn quá, thấy bả làm sao đó (!).
Như vậy trong trường hợp này Thức vô biên được xem là tâm biết cảnh quá khứ là vì nó luôn luôn nhàm chán cái tâm trước đó. Tâm thứ tư cũng vậy, chức năng của nó là nhàm chán lại cái tâm thứ ba. Cứ vậy thôi.
Cho nên tôi mới nói rõ là sở dĩ cảnh nói gọn là gồm có hai thôi, tức là cảnh Danh pháp và cảnh Sắc pháp. Nói rộng hơn một chút nữa thì đó là cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp. Nhưng để giải quyết rất nhiều vấn đề chi li trong Vi Diệu Pháp vốn rất chi li, cho nên Đức Phật ngài kể ra, tán rộng 6 cảnh đó ra thành 21 đó là với ý nghĩa đó. Cũng cảnh sắc nhưng là cảnh sắc trong ba thời. Rồi cũng có sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp, cũng 6 cảnh đó thôi, nhưng có những cảnh thuộc về chế định, và có những cảnh thuộc về chân đế.
Ví dụ thời Đức Phật có một vị A La Hán trước khi đắc quả ngài là người bị nghiệp quá khứ là xấu tướng. Ngài thấp mà tròn quay, lớn tuổi mà ngài ra đường nhìn như baby nên mấy cô trêu chọc ngài. Có lần ngài đang đi bát, có cô nhìn ngài cổ mắc cười cổ cười. Cổ đứng trước mắt ngài. Nói theo mình, mình nhìn thì nhìn thấy cảnh sắc phải không ạ? Nhưng mà ngài thì không nhìn thấy cảnh sắc mà ngài thấy cảnh chân đế! Từ đó ngài nghĩ ra bộ xương, từ bộ xương ngài nghĩ ra bản chất của hữu vi pháp: bản chất của tất cả pháp hành nó vốn vô thường. Thấy hàm răng của một cô gái còn sống mà lại nghĩ đến bộ xương. Rồi từ bộ xương đó lại nghĩ qua pháp chân đế: Nhìn cái răng – răng là chế định hoặc là tục đế. Tại sao gọi là tục đế? Các vị học Vi Diệu pháp nhìn bảng nêu có thấy cái nào là cái răng không? Vậy cái tạo ra cái răng là cái gì? – Cái mà nói "cái răng" thực ra nó là pháp tục đế, bởi vì trong bảng nêu chi pháp chân đế của chư Phật thì không có cái nào gọi là cái răng hết. Không có.
Cái răng trước mặt ngài là tục đế. Nhưng mà ngài lại nghĩ đến một bộ xương. Bộ xương này tiếp tục là tục đế luôn, nhưng tục đế này là cảnh chi, là cảnh gì trong 21 cảnh? – Cảnh sắc. Nhưng lúc bấy giờ từ cảnh sắc này ngài nghĩ đến bộ xương thì nó là cảnh Pháp. Các vị thấy chưa? Nhưng Pháp này là tục đế hay chơn đế? – Tục đế. Từ đây ngài mới nghĩ rằng tất cả các uẩn đều là vô thường, khổ và vô ngã. Đó là cảnh Pháp mà Pháp Chân đế! Cái hữu vi này là chân đế. Chính trên cái chân đế đó ngài mới đắc A La Hán. Dễ sợ như vậy! Đây là lý do tại sao trong Kinh từ 6 cảnh mà phải xé ra 21, là phải tán như vậy đó. Chứ nếu không giải thích cảnh theo con số 21 thì làm sao giải thích cái tiến trình này được: Thấy cái răng: tục đế. Nhìn cái răng của người sống nghĩ đến bộ xương người chết: vẫn là cảnh tục đế nhưng đồng thời nó lại là cảnh pháp: cảnh pháp hiện tại. Sau đó vị này mới nghĩ đến hữu vi. Dễ sợ chưa? Khiếp như vậy!
Giờ trong lớp mình đã hiểu sao mà từ 6 chuyển ra 21 chưa? Mình gật là mình phải hiểu chớ không phải gật vì mình lắc đầu thấy nó kỳ nghe. Ở mấy cái lớp kia tôi nói "Gật mà không hiểu mai mốt sanh làm con kỳ nhông." Các vị hiểu không? (cười).
Đó là lý do tại sao từ hai cảnh: cảnh sắc pháp, danh pháp mà Phật tán nó ra thành 6. Tại sao từ 6 mà Ngài tán nó ra 21 là nhằm để cho cái trí tuệ của chúng ta làm việc thoải mái như vậy.
Chư Phật ba đời bất cứ lúc nào, bất cứ cái gì các ngài cũng tu thiện pháp. 40 đề mục không có đề mục nào Đức Phật ngài không biết. Nhưng đề mục mà chư Phật dùng nó để đắc quả thì chư Phật ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ dùng đề mục duy nhứt là đề mục hơi thở. Đề mục hơi thở chúng ta vẫn giải thích theo cái này thôi: Lúc Ngài chưa đắc thiền gì hết Ngài dùng hơi thở để thở bằng hơi thở chế định: ra vào, ra vào, dài ngắn, ra vào, dài ngắn… Thở ra tâm sân biết đang thở ra tâm sân. Thở vào tâm sân biết đang thở vào bằng tâm sân. Thở ra bằng tâm tham biết ta đang thở ra bằng tâm tham. Thở ra, thở vào bằng tâm thiện biết ta đang thở ra, thở vào bằng tâm thiện, …nhưng đó là tục đế, vì trong Vi Diệu pháp không hề có hơi thở. Các vị tìm đi, không có cái hơi thở. Rồi các vị để ngón tay nè, các vị thấy mình bị chạm, đúng không? Cái ngón tay mình có cái gì đó chạm vào? Tôi biết có vị nhanh nhẩu nói cái đó là gió. Không phải! Trong Vi Diệu Pháp nói trong đó có đủ 4 đại. Vì trong đó mình có nghe nóng (lửa), mình nghe cái gì nó chạm vào tay mình (đất). Không có hơi (nước) thì mình thở bằng gì? Cho nên các vị thấy rằng trong hơi thở mình đã có 4 đại trong đó rồi.
Buổi đầu mình thiền, không biết khoa học, không biết Phật pháp, mình không phân tích hơi thở mình theo hóa học mà cũng không phân tích nó theo Vi Diệu Pháp. OK, anh cứ tu thiền đi. Buổi đầu anh tu thiền bằng tâm hồn của Huệ Năng. Nhưng một thời gian khi cái tâm mình định rồi mình sẽ thấy hơi thở mình càng lúc càng yên lắng dần. Cái lợi thứ nhứt là hơi thở yên dần thì tăng xông, nhịp tim mình cũng giảm nhẹ dần. Trên cơ sở sinh lý như vậy cái tâm mình cũng yên lắng dần. Trên cơ sở cái tâm mình vậy cái trí mình dễ phát sanh. Cái lợi thứ hai là nếu có duyên lành thiền quán đời trước (thiền Tứ Niệm xứ), hành giả sẽ không dừng lại ở chỗ thở ra thở vào mà hành giả còn đi xa một bước nữa. Hành giả thấy rằng sự sống và chết của mình thật ra nó nằm ngay chỗ hơi thở thôi, có ra mà không vào thì đó gọi là chết vậy, không có gì cao siêu hết.
Trong Kinh nói, trong 16 trí tuệ của thiền Quán, trước khi thành thánh chúng ta trải qua 16 giai đoạn, thì trong đó có giai đoạn là bhayanana, là giai đoạn kinh hoàng. Theo giải thích trong Kinh, từ nhỏ đến lớn chúng ta sợ ma sợ chuột, sợ gián, sợ bóng tối v.v…Tất cả những nỗi sợ đó không có nỗi sợ nào khủng khiếp cho bằng nỗi sợ của hành giả tu thiền quán. Tôi nói các vị nghe ngạc nhiên mà sự thật nó như vậy. Mình sợ ma nhưng cái sợ đó sẽ được trấn an khi có người bên cạnh mình. Mình sợ chuột sợ gián nhưng cái sợ này được trấn an khi mình có mặt ở một chỗ sạch sẽ hoặc một chỗ được hứa hẹn là không có sự xuất hiện của chúng. Tuy nhiên cái sợ của hành giả thiền quán vào giai đoạn bhayanana này rất khủng khiếp. Vì sao? – Vì lúc này vị này liên tục nhìn thấy những buồn vui trong lòng mình sanh diệt. Vị này liên tục nhìn thấy hơi thở vào ra của mình nó sanh diệt. Liên tục nhìn thấy tấm thân tâm sinh lý của mình nó thay đổi và tan rã, sanh lão bệnh tử trong từng phút. Dễ sợ như vậy đó. Mà cái thấy này chỉ có vị hành giả mới thấy được. Bây giờ tôi mô tả từ đây tới sáng các vị cũng không thấm được. Bây giờ các vị khó tin, các vị không thấy ghê. Chớ tới lúc đó các vị mới thấy ghê thiệt. Và tôi có từng đi thăm người bịnh ở bịnh viện tôi mới thấy ghê. Tức là tôi không phải nhìn bằng cái trí tuệ thiền quán nhe, mà nhìn bằng mắt thường thôi. Tôi thấy cái ông đó bịnh nặng mà phải móc bên hông để bắc cái ống truyền nước tiểu ra. Còn truyền nước biển vào thì không được vào nhanh. Phải vào chậm chậm vì ổng yếu quá rồi. Bình thường tôi cũng có máu văn nghệ, cho nên tôi nhìn nước biển nhỏ từng giọt tôi thấy từng giọt đó là từng giọt sinh mạng của ổng. Bình thường mình thấy mưa rơi trên mái thì như Nguyễn Bính: Hôm qua còn sót hơn đồng bạc
Ngày xưa mình bình thường nhìn mưa rơi trên mái lá từng giọt từng giọt mình thấy nó thơ mộng. Nhìn để làm thơ chơi cho nó vui. Nhưng cũng từng giọt đó mà nhìn vào trong cái ống dẫn của bịnh viện, khiếp lắm! Các vị nghe kịp không?
Mình cũng vậy. Bây giờ mình không tu tập thiền định mình thấy từng hơi thở ra vào giống như nhìn từng giọt cà phê nhỏ xuống trong một quán cà phê đèn mờ, trong một quán lộng gió ở ngoại ô, phải nói là cả một trời thơ mộng. Nhưng một ngày nào đó chúng ta tu tập thiền quán rồi chúng ta sẽ thấy rằng hơi thở ra vào chúng ta sẽ nhìn nó bằng cảm giác của một người nhìn từng giọt nước serum "tỏn, tỏn,…" ở trong bịnh viện, trên giường bịnh một người hấp hối. Cũng là "tỏn tỏn" thôi. Nhưng hai cái "tỏn tỏn" này khác nhau nhiều lắm.
Đó là lý do tại sao từ hai cảnh Đức Phật giảng thành 6 cảnh. Từ 6 cảnh Đức Phật giảng thành 21 cảnh. Chúng ta đã học xong 21 cảnh! Nhưng các vị nhớ dùm tôi: tâm nào biết cảnh nào, tâm nào biết cảnh tục đế, tâm nào biết cảnh chơn đế, tâm nào biết cảnh quá khứ, tâm nào biết cảnh vị lai, tâm nào biết cảnh hiện tại, tâm nào biết cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc, pháp.
Trả lời câu hỏi của học viên về chuyện Vị A La Hán nhìn cái răng: Cái răng đó là cảnh sắc mà cũng là cảnh tục đế mà cũng là cảnh hiện tại. Xét về thời gian thì nó là cảnh hiện tại. Nói về pháp giới thì nó là tục đế. Nói theo lục cảnh thì nó thuộc về cảnh sắc.
Rồi từ đây ngài nghĩ đến bộ xương. Thì bộ xương này là cảnh tục đế nếu nói về pháp giới. Nói về lục cảnh nó thuộc về cảnh pháp. Nói về thời gian nó thuộc về hiện tại.
Đó. Nãy giờ tôi nói nhiều là để giải thích tại sao từ 2 qua 6, từ 6 qua 21, và ở đây tôi không hề nói đến con số nhân, mà chỉ nói vấn đề phân tích ra thôi. Thì làm sao một cảnh mà nói: cảnh này thuộc thời nào (là nói về thời gian hiện tại, quá khứ hay vị lai), về lục cảnh, nó thuộc về sắc hay thinh, khí, vị, xúc hay pháp. Rồi nói về pháp giới nó là tục hay chân. Chỉ vậy thôi.
Trích bài giảng Cảnh sở tri của tâm pháp Chú thích:
21 cảnh
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english