Phản Khán Trí

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Phản Khán Trí

Có 5 điều mà người tu cần có, cần trau dồi:

  1. Niềm vui của sơ, nhị thiền.

  2. Sự an lạc của sơ, nhị, tam thiền.

  3. Khả năng tha tâm thông.

  4. Khả năng thiên nhãn thông.

  5. Khả năng phản khán chi thiền.

Chữ khán này không có g nha, chữ khán này là nhìn, giống như khán giả, khán đài đó. Khán này không có g, khán này là nhìn lại. Khả năng phản khán chi thiền.

Trong chú giải nói thế này: paccavekkhaṇañāṇa tức là trí tuệ phản khán sau khi xuất định.

Trong chú giải ghi rõ như vậy, cái thứ 5 này nè, cái thứ 5 trong đây giải thích, định nghĩa là trí tuệ nhìn lại các chi thiền sau khi xuất định.

Sẵn bữa nay tôi nói luôn. Trong lúc tôi giải thích, có nhiều vị họ đưa ra tài liệu rất là nghiêm túc, tôi rất là hoan hỉ, vô cùng hoan hỉ, vô cùng tùy hỷ và rất là tán dương, cực lực tán dương, hết mình tán dương. Nhưng mà cũng có nhiều vị hay ngồi tưởng tượng. Có một nhân vật tên là Pháp Hỷ, cứ quởn quởn post lên những cái lạ lắm, ngồi tưởng tượng giống như phá vậy đó. Và trong đây cũng hơi oải một chỗ là Phật tử trong đây người sơ cơ họ đọc họ hoang mang không biết ai đó nói đúng hay sao trời. Nhưng mà cái kẹt ở chỗ là quý vị là người biết internet thì mình vô mình dò, không biết tiếng Phạn thì biết tiếng Anh, tiếng Thái, tiếng Lao, tiếng Campuchia. Nhưng cái đại kỵ đó là cái nơi giảng Phật pháp không phải là chỗ để chúng ta vui chơi, mà càng không phải là chỗ để chúng ta phóng uế. Mình vô đó mình tán hươu tán vượn, mình tám mình mười gì đó, mất thời gian cho mình mà cũng làm phiền người khác nha.

Nhưng mà phải nói chân thành cảm ơn những vị đã chịu khó post lên phần chú giải cho phòng giảng trên mạng của chúng tôi. Mới thấy hồi trưa thấy rất là vui, ví dụ như là post lên luôn cả phần Pali chú giải, cái đó rất là dễ thương, OK.

Như vậy có 5 điều mà một người tu cần phải trau dồi, ở đây gọi là cần phải tu tập.

  1. Niềm vui của người tu thiền.

  2. Sự an lạc của người tu thiền.

  3. Khả năng hiểu được tâm người.

  4. Khả năng thiên nhãn.

  5. Khả năng nhìn lại các chi thiền sau khi xuất định.

Có nghĩa là gì? Cái này quan trọng lắm. Các vị còn nhớ tôi đã nói 3 điểm đặc biệt của Bồ Tát Chánh Đẳng Giác không?

  1. Luôn luôn nghĩ đến cái tốt hơn.

  2. Luôn luôn nghĩ đến sự buông bỏ.

  3. Luôn luôn nghĩ đến người khác.

Đây là đặc điểm của 1 vị Bồ Tát Chánh Đẳng Giác nói riêng và đối với người tu cũng vậy.

Anh muốn lên lầu 2 là anh phải rời khỏi lầu 1. Anh muốn lên lầu 10 là anh phải rời khỏi lầu 9. Anh phải băng qua lầu 9, anh phải đi xuyên qua lầu 9, anh phải rời khỏi lầu 9. Nếu anh đi thang máy thì anh phải đi xuyên qua lầu 9, nếu anh đi cầu thang bộ thì anh phải đi ngang qua lầu 9. Chứ còn anh nấn ná, nắm níu, luyến tiếc lầu 9 thì không có cách chi anh lên tới lầu 10 được.

Cho nên phản khán là gì? Phản khán là khả năng nhìn lại đoạn đường mình đã đi qua, nhìn lại chỗ mình vừa đặt chân đến. Trên đời không có cái gì bậy cho bằng không biết nghi ngờ con đường dưới chân. Với tôi, cảnh giới mình đang có là số 1 mà mình chưa kịp hiểu nó là gì thì không nên nha.

Cho nên cái điều thứ 5 này tôi muốn mượn cái này tôi nói luôn chuyện khác rất là quan trọng. Đó là paccavekkhaṇañāṇa là khả năng nhìn lại tầng thiền định mình vừa xuất khỏi. Cái đó rất là quan trọng.

Trích bài giảng Dasuttara Sutta
Kalama xin tri ân bạn ngocthytran00 ghi chép


Mê Tín | | Chìa khóa

21 Cảnh | | Eko Care

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com