sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com | ||||
| ||||
Học PhậtKhi học Phật học Pháp cần phải chú trọng 3 điều:
1/ Học để tìm mối quan hệ giữa 3 tạng với nhau. Lời Phật chỉ có một dòng, một luồng thôi. Nếu học đến một lúc mà mình không tìm thấy quan hệ giữa ba Tạng, thấy tạng này bài xích tạng kia là học sai. Phải tìm hiểu quan hệ chặt chẽ không thể tách rời giữa A Tỳ Đàm và Kinh Tạng: Nếu không có căn bản A Tỳ Đàm thì sẽ không hiểu được thấu đáo Kinh Tạng.
2/ Học để tìm thấy sự liên kết giữa lý thuyết và thực hành, giữa nhận thức và hành trì. Nếu học mà tới một lúc mình muốn buông lúc nào thì buông, mình không thấy mối tương quan giữa cái học và cái hành thì đó là học sai.
3/ Khi học và hành mà thấy được ý nghĩa ứng dụng là học đúng. Học đạo mà được an lạc là học đúng. Còn học kiểu học toán, lý, hóa; nhét cho đầy đầu mà không cải hóa được bản thân, không tìm được sự chuyển hóa bản thân thì đó là học sai.
Khi tin Phật thì phải tin rằng:
* Thân người khó được. * Chánh pháp khó gặp.
Lý do: Trong một ngày chúng ta sống với tâm hồn con người (thiện) không bao nhiêu mà chúng ta sống với tâm hồn sa đọa (bất thiện) thì nhiều. Và bởi vì cái này dẫn tới cái kia nên khi thân người khó được tức là người lành khó gặp. Việc thiện khó làm nên người thiện khó kiếm. Chuyện gặp đức Phật, giáo pháp đức Phật hay người hoằng dương giáo pháp lại càng hiếm hơn. Nên khi mình được mang thân người mà lại được gặp Phật pháp nhưng lại mù tịt giáo pháp thì quá uổng.
Theo A Tỳ Đàm, công đức được thực hiện có trí tuệ đi kèm thì công đức đó mới lớn. Trí tuệ có nhiều cách, nhiều loại: * Trí Văn = trí tuệ có từ nghe, đọc, học từ người khác. * Trí Tư = thấm thía, suy diễn, suy luận trên nền tảng kiến thức. * Trí Tu = hiểu biết dựa trên nền tảng thực chứng của thiền định và thiền tuệ.
Tại sao Trí Tu phải dựa trên 2 cái đó?
* Thiền chỉ, thiền định; Muốn đắc sơ thiền là phải trừ 5 triền cái. Đắc Sơ Thiền rồi mới có điều kiện đắc Nhị, Tam, Tứ, Ngũ thiền. Đắc sơ, nhị, tam, tứ thiền, họ mới có khả năng thấy những điều người không có thiền không thấy được.
* Thiền tuệ, thiền quán: Xưa giờ mình không biết cấu tạo, vận hành của thân tâm này. Khi mình học Phật pháp, đặc biệt là học A Tỳ đàm, ứng dụng vào pháp môn Tứ Niệm xứ mình thấy rõ bản chất, cấu trúc, vận hành của thân, tâm này nó ra sao. Ta thế nào người khác như vậy. Và khi hiểu chúng sanh được cấu tạo, vận hành như thế nào thì mình hiểu luôn vũ trụ được cấu tạo, vận hành như thế nào.
Tùy thuộc văn, tư, tu của mình nhiều hay ít, sâu cạn rộng hẹp thế nào mà công đức mình khác nhau.
Đến với đạo bằng thuần túy niềm tin thì mai này cũng chỉ vì niềm tin có trục trặc, bị thử thách là mình buông đạo ngay.
Còn đến với Đao bằng nhận thức, hiểu biết thì mai này trời có sập xuống mình vẫn cứ thờ Phật, thờ Pháp. Học Phật cho đúng là không bị giam hãm trong định kiến.
Học Phật là vượt thoát khỏi cảnh giới, trình độ hiện tại của bản thân.
Cái nguy nhất của thế giới phàm phu là đụng đâu dính đó. Sinh ra, lớn lên trong môi trường, trong hoàn cảnh nào thì thường bị giam hãm, dính mắc, vướng kẹt trong đó mà không nghĩ đó chính là nhà tù của mình.
Do đó cần phải học giáo lý. Học để tự tháo cởi, tự giải thoát, tự khai phóng bản thân mình.
Đây là lý do mà chúng ta phải tìm đến Phật pháp.
Trích bài giảng Nhật tụng Kālāma đầu tiên
|
zoom ||
tk ||
youtube ||
facebook ||
bài giảng ||
suy gẫm ||
hỏi & đáp
kalama ||
hình ảnh ||
sách ||
english