Bát Giải Thoát

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Bát Giải Thoát

Ai cũng muốn có một hiện tại hưởng thụ nhưng ai cũng muốn mình có một quá khứ đạo hạnh. Tui nói lại, nói đi nói lại hoài nản quá.

Ngay bây giờ, các vị muốn ngồi trong một khách sạn 5 sao, trong một du thuyền, xung quanh đàn ca hát xướng ca vũ nhạc kịch, muốn người đẹp là có, muốn bảo thạch quý kim là có. Ai cũng muốn vậy nhưng mà rồi quý vị sống đến 100 tuổi, vào một ngày mùa đông ở tuổi 100, ngồi nhớ lại mấy chục năm qua... Có người hỏi: "Thưa cụ, nếu bây giờ cụ búng tay một cái là quá khứ của cụ thay đổi thì cụ lấy cái nào? Quá khứ 90 năm tu hành quét lá trong thiền viện, ăn uống kham khổ hay là quá khứ vàng son sống trong khách sạn, resort, bar sang trọng?" Tui nghĩ trong đám này 100% ai cũng muốn có một quá khứ khổ hạnh trên núi hết trơn. Khổ nỗi nó đã là quá khứ: Ước gì mình có một quá khứ siêng năng, tinh tấn, tu hành. Còn hiện tại thì ai cũng muốn mình có một hiện tại sung sướng hưởng thụ.

Thì Chư thiên y chang như vậy.

Lúc đương thời, còn đang sung sướng, tuổi thọ còn dài thì họ mong cái này cái kia. Tới lúc cận tử, lúc cuối đời, tới đó mới run thì đã muộn, quá xá muộn bởi vì họ đã hưởng thụ mấy trăm triệu năm. Nếu nói theo a tỳ đàm, số lần tâm bất thiện xuất hiện không biết kể vào đâu cho hết. Tất cả chư thiên, 99,9%, khi chết họ đi trong sự sợ hãi, tiếc nuối. Đó chính là lý do vì sao Đức Phật dùng hình ảnh số người chết trở lại Trời Người hiếm như sừng bò, còn số người đi xuống nhiều như lông bò. Ngày xưa tui đọc cái đó, tui nghĩ người viết kinh có lộn không, hay là họ viết cho mình sợ. Nhưng ở tuổi này, tui phải nói tui tin. Trong một ngày, tâm tư thiện không bao nhiêu, còn tào lao thì nhiều. Đó là người biết đạo, huống chi là người không biết đạo còn tệ lậu mạt hạng như thế nào nữa.

Ngài nói các cảnh giới sanh ra xong ngài hỏi ngài Ananda: "Một người biết rõ mặt trái của việc luân hồi thì còn thích tái sanh hay không?" Ngài Ananda nói: "Dạ không, khi biết nó ngọt, đắng, biết sự nguy hiểm của nó thì ta không muốn nữa."

Tiếp theo, khi nói về các hạng chúng sinh hữu tưởng, Đức Phật nhắc về loại chúng sinh Vô sắc không có thân xác. Dầu là loài có thân xác hay Vô sắc thì kết thúc cũng giống nhau trong lý Duyên Khởi. Nghĩa là tiếp tục quẩn quanh trong ba cõi sáu đường. Dù tái sanh cõi nào, sống lâu cách mấy rồi cũng là quẩn quanh trong ba cõi sáu đường.

Còn 4 cõi vô sắc này là gì thì tui đã trình bày trong quyển A tỳ đàm (bìa xanh). Trong đó người ta đã nói quá xá rõ rồi.

Sau khi nói về lý Duyên Khởi rồi các cảnh giới tái sinh, Đức Phật lại nói đến con đường giải thoát qua ngõ Chỉ Quán song tu.

Ở đây là Bát giải thoát. Thế nào là Bát giải thoát?

  1. Lấy màu sắc trong các món thể trược làm đề mục.
  2. Lấy màu sắc bên ngoài như màu lá hay đất để làm đề mục.
  3. Quán tưởng, chú tâm trên suy tưởng ấy. Cái này không có chú giải thì chỉ có chết thôi. Tu tập 4 Phạm trú (tức tứ vô lượng tâm gồm từ, bi, hỷ, xả)

    Ba loại đề mục đầu tiên đều là đề mục thiền Sắc giới, để sanh về cõi Sắc giới.

  4. Hư Không Vô Biên
  5. Thức Vô Biên
  6. Vô Sở Hữu
  7. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng

    Từ số 4 đến số 7 là đề mục thiền vô sắc để sanh về cõi Vô sắc.

  8. Diệt-thọ-tưởng-định. Bậc Tam quả hay Tứ quả, có chứng đắc thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng khi muốn an hưởng Niết bàn thì chỉ việc nhập xuất thiền Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, nhập rồi đi ra gọi là nhập xuất; rồi chú nguyện “Tôi sẽ sống trong tình trạng không tâm thức trong thời hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ngày và trong thời gian đó thân thể cùng vật tùy thân của tôi sẽ được tuyệt đối an toàn”. Nghĩa là muốn nhập loại định này thì hành giả phải là người đã tu tập Vipassana để chứng thánh và đã tu Samatha để chứng thiền. Chỉ quán song tu mà.
Sở dĩ đức Phật nhắc đến Bát giải thoát ở đây là vì ngài muốn ta thấy rằng: Tu thiền samatha kết hợp vipassana mới là con đường giải thoát. Nếu samatha mà không có vipassana thì đó chỉ là phúc hành hay bất động hành trong duyên khởi mà thôi.

Bài kinh này bà con phải học mấy ngày liên tục, mà chỉ có mấy câu thôi.

Câu thứ nhất, chú ý lí nhân quả của duyên khởi, lí 4 đế của duyên khởi.

Sau khi dạy xong lí duyên khởi, đức Phật nói rằng chính giáo lý Duyên Khởi đã đẩy chúng ta vào các cảnh giới gồm 7 thức trú: thân đồng tưởng dị, thân dị tưởng đồng..v.v.

Tiếp đến Ngài nói đến con đường giải thoát bằng Chỉ Quán song tu, ở đây là bát giải thoát. Sở dĩ Đức Phật nhắc đến Bát giải thoát ở đây là vì ngài muốn nhấn mạnh một điều: Nếu chỉ tu Samatha mà không tu Vipassana thì lúc đó ta chỉ quẩn quanh trong Phúc hành của Duyên Khởi mà thôi.

Do vô minh duyên hành. Hành ở đây là phúc hành.

Do phúc hành mới có thức. Thức đây là 5 tâm tái tục sắc giới.

Nếu tu thiền Sắc giới lẫn Vô sắc thì như thế này: Do vô minh không hiểu Bốn Đế nên ta tu các loại thiền định và chứng các loại thiền định mà ta có được tâm đầu thai về các cõi Phạm thiên. Vì sanh về cõi Phạm thiên nên không có đủ 6 căn mà chỉ có 3 căn, nên chỉ có 3 xúc, 3 thọ. Từ chỗ có 3 thọ chỉ có pháp ái. Phạm thiên không còn sắc ái, thinh ái nữa mà chỉ có pháp ái, nghĩa là thích trong cảnh pháp thôi.

Ái duyên thủ. Thủ ở đây là Dục thủ và Kiến thủ. Ở đây phạm thiên nếu còn là phàm thì họ cũng có đủ. Dục thủ của họ không thích trong năm dục nhưng thích trong cảnh thiền. Họ còn kẹt trong Kiến thủ về quan điểm, tư tưởng. Họ cũng còn kẹt trong giới cấm thủ cho rằng pháp tu này dẫn đến giải thoát và vẫn kẹt trong ngã chấp thủ nghĩa là "tôi" tu thiền, "tôi" đắc thiền và "tôi" đang ở cõi thiền, cứ "tôi", "tôi", "tôi"... không.

Thủ duyên hữu. Họ tiếp tục tạo ra nghiệp tái sanh, nghiệp hữu, từ đó mới có tâm tái sanh, đó là sanh hữu. Hễ có tâm tái sanh thì phải có sự chào đời.

Dầu là Phạm thiên vẫn tiếp tục quẩn quanh trong dòng chảy Duyên Khởi.

Trích đoạn bài giảng Kinh Đại Duyên
Kalama Journal tri ân bạn 77July2015 ghi chép.

Aṭṭha vimokkhā

129. ‘‘Aṭṭha kho ime, ānanda, vimokkhā. Katame aṭṭha?

  1. Rūpī rūpāni passati ayaṃ paṭhamo vimokkho.
  2. Ajjhattaṃ arūpasaññī bahiddhā rūpāni passati, ayaṃ dutiyo vimokkho.
  3. Subhanteva adhimutto hoti, ayaṃ tatiyo vimokkho.
  4. Sabbaso rūpasaññānaṃ samatikkamā paṭighasaññānaṃ atthaṅgamā nānattasaññānaṃ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṃ upasampajja viharati, ayaṃ catuttho vimokkho.
  5. Sabbaso ākāsānañcāyatanaṃ samatikkamma ‘anantaṃ viññāṇa’nti viññāṇañcāyatanaṃ upasampajja viharati, ayaṃ pañcamo vimokkho.
  6. Sabbaso viññāṇañcāyatanaṃ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṃ upasampajja viharati, ayaṃ chaṭṭho vimokkho.
  7. Sabbaso ākiñcaññāyatanaṃ samatikkamma ‘nevasaññānāsaññā’yatanaṃ upasampajja viharati, ayaṃ sattamo vimokkho.
  8. Sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṃ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṃ upasampajja viharati, ayaṃ aṭṭhamo vimokkho.

Ime kho, ānanda, aṭṭha vimokkhā.


Chánh Kiến | | Ba Câu Niệm

Bói Kinh | | Về Nguồn

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com