Nhớ Sư Trưởng

sách || bài giảng || suy gẫm || thơ văn
giaolykalama.com || kalama.center || giacnguyen.com
 

Nhớ Sư Trưởng

Thầy còn, thầy dắt con đi
Thầy đi, con biết tìm về với ai
Ngõ chiều hoa rụng, nắng phai
Ngày xuân chốn cũ tìm thầy ở đâu...

? →



Có người thắc mắc sao chúng tôi nay đã già, một tu sĩ lớn tuổi, lại có thể bi lụy yếu đuối khi có một bài thơ nhớ thương sư phụ kiểu đó. Xin thưa rằng vấn đề nằm ở chỗ mình hiểu bài thơ đó thế nào.

-Hai cầu đầu nên hiểu thế này: Thầy ở đây là giáo pháp. Trong đầu còn nhớ giáo pháp thì còn thầy, quên giáo pháp thì hành giả nào cũng phải bơ vơ.

-Hai câu cuối: Ngõ chiều hoa rụng nắng phai là bản chất và diện mạo vô thường của đời sống. Khi anh cứ quay về với những hoài niệm tưởng tiếc (chốn cũ) và còn dán lên đó cái nhãn hiệu đẹp đẽ (ngày xuân) thì anh đã từ chối thực tại, cũng là lìa bỏ giáo pháp. Cái gọi là thầy lúc này đã bỏ anh mà đi, anh đã là một học trò mồ côi. Mà điều trớ trêu là người thầy của anh thực ra đang ở cạnh anh, chính là cái ngõ chiều hoa rụng nắng phai ấy. Anh không chịu nhìn thấy thì thầy anh không thể xuất hiện !

Đọc xong mấy dòng giải thích này, đọc lại bài thơ ta sẽ thấy tình hình khác hẳn.

Có thể thậm ngôn rằng tất cả bài thơ có vẻ tục lụy của chúng tôi đều có ẩn ý kiểu vậy và đó cũng là lý do ra đời của cuốn Đò Xuôi Sơn Hạ, một lời đề nghị độc giả tìm ra một cách đọc khác đối với mọi thứ chữ nghĩa ở đời. Mong thay !

Toại Khanh


Tiếu Ngạo Giang Hồ | | Nguyện

Lokantarika | | Niệm Giới

English





zoom || tk || youtube || facebook || bài giảng || suy gẫm || hỏi & đáp
kalama || hình ảnh || sách || english

© www.toaikhanh.com